Bạn có thể bị chàm da mặt do rối loạn nội tiết, thay đổi thời tiết đột ngột hay thậm chí là sau khi dị ứng mỹ phẩm. Không giống nhu chàm trên những vị trí khác trên cơ thể. Chàm da mặt xuất hiện không chỉ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Vậy chàm da mặt là gì? làm sao để cải thiện, đẹp da. Cùng Hạnh Phúc Gia Đình tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây nhé!
Mục lục
Hiểu về chàm da mặt
Chàm hay còn gọi là eczema, đây là một dạng tổn thương trên da mặt mãn tính gây ra tình trạng đỏ da, phù nề da, bong tróc, khô ráp và ngứa ngáy khó chịu. Chàm có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như đầu, mặt, cổ, trên ngực, lưng, chân tay…
Chàm da mặt thường xảy ra với trẻ nhiều hơn
Tại vị trí trên mặt xuất hiện chàm sẽ có cảm giác ngứa ngáy, bong vảy, vùng da bị hồng đỏ hơn bình thường. Nếu gãi quá mạnh có thể khiến vùng da tổn thương, lớp sừng sẽ dày và tối hơn, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng da. Không chỉ khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu mà chàm da mặt còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin, chất lượng cuộc sống cũng từ đó mà suy giảm.
Phân loại các lại chàm da mặt
Thông thường các loại chàm có thể xuất hiện trên mặt bạn sẽ bao gồm viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc và viêm da tiết bã. Cụ thể từng loại bệnh như sau:
- Viêm da dị ứng: Loại chàm này xuất hiện phổ biến nhất trên má và cằm, mà đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Cũng có nhiều trường hợp viêm da dị ứng sẽ xuất hiện khu vực bọng mắt, mí mắt hoặc quanh môi. Đó là thống kê phổ biến, còn thực tế ghi nhận nó có thể xuất hiện trên tất cả các vị trí trên cơ thể.
- Viêm da tiếp xúc: loại chàm này chủ yếu nằm vùng quanh mắt, chân tóc, các khu vực trực tiếp tiếp xúc với nước hoa, trang sức hay thậm chí là qua khẩu trang đeo trên mặt. Ngoài khu vực da mặt thì loại chàm này còn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
- Viêm da tiết bã: Cũng được coi là chàm da mặt nhưng thường xảy ra ở vị chí có chân lông như quanh lông mày, quanh mang tai, 2 bên mũi.
Dấu hiệu nhận biết khi bị chàm da mặt
Triệu chứng của chàm da mặt là những đốm đỏ khác biệt với vùng da bình thường
Mặc dù có nhiều loại chàm xuất hiện trên gương mặt nhưng xét về triệu chứng, dấu hiệu nhận biết thì nó vẫn có những điểm chung tương đồng với nhau. Cụ thể:
- Xuất hiện các đám tổn thương màu đỏ trên mặt (thường là giai đoạn đầu). Có hoặc không có ranh giới rõ ràng. Có vết chàm sẽ nổi cộm nhưng có vết sẽ vẫn nằm trên mặt phẳng da và chỉ có đốm tổn thương màu đỏ.
- Da mắt cũng xuất hiện tổn thương khiến cho mí mắt bị viêm, sưng.
- Có xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, nông, dễ vỡ
- Vùng bị chàm thường có dịch kéo dài nhiều ngày đến vài tuần
- Sau chảy dịch sẽ đóng thành vảy, hình thành lớp da non bên dưới
- Sau thời gian vết chàm sẽ có hiện tượng nhiễm thâm, sạm màu, dày sừng, thô ráp.
- Da mặt có thể nứt nẻ, chảy máu
- Phổ biến nhất là tình trạng ngứa ngáy dai dẳng một thời gian dài
Nguyên nhân gây bệnh
Khởi phát chàm da mặt là hàng loạt các cơ chế phức tạp. Theo các bác sĩ, không thể chắc chắn nguyên nhân chính xác gây chàm da mặt, bạn có thể xác định nó dựa vào một vài yếu tố sau đây:
- Yếu tố di truyền: Dưới góc nhìn, nghiên cứu khoa học thì bạn hoàn toàn có thể bị viêm da cơ địa nếu như thành viên trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh.
- Mối liên hệ giữa hen suyễn, dị ứng: Nếu bạn bị hen suyễn, dị ứng thì tỉ lệ bị chàm da mặt sẽ cao hơn những người không có tiền sử bệnh.
- Độ tuổi: Chàm da mặt sẽ xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn. Đa số trẻ đều có xu hướng tự chữa lành, thuyên giảm khi trẻ lớn dần. Tuy nhiên, ở một số người nếu không được điều trị thì chàm có thể sẽ tiếp diễn cho đến tuổi trưởng thành.
- Do hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch có chức năng quan trọng trong cơ chế khởi phát bệnh chàm và các bệnh da liễu mãn tính. Nên nếu miễn dịch suy giảm, các bệnh lý về chàm, viêm da có thể phát triển mạnh và rất khó kiểm soát hoàn toàn.
- Do nhạy cảm của da mặt: Da mặt quá mỏng hoặc nhạy cảm cũng dễ gặp các kích ứng từ tác động của môi trường dẫn đến khởi phát bệnh chàm.
