Sẹo lồi sau tổn thương là nỗi lo lắng của nhiều người. Để cải thiện, phục hồi sẹo lồi ngoài việc sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, các kỹ thuật công nghệ thì chế độ ăn cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong bài viết hôm nay, hanhphucgiadinh.vn xin bật mí đến bạn đọc chế độ ăn khoa học giúp vùng da có sẹo lồi được cải thiện và phục hồi.
Mục lục
Sẹo lồi và đặc điểm của nó
Sẹo lồi là kết quả của quá trình tăng sinh collagen quá mức cả về số lượng và trật tự trong chu trình tự chữa lành của vết thương của cơ thể. Bất kỳ một vết thương nào trên cơ thể đều có nguy cơ hình thành sẹo lồi nếu không được chăm sóc và xử lý từ khi nó còn là tổn thương.
Sẹo lồi thường sẽ có màu đỏ hồng hoặc màu tím, bề mặt nổi cộm và khác biệt hoàn toàn với vùng da xung quanh. Các phần mô, tế bào thừa của sẹo sẽ không mất đi hoàn toàn mà chỉ cải thiện được phần nào theo thời gian. Trong thời gian đầu hình thành, bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc đau tại vị trí có sẹo. Cảm giác này sẽ mất đi sau khi vết sẹo lành lại hoàn toàn.
Dinh dưỡng tác động thế nào tới quá trình tạo sẹo lồi?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì vết thương của bạn lành nhanh hay chậm và có tạo sẹo hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và chăm sóc. Đặc biệt là giai đoạn tạo mô hạt và tái tạo biểu bì để làm đầy vết thương. Sẹo lồi có thể hình thành trong thời gian này nếu bạn tiêu thụ những thực phẩm không phù hợp. Ngược lại, sẽ hạn chế tạo sẹo nếu bạn tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học và chăm sóc đúng cách.
Kể cả khi đã bị sẹo lồi thì chế độ ăn uống cũng giúp cải thiện hiệu quả đặc điểm của sẹo lồi về màu sắc, giảm độ phì đại của sẹo. Vậy thì chế độ ăn uống như nào được coi là hợp lý cho người bị sẹo lồi. Hạnh phúc gia đình xin được gửi đến thông qua đầu mục chia sẻ tiếp theo.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị sẹo lồi
Chẳng ai mong muốn mình gặp phải những vết sẹo lồi xấu xí, để cải thiện tình trạng sẹo và ngăn ngừa sẹo tiến triển xấu hơn, bạn cần một chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn những thực phẩm phù hợp và kiêng những thực phẩm có hại cho vết sẹo. Cụ thể:
Bổ sung vitamin C từ hoa quả, rau xanh
Các thực phẩm giàu vitamin C được góp mặt đầu tiên trong danh sách thực phẩm nên ăn cho người bị sẹo lồi. Vitamin C giúp kích thích sản sinh collagen và elastin một cách vừa phải, giúp làm liền tổn thương mà hạn chế để lại sẹo lồi. Ngoài ra, vitamin C còn giúp làm sáng đều màu da, hạn chế tổng hợp melanin gây ra các vết sẹo lồi thâm nâu không đều màu.
Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả
Hoa quả và các loại rau xanh là một trong những thực phẩm giàu vitamin C được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng bao gồm: Cam, chanh, quýt, bưởi, dâu tây, ổi, kiwi, súp lơ, cà chua, bông cải xanh… Ngoài vitamin C và khoáng chất, các loại quả này đều thuộc quả họ mọng nước rất tốt cho quá trình phục hồi, tái tạo tế bào mới.
Cung cấp protein vừa phải
Bạn cần bổ sung một lượng lớn protein trong thời gian đầu của tổn thương, vì lúc này cơ thể cần tạo các mô mới để lấp đầy các mô bị chết. Nhưng đến giai đoạn tạo mô tái tạo biểu bì (lên da non) thì cần giảm lượng Protein một cách vừa phải. Điều này giúp cho cấu trúc da không bị tăng sinh collagen, từ đó sẽ giảm nguy cơ tạo sẹo lồi.
Bổ sung protein một cách vừa đủ
Một số Protein từ thực phẩm nên cung cấp để làm lành vết thương, sẹo lồi phải kể đến: các loại thịt trắng như thịt gà (bỏ da), thịt lợn, tôm, cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa… Ngoài ra cũng nên tăng cường một số loại đạm từ thực vật như: hạt hạnh nhân, óc chó, đậu nành, hạt chia, yến mạch…
Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E là một trong những chất có công dụng tham gia vào quá trình chống lão hóa cho da. Vì vậy, nó sẽ rất hữu ích khi bạn đang có vết sẹo trên cơ thể mà cụ thể ở đây là sẹo lồi.
Các thực phẩm giàu vitamin E bao gồm: Bơ, hạnh nhân, bông cải xanh, bí đỏ, măng tây, cải bó xôi, cà chua, rau bina…
Đồ ăn chứa kẽm, selen
Các loại thực phẩm giàu kẽm, Selen được nghiên cứu mang lại hiệu quả làm lành vết thương tốt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho da và rút ngắn thời gian tái tạo da mới, xóa mờ sẹo cũ. Đồng thời, đồ ăn chứa nhiều Kẽm và selen còn giúp chống viêm và nhiễm khuẩn hiệu quả.
Một số loại thực phẩm giàu kẽm và selen nên cung cấp vào cơ thể cho người đang bị sẹo lồi như đậu hũ, các loại hạt ngũ cốc và hải sản thân mềm.
Bị sẹo lồi kiêng ăn gì?
