Chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa, viêm da dị ứng là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Nguy hiểm hơn, chàm có thể tiến triển trở thành CHÀM BỘI NHIỄM. Vậy thì chàm bội nhiễm là gì? Đặc điểm nhận biết của nó như thế nào? Bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo tại bài viết chi tiết này nhé!
Mục lục
Chàm bội nhiễm là gì?
Chàm bội nhiễm hay còn có tên gọi là (Eczema Herpeticum) là một dạng tiến triển nặng của bệnh chàm thông thường. Khác với giai đoạn đầu, ở giai đoạn tiến triển thành bội nhiễm thì bệnh có thể lây qua đường tiếp xúc vật lý.
Chàm bội nhiễm là gì?
Chàm bội nhiễm có thể khởi phát từ các bệnh da liễu như chàm thể tạng, viêm da cơ địa, viêm da kích ứng… Chàm bội nhiễm được đánh giá có mức độ nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lây lan trên phạm vi rộng.
Bệnh có lây không?
Theo một vài nghiên cứu thì nguyên nhân chủ yếu gây chàm là do sức đề kháng suy giảm và do các yếu tố thời tiết, ô nhiễm môi trường, dị ứng mỹ phẩm, hóa chất. Không có sự hiện diện của virus gây bệnh nên hoàn toàn không thể lây nhiễm cho người khác kể cả tiếp xúc trực tiếp.
Nhưng đó là chàm thông thường, còn chàm bội nhiễm thì có khởi phát do nguyên nhân vi khuẩn, virus nên có khả năng lây nhiễm cao. Khi xuất hiện trên da nó có thể lây nhiễm cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các đồ vật hàng ngày.
Không chỉ là tổn thương thông thường trên da mà chàm bội nhiễm còn có xu hướng sẽ lan rộng nhanh chóng. Vì thế, khi có dấu hiệu bị chàm bội nhiễm người bệnh cần tránh tiếp xúc với người khỏe mạnh nhất là trẻ nhỏ để ngăn ngừa bùng phát chàm bội nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết chàm bội nhiễm
Nếu như các loại chàm thông thường chỉ gây ra những tổn thương nhẹ trên da như ban hồng, mụn nước chảy dịch sau đó là khô ráp, bong tróc thì chàm bội nhiễm có những triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Một số triệu chứng của chàm bội nhiễm bạn cần nhận biết sớm gồm:
- Có nhiều mụn nước xuất hiện trên da, bên trong chứ dịch trong suốt, kích thước đều từ 2 đến 4mm.
- Mụn nước của chàm bội nhiễm có thể mọc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Mụn rất dễ vỡ, có thể vỡ ngay khi tác động nhẹ.
- Không chỉ có cảm giác ngứa mà còn kèm theo đó là nóng rát khó chịu
- Nhiều trường hợp mụn nước còn bị thâm đen, hoặc đỏ đậm.
- Tổn thương có thể lan rộng ra nhiều khu vực khác.
- Triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 6 tuần có thể để lại sẹo thâm.
- Sau đợt bùng phát đầu tiên phải mất thêm 7 đến 10 ngyaf tốn thương mới có thể khởi phát trên 1 vùng da khác.
Dấu hiệu chàm bội nhiễm
Ngoài những triệu chứng tại chỗ, chàm bội nhiễm còn đồng thời kích hoạt một vài triệu chứng thực thể như ớn lạnh, cơ thể sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, sưng vùng hạch bạch huyết
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm có cơ chế hình thành là do sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn, virus vào vùng da đã tổn thương do chàm thông thường trước đó. Cụ thể, một vài yếu tố được xếp vào nhóm nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
- Do người bệnh chủ quan, không chăm sóc hoặc chăm sóc không kỹ lưỡng.
- Do cào gãi, chà xát lên vùng tổn thương.
- Do vệ sinh da kém.
- Do dị ứng hóa chất từ những sản phẩm mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm.
- Lạm dụng sử dụng thuốc bôi có chứa Corticoid.
Biến chứng nguy hiểm của chàm bội nhiễm
Khác với bệnh chàm thông thường, chàm bội nhiễm sẽ có triệu chứng và những biến chứng nặng nề hơn rất nhiều. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất phải kể đến là nhiễm trùng da, hoại tử da, nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Dưới đây, hạnh phúc gia đình xin được gửi đến tất cả những biến chứng nguy hiểm đó để bạn có hình dung và để tâm để hạn chế những biến chứng này:
- Ảnh hưởng đến thị lực: Theo thống kê thì chàm bội nhiễm có xu hướng bùng phát nhiều hơn hẳn ở vùng đầu, cổ và mặt. Trong quá trình lan rộng, chàm bội nhiễm có thể xâm nhập bên trong giác mạc gây nhiễm trùng. Việc này gây suy giảm thị lực thậm chí là mù lòa.
