Chàm ở môi hay còn có tên gọi khác là viêm da môi. Đây là tình trạng ngày càng phổ biến với những triệu chứng khô môi nứt nẻ, đau rát. Chàm ở môi dễ bị nhầm với khô môi do thời tiết vì có những triệu chứng khá giống. Trong bài viết hôm nay, hanhphucgiadinh.vn xin được gửi đến những thông tin chi tiết về chàm môi, nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả. Bạn đừng bỏ qua thông tin này nhé!
Mục lục
Thông tin về chàm ở môi
Chàm môi có thể hiểu là tình trạng xuất hiện các viêm nhiễm, đau rát ngứa ngáy tại vùng da môi. Bệnh có biểu hiện đặc trưng nhất là xuất hiện ban đỏ bất thường, có mụn nước nhỏ trên môi, mụn tự vỡ và chảy dịch sau đó đóng vảy và bong tróc, xuất hiện đau rát và ngứa. Các chuyên gia chỉ ra tình trạng này xuất hiện là do sự kết hợp cả cả yếu tố nội và ngoại sinh.
Tương tự chàm tại các vị trí khác trên cơ thể, chàm ở môi cũng có có phát triển theo từng giai đoạn, khởi phát, phát triển và thuyên giảm. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng chàm ở môi có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần dai dẳng nên gây không ít khó chịu. Mặt khác, chàm ở môi nằm ở vị trí dễ thấy trên gương mặt nên ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh trong công việc và cuộc sống!
Chàm môi có các thể nào?
Theo các chuyên gia da liễu, bạn có thể bị chàm ở môi ở 3 thể thường gặp sau đây:
- Chàm môi tiếp xúc kích ứng: Trường hợp này xảy ra khi môi bị kích ứng khi tiếp xúc với các chất mỹ phẩm, sự thay đổi của thời tiết, ánh nắng mặt trời.. Đây hầu hết là những yếu tố khiến vùng da môi mất nước, suy giảm đề kháng tạo điều kiện khiến chàm môi khởi phát.
- Viêm môi tiếp xúc dị ứng: Khởi phát do kích ứng của môi với các yếu tố mỹ phẩm, thuốc, kem đánh răng…
- Chàm môi bong vảy: Đây là thể chàm môi thường gặp nhất. Nó có đặc trưng là môi bong nhiều và có xu hướng tái đi tái lại. Thường rất khó phát hiện nguyên nhân của thể chàm môi này.
Nguyên nhân gây bệnh
Như đã đề cập ở phía trên thì chàm môi có thể khởi phát do cả nguyên nhân ngoại sinh và nội sinh. Trong nội dung chia sẻ tiếp theo, hạnh phúc gia đình xin được thống kê chi tiết về những nguyên nhân này:
Tâm lý căng thẳng là một trong những yếu tố cho chàm môi khởi phát
Nguyên nhân nội sinh
- Do di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân chiếm một tỉ lên tương đối cao. Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em bị chàm môi thì chắc chắn khả năng cao bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
- Do rối loạn nồng độ hormone: Nội tiết tố thay đổi nhanh chóng trong giai đoạn dậy thì, sau sinh và mãn kinh có thể là nguyên nhân gây ra chàm môi với các biểu hiện khô môi, bong tróc..
- Stress: Tưởng chừng không liên quan nhưng stress, căng thẳng cũng được xét vào những yếu gây ra chàm môi. Lý do là khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng sẽ khó khăn trong việc tổng hợp các chất như sắt, kẽm, các vitamin nhóm B nên gây khô môi, chàm môi xuất hiện.
- Do nhiễm trùng hô hấp: Bạn có thể bị chàm môi nếu như gặp bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, cúm….
Nguyên nhân ngoại sinh
Dị ứng son môi cũng là một trong những nguyên nhân gây chàm ở môi
Có rất nhiều yếu tố ngoại sinh có thể gây chàm môi, bạn nên lưu ý một vài yếu tố chính dưới đây:
- Dị ứng các loại mỹ phẩm, son môi, son dưỡng, bị chàm môi sau khi xăm.
- Do thói quen liếm môi.
- Dị ứng hương liệu từ xà phòng, hóa chất tẩy rửa, dầu gội đầu, sữa tắm, nước hoa…
- Dị ứng với một số loại vải, dụng cụ
- Dị ứng thực phẩm như một số loại hải sản cũng khiến chàm môi khởi phát
- Do các tổn thương xung quanh môi nên tạo điều kiện cho chàm hình thành và phát triển
- Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng ẩm chuyển sang lạnh khô, nếu có một cơ địa nhạy cảm bạn có thể bị chàm môi thay vì nứt nẻ thông thường.
Đây là tất cả nguyên nhân gây chàm ở môi. Căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến người bệnh gặp không ít khó chịu, bất tiện trong cuộc sống. Chàm môi không dễ nhận biết, thường bị nhầm lẫn với một số vấn đề da liễu trên môi. Ở mục tiếp theo chúng tôi sẽ nói rõ hơn về triệu chứng của chàm môi kèm những hình ảnh cụ thể, sinh động để bạn có thể dễ dàng nhận biết hơn nhé!
Dấu hiệu nhận biết chàm môi
Hình ảnh chàm môi gây khô da, sưng đỏ, chảy máu…
Chàm môi có thể có triệu chứng ở cả môi trên và môi dưới. Người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây để nhận biết một cách rõ ràng:
- Da môi có xu hướng đỏ, viêm khác hẳn màu môi bình thường.
