Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón là triệu chứng rất hay gặp trong cuộc sống hằng ngày. Những triệu chứng này tưởng chừng đơn giản nhưng nó gây nhiều ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Để hiểu hơn về nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón và cách cải thiện, mời bạn đọc theo dõi thông tin bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Nhưng dưới đây là một vài nguyên nhân căn bản không thể không nhắc tới.
1. Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Khi bạn có thói quen ăn uống không khoa học, lành mạnh sẽ gây rắc rối cho hệ tiêu hóa. Cụ thể, nếu bạn ăn những thực phẩm tạo hơi, thực phẩm nhiều gia vị cay, nóng, ăn nhiều chất béo hoặc ăn không đúng bữa, đúng thời gian, ăn quá nhiều và nhanh sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc không kịp. Từ đó, dẫn đến tình trạng ứ đọng thực phẩm trong đường ruột gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và táo bón.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài hoặc thuốc bác sĩ chỉ định điều trị bệnh cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa gặp trục trặc. Đặc biệt là các loại thuốc chống viêm steroid khiến tổn thương phần niêm mạc của dạ dày , đường ruột, gây tình trạng chướng bụng đầy hơi, khó tiêu và táo bón, Vì vậy, người bệnh nên ăn no trước khi uống thuốc và nhớ tuân thủ liều lượng, thời gian sử dụng theo kê đơn của bác sĩ, hạn chế tối đa tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa.
3. Lo âu, căng thẳng, stress kéo dài
Nghiên cứu chỉ ra, khi tinh thần không thoải mái, căng thẳng, lo âu kéo dài gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng nhu động ruột khiến cơ thể có dấu hiệu chán ăn, cáu gắt, đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
4. Lười vận động
Thói quen lười vận động có thể khiến cơ thể trì trệ, yếu tố chuyển hóa cũng chậm chạp hơn khiến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa cũng suy giảm khiến thức ăn trong đường ruột không hoạt động tốt, tích tụ trong đường ruột gây tình trạng chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón.
Ngoài ra, khi lười vận động, đường ruột hoạt động chậm khiến vi khuẩn có hại trong phân sẽ lưu trong đường ruột lâu hơn và tấn công gây kích thích niêm mạc dạ dày và đường ruột có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư ruột kết.
5. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây ra cơn đau bụng lâm râm hoặc đau quặn dữ dội. Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa bởi thức ăn không được tiêu hóa hết gây ứ đọng trong ống tiêu hóa khiến người bệnh luôn cảm thấy bụng căng, ấm ách khó chịu nhất là sau khi ăn. Ngoài ra, người bệnh rối loạn tiêu hóa còn gặp triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón, thậm chí vừa táo bón, vừa tiêu chảy xen kẽ.
Rối loạn tiêu hóa có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu bệnh để lâu có thể khiến người bệnh đối diện với các hệ lụy như: sụt cân nghiêm trọng, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, xuất huyết đại tràng, nguy hiểm hơn nữa là ung thư đại tràng.
6. Bệnh hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt là một rối loạn chức năng của đại tràng. Đây là tình trạng mãn tính tái phát nhiều lần nhưng khi đi khám, người bệnh không thấy bất kì tổn thương thực thể nào về giải phẫu, tổ chức sinh hóa ở ruột.
Hội chứng ruột kích thích thường gây co thắt, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón. Các triệu chứng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống làm cho người bệnh luôn lo lắng, căng thẳng. Chính điều này lại khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, bác sĩ sẽ dựa vào mô tả triệu chứng bệnh của người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa để kiểm soát triệu chứng bệnh.
7. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày là những tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dà của đầu ruột non hay còn gọi là dạ dày, tá tràng bị bào mòn để để lộ phần lớp mô bên dưới của ruột.
Triệu chứng cơ bản của viêm và loét tại dạ dày là những cơn đau âm ỉ ở phần ruột non. Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng:
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
- Tiêu chảy, táo bón
- Ợ nóng, ợ chua, ợ rát, mất ngủ.
Viêm loét dạ dày tá tràng không được kiểm soát dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính khiến việc điều trị khó khăn hơn và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày, hẹp môn vị. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ nên đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị cụ thể, tránh nguy cơ gây biến chứng có thể xảy ra.
8. Bệnh táo bón mãn tính
Bệnh táo bón mãn tính là thuật ngữ chỉ trạng thái thường xuyên đi tại tiện phân khô cứng, muốn đi đại tiện nhưng khó đi hoặc không thể đi, phải rặn rất mạnh, đi khi bị chảy máu khi đi đại tiện, mất rất nhiều thời gian mới có thể đi đại tiện.
