Bệnh chàm có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Trong bài chia sẻ kỳ trước chúng tôi đã gửi đến cách để đối phó với chàm trên da mặt. Còn trong bài viết hôm nay, mời bạn đọc theo dõi tất cả các thông tin về chàm da chân. Sẽ có nhiều bất ngờ dành cho bạn đấy!
☛ Tham khảo trước: Chàm da mặt là gì? Cách chữa mau khỏi, đẹp da!
Mục lục
Chàm da chân là như thế nào?
Chàm nói chung hay còn gọi là bệnh Eczema, là một bệnh ngoài da tương đối phổ biến hiện nay. Bệnh có những biểu hiện đặc trưng như nhứa ngáy, có mụn nước xếp thành từng mảng. Đốm mụn không rõ ràng về ranh giới, có thể vỡ gây chảy dịch và đóng vảy, khô ráp, nứt nẻ. Chàm có thể khởi phát tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và có thể ở khu vực da chân. Tại da chân, da tay nó sẽ có tên gọi khác là chàm tổ đỉa, tên khoa học là Dyshidrotic eczema hoặc Pompholyx.
Chàm da chân tương đối lành tính, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bênh. Tuy nhiên, vì nằm ở vị trí chân thường xuyên tiếp xúc với môi trường, giày dép và dễ tiếp xúc với dị nguyên nên có thể khiến bệnh tồn tại dai dẳng, dễ tái phát hơn bao giờ hết.
Nguyên nhân gây chàm ở chân
Chàm da chân có thể khởi phát do yếu tố di truyền
Hiện nay, chàm da chân chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, dựa vào những triệu chứng, hình dạng vết chàm cùng với nhiều cuộc nghiên cứu. Chuyên gia chỉ ra rằng chàm ở chân có thể bị khởi phát do các yếu tố dưới đây:
- Yếu tố di truyền: Thực tế, nếu như người bệnh có thể có nguy cơ bị chàm ở chân cao hơn nếu có người nhà là bố hoặc mẹ đã từng mắc các bệnh về da. Theo thống kê thì có khoảng 60% con cái sẽ bị chàm nếu bố hoặc mẹ có bệnh. Con số sẽ tăng lên 80% nếu cả bố và mẹ đều bị
- Tiếp xúc với dị nguyên: Vùng da chân dễ tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như hóa chất, xà phòng, kim loại, dung môi công nghiệp, cao su… Hầu hết những người làm trong môi trường độc hại như vậy sẽ có nguy cơ bị chàm da chân cao hơn người bình thường.
- Do cơ địa từng người: Cơ địa của mỗi người là khác nhau và yếu tố cơ địa cũng là nguyên nhân có thể khiến bạn bị chàm da chân.
- Do yếu tố bệnh lý: Người bệnh có thể mắc chàm da chân với tỉ lệ cao hơn khi đang mắc các bệnh lý như hen suyễn, dị ứng, viêm da cơ địa, bệnh gan, thận.
- Do nhiễm nấm: Có mật độ tiếp xúc cao đồng thời dễ ra mồ hôi chân nên vùng da này rất dễ nhiễm nấm. Nấm có thể kích hoạt tổn thương trên da làm tăng nguy cơ bùng phát chàm da chân.
- Do tổn thương cơ học: thói quen cào gãi quá mạnh sẽ khiến da chân tổn thương, trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập gây chàm da chân.
- Các nguyên nhân khác: Một số yếu tố khác cũng có thể khiến chân bạn bị chàm phải kể đến là vệ sinh chân chưa đúng cách, thời tiết thay đổi đột ngột, nội tiết rối loạn.
Dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu đặc trưng bạn có thể nhận biết chàm da chân phải kể đến:
- Vùng da xuất hiện các mảng da màu đỏ, cụ thể là vùng da chân. Ngoài ra, còn có triệu chứng hơi sưng, phù nề, có thể thấy rõ ràng các ranh giới so với các vùng da xung quanh.
- Có xuất hiện mụn nước li ti, mọc san sát nhau.
- Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, đau rát nhẹ tại vị trí chàm.
- Mụn nước tự vỡ và khô lại thành các vảy dày trên khu vực da chân.
- Sau một thời gian lớp vảy ra bong ra và để lại lớp da mới sẫm màu hơn trên da. Lúc này các triệu chứng ngứa ngáy sẽ âm ỉ và kéo dài trên da chân.
- Dù được tái tạo lớp da mới nhưng da non mọc lên không đều, rất vụn và nứt vỡ, bong tróc hết lớp này đến lớp khác
- Bề mặt da lại quay về trạng thái sần sui khô ráp, xuất hiện thêm các vết nứt ngày càng nhiều trên da.
- Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện dai gẳng và dữ dội hơn ban đầu
- Nếu chàm ở gần vị trí móng chân nó có thể ăn mòn vào trong và gây hư hại cho móng.
Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện dai gẳng và dữ dội hơn ban đầu
Biến chứng nguy hiểm khi bị chàm da chân
Mặc dù được đánh giá không gây nguy hại đến tính mạng nhưng chàm da chân cũng gây ra không ít biến chứng nguy hại đến cuộc sống người bênh nếu không được phát hiện kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm phải kể đến như:
Lichen hóa: Đây được cho là biểu hiện cuối cùng khi bị mắc bênh. Làn da lúc này có những đốm thâm mốc vĩnh viễn, nứt nẻ xâu kèm theo ngứa ngáy đau rát dữ dội. Điều này ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mang tâm lý tự ti, nhất là chị em phụ nữ.