Song song với việc bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm phù hợp để cải thiện sẹo, bạn cũng cần hạn chế một số thực phẩm có thể khiến gia tăng nguy cơ tạo sẹo lồi và làm tình trạng sẹo lồi trầm trọng hơn. Các thực phẩm đó bao gồm:
Rau muống
Người bị sẹo lồi nên kiêng ăn rau muống
Từ xa xưa rau muống đã được xếp vào thực phẩm không nên ăn khi đang có vết thương, vết sẹo trên cơ thể. Nguyên nhân là bởi rau muống có tính hàn, có khả năng kích thích các tế bào tăng sinh Collagen quá mức nên gây ra nguy cơ tạo sẹo lồi. Vì thế, hãy loại bỏ rau muống ra khỏi chế độ ăn của mình trong trường hợp cơ thể đang có sẹo lồi nhé!
Da gà
Gà là một thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Trong thịt gà có rất giàu protein bạn có thể sử dụng một lượng vừa đủ để cung cấp đạm cho cơ thể phục hồi khi có tổn thương. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế sử dụng phần da gà bởi nó có thể khiến tình trạng sẹo lồi tiến triển xấu hơn. Nếu vết thương đang trong quá trình lành lại, da gà có thể gây ngứa ngáy, mưng mủ khiến thời gian lành lại lâu hơn. Vậy nên để cải thiện sẹo lồi trên cơ thể hãy hạn chế tiêu thụ da gà trong bữa ăn của mình bạn nhé!
Đồ nếp
Kiêng ăn đồ nếp trong quá trình trị sẹo lồi
Nhiều người rất thích món ăn chế biến từ gạo nếp và xem nó như một món ăn khoái khẩu. Tuy nhiên, tương tự phần da gà, các món ăn từ đồ nếp sẽ khiến tình trạng sẹo lồi nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là đồ nếp có tính nóng, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm cho vết thương trên cơ thể lâu lành, sưng viêm, khó khăn trong việc tái tạo da mới
Thịt bò
Là một trong những thực phẩm có nguồn dinh dưỡng cao, tốt cho quá trình tạo máu, tạo cơ. Tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm bạn nên hạn chế khi gặp tình trạng sẹo lồi. Thịt bò sẽ khiến vùng sẹo lồi tăng sản sinh sắc tố melanin gây ra tình trạng thâm đen cho vết sẹo.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên ăn thịt bò trong quá trình bắt đầu xuất hiện vết thương để cung cấp đạm để tái tạo mô.
Thực phẩm có đường cao
Trong quá trình phục hồi tổn thương, vùng da trên cơ thể sẽ trải qua quá trình tái tạo tế bào mới. Khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm nhiều đường sẽ gây tác động mạnh mẽ đến quá trình tái tạo collagen ở vùng biểu bì khiến vết thương lâu lành hơn và gia tăng hình thành sẹo lồi.
Hải sản có tính tanh
Không ăn hải sản có tính tanh vì có thể khiến vùng sẹo bị ngứa ngáy khó chịu
Hải sản cũng là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất tuyệt vời. Nhưng khi có sẹo lồi hoặc vết thương hở thì bạn cần thận trọng khi ăn nó. Một số loại hải sản tanh có thể khiến các mô tăng sinh quá mức gây dư thừa và tạo sẹo lồi. Còn các vết sẹo lồi đã có sẽ trở nên xấu đi và chuyển màu sẫm hơn. Ngoài ra, nếu có một cơ địa dễ dị ứng bạn còn có nguy cơ bị ngứa ngáy tại vùng có sẹo, có vết thương gây ra không ít khó chịu.
Rượu bia, chất kích thích
Rượu bia, chất kích thích có thể gây lão hóa cho tế bào, nếu đang có vết thương hở sẽ làm nó dễ chảy máu, nếu đang có sẹo lồi sẽ khiến sẹo nghiêm trọng hơn, thậm chí là không thể tiến triển và phục hồi. Vì thế, hãy tránh xa những loại đồ uống có cồn, chất kích thích trong thời gian chăm sóc vết thương, vết sẹo nhé!
Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích
Hướng điều trị cho người bị sẹo lồi
Sẹo lồi thực tế được xem là tổn thương có tính chất vĩnh viễn trên da. Chính vì thế mà việc điều trị sẹo lồi được coi là một việc khó khăn. Những biện pháp tự nhiên và dinh dưỡng chỉ phần nào giúp cải thiện sắc tố và ngăn ngừa nguy cơ tạo sẹo trong quá trình làm lành vết thương chứ không thể cải thiện được phần sẹo lồi lên. Vậy nên, ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bạn cần được tư vấn chuyên sâu từ các bác sĩ chuyên khoa. Có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật cao can thiệp nếu như biện pháp tại nhà không cải thiện.
Dựa vào kích thước và vị trí của sẹo lồi mà hướng điều trị sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Liệu pháp làm lạnh: Thích hợp với các vết sẹo lồi nhỏ gây ra do mụn, phương pháp này còn giúp làm sáng da hiệu quả.
- Tiêm thuốc: Thuốc được sử dụng thường là Corticosteroid được tiêm trực tiếp vào vết sẹo
- Sử dụng tia bức xạ: Các tia bức xạ cũng được cho là mang lại hiệu quả cao để trị sẹo lồi
- Tiểu phẫu cắt bỏ sẹo: Với các vết sẹo có kích thước lớn, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ, tạo tổn thương mới để chăm sóc và xử lý đúng cách.
- Bôi thuốc: Có thể sử dụng các loại thuốc bôi chuyên dụng để làm mờ, làm phẳng các vết sẹo lồi. Tuy nhiên, phương pháp này được cho là tốn khá nhiều thời gian để cải thiện.