- Ban đầu xuất hiện môi có cảm giác ngứa, châm chích nhẹ sau đó xuất hiện các đường nứt nẻ rõ nét, da môi bị khô lại và bong tróc thành những mảng lớn. Thời gian này môi bị sậm màu hơn, đau đớn khi nói chuyện hoặc ăn uống
- Giai đoạn sau đó môi bị ngứa và đau rát nhiều hơn, xung quanh vành môi có thể xuất hiện các mụn nước ban đỏ. Mụn nước dễ dàng bị vỡ và đóng thành vảy. Khu vực môi càng ngày càng khô càng bong tróc ăn sâu vào trong
- Nếu không điều trị kịp thời môi có thể bị lở loét lan rộng làm cho môi cứng đau khó giao tiếp…
Giải pháp điều trị chàm môi hiệu quả
Trước khi điều trị chàm môi bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám triệu chứng lâm sàng, tìm hiểu các yếu tố di truyền trong gia đình và sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị. Nếu được thăm khám và điều trị kịp thời, chàm môi không phải vấn đề quá để quan ngại. Thông thường các phương pháp được đưa ra bao gồm:
Thường xuyên dưỡng ẩm môi
Chàm môi thường có xu hướng bùng phát và nghiêm trọng hơn nếu môi bị khô, nứt nẻ và thiếu nước vì khi đó môi dễ bị suy giảm đề kháng. Dưỡng ẩm là phương pháp chuyên gia đưa ra để cấp nước, làm mềm, mịn vùng da môi, từ đó cũng giúp cải thiện hàng rào bảo vệ da môi, giảm nguy cơ dị ứng dáng kể.
Dưỡng ẩm môi thường xuyên
Nên lựa chọn các sản phẩm chứa dầu khoáng và nước tự nhiên, không nên dùng các dòng dưỡng môi mà chứa nhiều thành phần hóa học vì dễ gây kích ứng trên da. Một số sản phẩm bạn có thể sử dụng dể dưỡng ẩm môi như: Vaseline, Bioderma, Roche – Posay Vitamin B5… được các bác sĩ chỉ định có thể sử dụng an toàn.
Điều trị bằng thuốc bôi, thuốc uống
Dùng thuốc nếu chàm môi tiến triển nặng nề
Trong trường hợp viêm ngứa, dữ dội, việc dưỡng ẩm không mang lại hiệu quả, lúc này bạn cần thêm một vài thuốc dạng uống, dạng bôi từ bác sĩ chuyên khoa. Thông thường các loại thuốc được sử dụng là:
- Corticoid dạng bôi: Đây là thuốc có công dụng chống viêm và chống dị ứng. Thuốc có thể bôi trực tiếp lên môi, có công dụng giảm triệu chứng chàm môi sau 2 tuần với điều kiện 2 lần/ngày. Tuy nhiên để sử dụng cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, không bôi quá lâu sẽ khiến làm mỏng da môi và làm giãn mao mạch.
- Thuốc kháng Histamine H1: thuốc có công dụng giảm dị ứng nhờ ức chế chất trung gian histamine, khắc phục triệu chứng ngứa, nóng rát vùng da môi.
- Thuốc kháng sinh, kháng nấm: Nếu được xác định chàm da môi do vi khuẩn, nấm sẽ được bác sĩ kê đơn chỉ định các loại thuốc này.
- Thuốc ức chế Calcineurin: Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự corticoid nhưng lại có ưu điểm là hầu như không gây mỏng da hay giãn mao mạch.
Thảo dược thiên nhiên
Da môi rất nhạy cảm và mỏng nên cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc bôi ngoài da. Nếu tổn thương da ở mức độ nhẹ, việc dưỡng ẩm và sử dụng một số loại thảo mộc tự nhiên có thể giúp giảm các triệu chứng.
Dầu dừa giúp làm dịu da và giảm bong tróc
Những cách trị chàm môi dưới đây không chỉ giúp tăng độ ẩm cho da môi mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới nhanh chóng.
Các biện pháp tự nhiên tại nhà có thể giúp điều trị bệnh chàm môi bao gồm:
- Dầu dừa: Dầu dừa chứa hàm lượng axit béo cao giúp làm dịu da và giảm bong tróc da. Đồng thời, nó củng cố hàng rào bảo vệ da và bảo vệ môi khỏi các chất độc hại. Ngoài ra, axit lauric trong dầu dừa còn ức chế tụ cầu và nấm candida, do đó giảm nguy cơ tái nhiễm.
- Nha đam: Gel nha đam có đặc tính dưỡng ẩm và làm dịu da. Vì vậy, tất cả những gì bạn cần làm là thoa một chút gel lô hội lên vùng da môi, để trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước để cải thiện các triệu chứng chàm môi.
- Sử dụng bơ: Bơ chứa nhiều loại axit amin, vitamin E và omega 3 giúp làm mềm và giảm bong tróc. Để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể nghiền nát một ít thịt quả bơ và đắp lên môi. Để trên da môi khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch với nước.
- Dùng lá trầu không: Các thành phần sát khuẩn, chống viêm nhiễm trong lá trầu cũng được cho là có tác dụng đối phó tốt với các triệu chứng của bệnh chàm môi và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Bạn cần chuẩn bị một ít lá trầu không, rửa sạch với nước, tán nhuyễn và lọc lấy tinh dầu. Nhúng tăm bông vào dầu, thoa lên môi nhiều lần và rửa sạch sau 30 phút để giảm các triệu chứng.
Dùng tinh dầu bơ dưỡng ẩm cho môi