Bội nhiễm: Chàm da chân có thể gây bội nhiễm tại chân nếu bạn không kiểm soát được cơn ngứa ngáy. Đa phần bội nhiễm sẽ xảy ra khi gãi trầy xước vết thương, khiến vi khuẩn, nấm men xâm nhập.
Biến dạng móng: Nếu chàm lan đến vị trí móng có thể ăn mòn, phá vỡ kết cấu móng làm móng chân bị biến dạng…
Cách khác phục cho người bị chàm ở chân
Cho đến ngày nay thì chưa có một công bố chính thức nào về việc điều trị dứt điểm chàm ở chân. Các phương pháp được thực hiện ngày nay chủ yếu kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa nó lan rộng đến các vùng da khác. Dưới đây là tất cả các biện pháp cải thiện chàm da chân bạn có thể áp dụng:
Thuốc uống kết hợp thuốc bôi trị chàm ở chân
Đây là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bác sĩ khi điều trị chàm ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Thuốc uống và thuốc bôi sẽ tác động từ trong ra ngoài để kiếm soát triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương lan rộng, tránh bội nhiễm.
Thuốc sử dụng chia thành 2 nhóm là thuốc uống trực tiếp và thuốc bôi. Tùy vào từng mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nhóm thuốc tương ứng. Cụ thể nếu chàm da chân mức độ nhẹ có thể sử dụng thuốc bôi kết hợp vệ sinh vùng da chân sạch sẽ. Nhưng nếu đã có dấu hiệu bội nhiễm, lichen hóa thì cần kết hợp sử dụng cả thuốc uống để hiệu quả tối ưu nhất.
Cải thiện chàm da chân băng thuốc uống và thuốc bôi
Các loại thuốc bôi, thuốc uống các bác sĩ có thể kê đơn trong trường hợp bị chàm da chân như:
- Thuốc bôi corticoid: đây là thuốc không chỉ được chỉ định cho chàm da chân mà còn được ứng dụng phổ biến để trị chàm da nói chung. Thuốc bôi có công dụng chính là giảm viêm, ức chế miễn dịch, kháng dị ứng tại vùng da tổn thương. Thuốc dễ ngấm vào da và cũng mang lại công dụng rất nhanh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc, nhiều người có quan niệm bôi càng nhiều càng nhanh khỏi. điều này không đúng, bạn có thể bị dị ứng, gặp những tác dụng phụ nếu lạm dụng nó.
- Thuốc kháng nấm: Do là vị trí tiếp xúc với môi trường nhiều nên bạn có thể bị nhiễm một số loại nấm từ môi trường, từ dép giày ẩm mốc. Thuốc kháng nấm sẽ giúp giải quyết tình trạng này.
- Thuốc kháng Histamine H1: Triệu chứng ngứa sẽ xuất hiện ở chân trong suốt thời gian bị bệnh. Thuốc kháng Histamine H1 sẽ được kê đơn để kiểm soát tình trạng ngáy này.
- Ngoài ra, các bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc khác như corticoid dạng uống, thuốc kháng sinh, thuốc chứa axit salicylic, thuốc tím….
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
Bên cạnh thuốc uống và thuốc bôi thì chàm ở chân còn có thể cải thiện nhờ vào các biện pháp tự nhiên hỗ trợ. Các biện pháp từ nguyên liệu thiên nhiên có tính an toàn cao và cũng giảm triệu chứng da khô ráp nứt nẻ, từ đó cũng giảm rõ rệt tình trạng ngứa ngáy.
Gel nha đam là một biện pháp cải thiện chàm ở chân
Dưới đây là một số nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị chàm da chân hiệu quả:
- Gel nha đam: Trong gel nha đam có chứa hơn 80% nước, ngoài ra còn có acid amin, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa dồi dào. Các thành phần này có tác dụng làm ẩm da, giảm ngứa ngáy, chúng có tác động rất tốt đến làn da bị chàm.
- Dầu dừa: Do dầu dừa chừa làm lượng lớn acid lauric nổi bật với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh. Nhờ đó mà tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây bệnh và giúp da phục hồi hiệu quả.
- Là trầu không: Trong 100g lá trầu không có tới 2.5% tinh dầu. Lượng tinh dầu này có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động của các vi khuẩn. Chính vì vậy, lá trầu không cũng được tận dụng trong việc chữa bệnh chàm ở chân.
Biện pháp điều trị tại nhà
Ngâm chân giúp loại bỏ vi khuẩn, làm mềm vùng da bị chàm
Bạn có thể áp dụng các biện pháp bằng cách chăm sóc tại nhà bằng các phương pháp sau:
- Bảo vệ da: Chàm da chân có xu hướng nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với các chất kích ứng và tác nhân độc hại. Vì vậy, việc bạn cần thực hiện là bảo vệ da, tránh tiếp xúc với xà phòng và các hóa chất có độ kích ứng cao. Nếu cần thiết có thể mang tất, vớ để che chắn bụi và ánh nắng mặt trời.
- Ngâm chân: Lòng bàn chân có thể bị nứt và chảy máu do mất nước. Để cải thiện tình trạng này bạn nên ngâm châm với nước ấm trong khoảng 5 – 10 phút.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng, stress là tác nhân khiến các triệu chứng của chàm bùng phát. Vì vậy bạn cần điều chỉnh cảm xúc, giải phóng những suy nghĩ tiêu cực, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh căng thẳng quá mức.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ với các triệu chứng của bệnh chàm chân. Việc thu nạp những thực phẩm không thích hợp có thể kích thích phản ứng viêm và làm trầm trọng triệu chứng trên da.