Dị ứng mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân gây chàm da mặt
Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, chàm da mặt còn có thể khởi phát do:
- Tiếp xúc dị nguyên: Dị nguyên có thể là những vật liệu hóa chất tiếp xúc hàng ngày như dầu gội, xà phòng, nước tẩy rửa, nước hoa hoặc các chất gây dị ứng như nấm mốc, lông thú cưng…
- Rối loạn nội tiết: Nội tiết tố bất ổn làm tăng mức độ nhạy cảm của da, tạo điều kiện cho dị nguyên xâm nhập và kích thích hoạt động miễn dịch dị ứng.
- Dị ứng mỹ phẩm: nếu sử dụng các loại mỹ phẩm chứa thành phần dễ kích ứng, da có thể bị viêm đỏ, tổn thương và ngứa ngáy.
- Dị ứng với thực phẩm: Thực phẩm kích hoạt phổ biến bao gồm các loại hạt, động vật có vỏ, sữa hoặc trứng.
- Do bị căng thẳng: Các vấn đề về thần kinh như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm và căng thẳng cũng có vai trò quan trọng trong cơ chế khởi phát bệnh chàm eczema.
Mách cách chữa chàm da mặt nhanh khỏi
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Với các vết chàm trên da mặt, có thể áp dụng các biện pháp thiên nhiên để cải thiện tình những triệu chứng ngứa ngáy, khô ráp trên da, ngăn ngừa da hình thành sẹo thâm. Một số phương pháp từ thiên nhiên được cho là giúp kiểm soát chàm da mặt như:
Đắp mặt nạ nha đam, oliu
Nha đam là một trong những nguyên liệu có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, công dụng chính là giảm kích ứng, làm dịu da mặt, giảm tối đa tình trạng ngứa ngáy. Kết hợp với dầu oliu có thêm được khả năng phục hồi lớp màng lipid, ức chế phần lớn vi khuẩn trên vùng da mặt.
Sử dụng nha đam và dầu oliu
Có thể áp dụng biện pháp này như sau:
- Sơ chế nha đam, loại bỏ phần vỏ xanh,lấy phần gel
- Xay nhuyễn gel nha đam, trộn đều với 1/2 thìa dầu oliu
- Làm sạch da mặt, thoa hỗn hợp lên da và để trong khoảng 15p
- Rửa sạch lại với nước ấm
Sữa chua không đường và dâu
Phương pháp mặt nạ từ sữa chua không đường và dâu tây rất phù hợp với chàm da mặt có triệu chứng thâm sạm, ngứa ngáy nhưng ít bong tróc. Sữa chua không đường chứa axit lactic, loại bỏ tế bào chết nhẹ nhàng, ức chế các sắc tố menalin nguyên nhân gây vết thâm. Kết hợp cùng vitamin C giúp làm sáng đều màu da, mềm da, sáng da.
Hỗn hợp sữa chua, dâu tây
Cách thực hiện phương pháp này như sau:
- Dâu tây rửa sạch ngâm nước muối sau đó để ráo nước.
- Nghiền nát dâu dây sau đó trộn đều với 2 thìa sữa chua không đường
- Rửa sạch da mặt bằng nước ấm sau đó bôi hỗn hợp lên mặt và đế 15 phút.
- Rửa sạch lại cùng nước ấm.
Mặt nạ mật ong
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên rất được ưa chuộng, ứng dụng phổ biến trong quá trình chăm sóc da mặt. Ngoài công dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn, thúc đẩy làm lành vết thương thì mật ong còn được nghiên cứu cải thiện chàm trên da mặt một cách hiệu quả.
Sử dụng mặt nạ mật ong
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng 1 ít mật ong nguyên chất
- Thoa trực tiếp lên da mặt
- Massage nhẹ nhàng để tinh chất từ mật ong thẩm thấu vào tế bào da (nên tập trung massage ở vùng da bị chàm)
- Để mặt nạ trên da trong khoảng 15 phút và rửa lại với nước ấm
Chăm sóc da mặt đúng cách
Ngoài các nguyên liệu thiện nhiên, chàm cũng có thể được cải thiện khi bạn biết cách chăm sóc da mặt đúng. Không chỉ kiểm soát chàm da mặt mà biện pháp này còn giúp vùng da mặt đẹp hơn từng ngày. Sau đây là bí kíp:
- Luôn giữ da mặt sạch sẽ, nhất là vùng chữ T. Tẩy trang hàng ngày, rửa mặt thường xuyên bằng nước ấm, sữa rửa mặt dịu nhẹ. Bởi dùng sữa rửa mặt khô có thể khiến chàm nặng nề hơn.
- Chống nắng cho da mỗi khi ra đường, bôi lại sau 2 đến 3 tiếng tùy vào kem chống nắng
- Hạn chế trang điểm trong khi có chàm da mặt
- Dưỡng ẩm da mặt thường xuyên, đặc biệt là vùng da bị chàm
- Tránh cào, gãi lên da. nếu quá ngứa có thể dùng đá lạnh để chườm
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để da mặt cải thiện từ bên trong.