Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp mãn tính thường gặp, nó không chỉ gây đau nhức mà còn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và hiệu suất công việc của người bệnh. Vậy thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không? Hãy cùng hanhphucgiadinh.vn tìm hiểu nhé!
Mục lục
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp mãn tính phổ biến, thường bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp cột sống, dây chằng và bề mặt sụn khớp, gây ra cảm giác đau mỏi và khiến khả năng vận động vùng cổ của bệnh nhân bị hạn chế.
☛ Xem thêm: Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Hiện tượng thoái hóa có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống cổ nào, tuy nhiên phổ biến nhất là các đốt sống C5, C6, C7.
Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau như:
- Tuổi tác: Theo thời gian, sụn khớp dần bị bào mòn, khả năng tưới máu tại các đốt sống cổ giảm sút, chức năng thấm nước của đĩa đệm cũng kém dần, thúc đẩy thoái hóa tiến triển.
- Sinh hoạt làm việc sai tư thế: thói quen nằm sấp, kê gối quá cao khi ngủ, ngồi gù lưng, rụt cổ hoặc cúi đầu quá thấp khi học tập và làm việc,… sẽ khiến đốt sống cổ phải chịu áp lực, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
- Đặc thù nghề nghiệp: Những người làm công việc thường xuyên phải cúi – ngẩng đầu hoặc ít vận động cổ như nha sĩ, thợ sơn trần, nhân viên văn phòng, thợ may, thợ thủ công,… sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ.
- Chấn thương: Các chấn thương tại vùng cổ do té ngã, va đập,… có thể khiến đốt sống, đĩa đệm bị tổn thương, làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như loãng xương, xơ cứng dây chằng, mất nước đĩa đệm,… rất dễ tiến triển kèm theo thoái thoái đốt sống cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ có xu hưỡng tiến triển chậm nên nhiều người chỉ phát hiện ra bệnh khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Mặc dù không gây đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh nhưng chúng lại khiến sức khỏe và đời sống của họ bị ảnh hưởng không ít. Đặc biệt, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Giảm khả năng vận động
Thoái hóa đốt sống cổ tiến triển sẽ khiến người bệnh bị đau nhức, co cứng tại vùng cổ – vai – gáy, khiến việc cử động cổ trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, tại cột sống cổ cũng có rất nhiều dây thần kinh đi qua, trong trường hợp nghiêm trọng, khi những dây thần kinh chịu trách nhiệm chi phối vận động bị chèn ép, tổn thương, chức năng vận động tại bộ phận tương ứng sẽ bị ảnh hưởng.
Chèn ép rễ thần kinh
Thoái hóa khiến đốt sống, đĩa đệm bị tổn thương, làm lắng đọng canxi và hình thành các gai xương, khiến rễ thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức tại chỗ lan tỏa theo vị trí dây thần kinh đi qua.
- Trường hợp dây thần kinh tác động đến vùng cổ bị chèn ép, người bệnh sẽ bị đau và tê mỏi ở vai gáy.
- Khi dây thần kinh có liên quan đến các bộ phận như cánh tay, bắp tay, cổ tay, ngón tay bị tổn thương, toàn bộ vùng cánh tay sẽ bị ảnh hưởng, gây đau nhức, tê ngứa, mất cảm giác và cử động tay kém linh hoạt, trường hợp nghiêm trong có thể dẫn đến teo cơ,…
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mất khả năng kiểm soát hoạt động của bàng quang và ruột.
Hẹp ống sống
Ống sống là khoảng hở nằm ở vị trí trung tâm đốt sống, cho phép các dây thần kinh đi quá. Khi đốt sống cổ bị thoái hóa, sự xuất hiện các gai xương khiến lỗ ống sống bị thu hẹp lại, gây chèn ép mạch máu, dây thần kinh.
Biến chứng này gây tình trạng tê yếu vùng thân mình và cả tay chân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rối loạn tiền đình
Cột sống cổ là nơi có rất nhiều dây thần kinh đi qua nên khi bị đốt sống tại đây bị thoái hóa năng nặng, dây thần kinh và mạch máu đi qua sẽ bị chèn ép, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu lên não, gây rối loạn tiền đình. Một số triệu chứng người bệnh gặp phải bao gồm: hoa mắt, chóng mặt, cảm giác đầu óc quay cuồng, mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn, thường xuyên lo âu, căng thẳng, bồn chồn, hồi hộp,…
Hội chứng cổ – tim
Thoái hóa khiến cấu trúc cột sống cổ bị thay đổi, đồng thời có thể khiến dây thần kinh chi phối tim bị chèn ép, gây hội chứng cổ – tim. Lúc này người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức ở vùng trên vai, giữa hai xương bả vai và lan tỏa xuống tim. Cảm giác đau đớn sẽ tăng lên khi bị ho, cử động đầu, cổ hoặc vai.