- Da bị lở loét nặng nề: Vi khuẩn có thể tấn công vào da và gây sưng, phủ mủ. Nếu không được cải thiện vi khuẩn có thể gây lở loét, tổn thương nặng nề. Nếu được điều trị cũng có thể để lại sẹo thâm vĩnh viên gây mất thẩm mỹ.
- Gây nhiễm trùng máu: Đây được coi là biến chứng nghiêm trọng nhất, có thể gián tiếp gây ra hàng loạt biến chứng khác. Nếu vi khuẩn tấn công qua da, đi sâu vào các mô, qua hệ thống tuần hoàn máu có thể gây nhiễm khuẩn máu. Không điều trị sớm, nhiễm trùng máu chắc chắn sẽ gây suy giảm chức năng hô hấp, suy tim, viêm màng não, thậm chí là tử vong….
Ngoài các biến chứng đề cập trên đây, chàm bội nhiễm còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình nếu bùng phát ở những vị trí dễ thấy. Điều này cũng làm giảm sự tự tin, hiệu suất làm việc, học tập, chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà suy giảm.
Cách điều trị chuẩn y khoa
Sử dụng thuốc
Uống thuốc theo chỉ định là giải pháp được cho là đặc hiệu trị bệnh chàm bội nhiễm. Tùy vào từng mức độ tổn thương của chàm bội nhiễm mà các bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc điều trị phù hợp. Các loại thuốc đó bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ cần kê đơn thuốc kháng sinh nếu trường hợp chàm bội nhiễm xuất hiện do nguyên nhân vi khuẩn (cụ thể là khuẩn tụ cầu vàng). Thông thường thuốc kháng sinh bác sĩ kê thông qua dạng đường uống và Beta-lactam được sử dụng phổ biến nhất!
- Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus được sử dụng trong trường hợp vị trí chàm bội nhiễm bị nhiễm trùng mà nguyên nhân là do virus gây ra. Thuốc được chỉ định sử dụng trong 72h khi có tổn thương trên da. Thuốc có thể ức chế virus nhóm thường gặp như virus Herpes simplex 1, Epstein Barr, Varicella zster. Đặc biệt lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này vì có thể ảnh hưởng đến gan, thận.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Chàm bội nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng đến da mà còn kèm các triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Một số loại thuốc giảm đau hạ sốt có thể sử dụng là Panacetamol hoặc NSAID.
- Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này giúp giảm bớt triệu chứng và sự lan rộng của chàm bội nhiễm trên diện rộng. Một số loại thuốc được dùng phổ biến như: Diphenydramin, Cetirizin, Loratadin, Cetirizin…
Sử dụng thuốc trị chàm bội nhiễm
Mỗi loại thuốc uống đều có công dụng và cơ chế tác động riêng nên trong quá trình điều trị cần hết sức cẩn trọng. Một vài lưu ý bạn cần nắm được trong khi điều trị chàm bội nhiễm bằng các loại thuốc kể trên:
- Tuần thủ đúng liều lượng mà bác sĩ kê theo đơn thuốc.
- Chỉ động báo cáo với bác sĩ khi có bất kỳ vấn đề khác thường nào xảy ra.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Chữa chàm bội nhiễm tại nhà
Song song với việc tuân thủ sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, bạn cần kiểm soát chàm bội nhiễm bằng cách chăm sóc đúng hướng tại nhà dưới đây:
- TUYỆT ĐỐI không gãi, cào, chà xát lên vùng da bị chàm bội nhiễm. Không chỉ khiến da bị chảy máu mà thói quen này còn gia tăng nguy cơ bị chàm bội nhiễm, khiến vết thương nhiễm trùng, lan ra rộng hơn.
- Trong trường hợp có tổn thương nên mặc quần áo rộng rãi cùng các chất liệu mềm mại thấm hút tốt như vải lanh, cotton để hạn chế ma sát và tranh gây bít tắc khiến tổn thương lâu lành hơn.
- Trong thời gian có tổn thương bạn nên tuyệt đối tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, lông động vật, dung môi công nghiệp thâm chí là bụi phấn hoa… bởi nó có thể gây phản ứng dị ứng làm tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ quần áo. Luôn giữ cho môi trường xung quanh thoáng mát và sạch sẽ
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, ưu tiên các thực phẩm có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, gia vị, đồ ăn nhanh.
- Nghỉ ngơi hợp lí: Ngủ đủ 8 tiếng một ngày, không làm việc quá sức và tránh căng thẳng, mệt mỏi.
Tránh việc cào gãi vào vết thương
Lưu ý: Trong bài chúng tôi không hề đưa ra các biện pháp chữa mẹo từ dân gian bởi biện pháp này chỉ phù hợp với chàm thông thường. Còn chàm bội nhiễm phức tạp hơn nên bắt buộc cần can thiệp y khoa. Bởi thực tế các biện pháp dân gian không rõ cơ chế tác đụng có thể khiến da nghiêm trọng lan rộng hơn, khi đó rất khó khắc phục.