Ngoài triệu chứng khó đi đại tiện, đi đại tiện ra máu, người bệnh táo bón mãn tính còn:
- Vừa đi đại tiện xong lại muốn đi tiếp.
- Đã đi đại tiện rồi vẫn còn cảm giác đầy bụng.
- Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
- Đi ngoài phân cứng, thường có máu.
- Có cảm giác tắc nghẽn trực tràng, ruột.
Bệnh táo bón mãn tính không chỉ gây ra sự khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh mà có thể phát triển thành các tình trạng nghiêm trọng hơn như trĩ, viêm mạch máu ở trực tràng, chảy máu trực tràng, rò hậu môn,…nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan khi thường xuyên gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được điều trị táo bón mãn tính nhé.
☛ Tham khảo: Nguyên nhân gây táo bón và hậu quả
9. Bệnh hẹp hang vị dạ dày
Hang vị dạ dày là bộ phận quan trọng có chức năng hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành dạng dễ hấp thụ với cơ thể. Hẹp hang vị dạ dày là tình trạng phần diện tích hang vị hẹp hơn so với bình thường do nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa.
Ở giai đoạn đầu, hẹp hang vị gây ra triệu chứng: đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, ậm ạch, khó tiêu. Đến giai đoạn sau, bệnh còn gây ra tình trạng táo bón, tiêu chảy kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Bệnh hẹp hang vị dạ dày nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng có biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời sẽ thường xuyên tái phát và gây nên những biến chứng khó lường như: Hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày.
Biện pháp cải thiện chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón
1. Sử dụng thuốc
Tùy theo nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón mà bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, cụ thể:
- Nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa: Thông dụng nhất là dùng enzym dịch tụy như: alipase, festal, pancréalase, néo-pepti.
- Nguyên nhân do bệnh dạ dày: Dùng thuốc chống bài tiết dịch vị ức chế bơm proton PPI như: omeprazol hoặc lanzoprazol, pantoprazol, rabeprazol, esomeprazol…. Thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày (metoclopramid).
- Nguyên nhân do bệnh đại tràng: Thuốc kháng sinh, chống viêm, điều trị táo bón.
2. Áp dụng mẹo tại nhà
Massage bụng
Khi bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, người bệnh có thể dùng biện pháp massage để giảm lượng hơi thừa và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, giúp bụng dễ chịu hơn.
Người bệnh nằm thoải mái, xoa đều bụng theo chiều kim đồng hồ từ sườn trái sang phải, xuống dưới và sang phải rồi lại trở lại điểm xuất phát. Thực hiện lặp lại các động tác tới khi ợ hơi. Nên thực hiện nhiều lần trong ngày hoặc bất cứ khi nào thấy đầy bụng.
Chườm ấm
Chườm ấm là biện pháp đơn giản vừa giúp giảm đau, lưu thông máu và giúp giảm chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Người bệnh chỉ cần dùng túi chườm hoặc khăn ấm chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chai nước ấm chườm hoặc ngâm mình trong nước ấm để giảm các triệu chứng khó chịu vùng bụng.
Dùng tỏi
Trong tỏi chứa hàm lượng Allincin cao có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Một số hợp chất hữu cơ như: Sulfur, Glycosides, Germanium, các loại vitamin và chất chống oxy hóa có trong tỏi giúp kích thích tiêu hóa, giảm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Chuẩn bị 30g tỏi bóc hết vỏ, giã nát cho vào cốc.
- Cho thêm 5g đường phèn và 100ml nước khuấy đều.
- Chia hỗn hợp thành 2 phần uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn.
Uống trà thảo dược
Trà thảo mộc từ lâu đã được mọi người sử dụng để giảm làm dịu tình trạng khó chịu của bụng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Một số loại trà thảo dược giúp bạn loại bỏ tình trạng chướng bụng, khó tiêu có thể kể đến như: trà bạc hà, trà hoa cúc, trà quế, trà gừng mật ong…
3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện hiệu quả chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Uống đủ nước mỗi ngày, nên uống từ 2 lít nước/ ngày để đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể giúp giảm tình trạng táo bón.
- Không nên ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa/ ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và phòng ngừa đầy hơi, chướng bụng.
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng vừa phải, tránh ăn vội, nuốt nhanh, nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày dễ gây đầy hơi.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Tránh xa các loại đồ uống chứa cồn, có ga và khói thuốc.
- Có thói quen vận động thường xuyên giúp tăng nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa được tốt hơn.
- Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng stress kéo dài.