Trường hợp nghiêm trọng, tình trạng rối loạn nhịp tim và những cơn đau tim có thể khiến tính mạng bệnh nhân bị đe dọa.
Bại liệt
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa đốt sống cổ. Bại liệt xảy ra khi tình trạng hẹp ống ống và dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày không được điều trị, dẫn đến tay bị tê bì, châm chích, dần teo đi và mất cảm giác.
Nghiêm trọng hơn, máu và oxy lưu thông kém trong thời gian dài có thể dẫn đến ứ trệ khí huyết, làm cho các dây thần kinh suy yếu, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị liệt nửa người.
Làm sao để cải thiện, phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Để cải thiện, phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả bạn không nên bỏ qua những gợi ý dưới đây:
Thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý mãn tính, không có cách nào để điều trị dứt điểm cũng như ngăn chặn hoàn toàn quá trình tiến triển của bệnh. Do đó, hãy chủ động theo dõi sức khỏe và đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như: đau mỏi, tê cứng tại vùng cổ vai gáy vai gáy, cảm giác khó chịu khi vận động cổ,…
Việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ diễn ra càng sớm thì khả năng phục hồi và cơ hội kiểm soát bệnh càng cao. Tùy vào mức độ thoái hóa, các phương pháp điều trị khác nhau sẽ được áp dụng, ví dụ như: sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… Quan trọng nhất là người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và kiên trì theo phác đồ được chỉ định để việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt
Để phòng ngừa và hạn chế thoái hóa tiến triển, ta cần xây dựng một lối sống tích cực cùng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Ví dụ như:
- Sinh hoạt, làm việc đúng tư thế: Tránh ngồi gù lưng, cúi gằm đầu hoặc ngồi quá lâu với một tư thế, đồng thời không nên nằm sấp và kê gối quá cao khi ngủ,…
- Không bê vác vật nặng: Việc vác vật nặng có thể làm ảnh hưởng đến vùng cổ và khiến tổn thương tại cột sống trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu bạn thực hiện sai tư thế.
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya để cải thiện thể trạng và tinh thần, từ đó phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật.
- Thường xuyên vận động, tập luyện nhẹ nhàng để cải thiện thể trạng và cải thiện sức mạnh cơ – xương khớp.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Uống nhiều nước để làm giảm nguy cơ mất nước đĩa đệm.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp ta có một sức khỏe tốt và hệ xương khớp chắc khỏe hơn, từ đó cải thiện và ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.
Theo chuyên gia, chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa như cá béo, rau họ cải, ngũ cốc nguyên hạt,… Đồng thời tăng cường bổ sung các dưỡng chất có lợi cho xương khớp như canxi, vitamin D, glucosamine, collagen,…
☛ Xem thêm: Những thực phẩm giúp xương chắc khỏe
An Kiện Vương – cải thiện phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ an toàn
Viên uống An Kiện Vương là sự kết hợp hoàn hảo giữa bộ 3 thảo dược quý – chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM) và Nhũ hương cùng nhiều dưỡng chất khác, có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp, cải thiện và ngăn ngừa thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống một cách an toàn, hiệu quả.
Sản phẩm đã được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu, chứng minh có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp vượt trội nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức, khó chịu tại xương khớp và cột sống
- Chống viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các cytokine xúc tác cho quá trình viêm
- Tăng tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, từ đó thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng cường khả năng vận động khớp – cột sống
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp với các thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, giúp đem lại hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Hy vọng những thông tin hanhphucgiadinh.vn cung cấp trên đây có thể giúp ích được cho bạn. Đừng quên theo dõi sức khỏe và chủ động thăm khám khi nhận thấy những cơn đau nhức bất thường tại vùng cổ vai gáy để phát hiện sớm các bất thường và điều trị kịp thời.