Đau khớp gối là tình trạng xảy ra khá phổ biến, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và hiệu suất lao động của người bệnh. Vậy làm gì để cải thiện đau khớp gối và hạn chế tiến triển của bệnh? Hãy cùng hanhphucgiadinh.vn tìm hiểu nhé!
Mục lục
Đau khớp gối gây ảnh hưởng ra sao?
Khớp gối chịu trách nhiệm nâng đỡ gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể. Chúng tham gia trực tiếp vào rất nhiều hoạt động quan trọng hàng ngày như đi đứng, chạy nhảy, lên xuống cầu thang, đứng lên ngồi xuống,… nên rất dễ bị tổn thương, suy thoái, dẫn đến đau nhức.
Đau khớp gối thường xảy ra khi sụn hoặc mô mềm quanh khớp gối bị tổn thương. Người bệnh có thể cảm nhận được những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội và gia tăng khi vận động. Đôi khi có thể xuất hiện những cơn đau nhói buốt, nhức nhối, vô cùng khó chịu.
Nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời, tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Hạn chế chức năng vận động: Đau nhức nghiêm trọng kéo dài khiến người bệnh không thể vận động bình thường, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc.
- Biến dạng khớp ở đầu gối: Tổn thương có thể khiến khớp gối bị sưng viêm, đồng thời sự xuất hiện của gai xương sẽ khiến đầu gối bị biến dạng.
- Teo cơ, bại liệt: Đầu gối bị đau cứng, hạn chế vận động lâu ngày sẽ khiến các cơ quanh khu vực này bị teo đi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới bại liệt.
- Suy nhược cơ thể: Những cơn đau thường trực cùng chức năng vận động giảm sút làm người bệnh rơi vào trạng thái lo lắng, mất ăn mất ngủ, thậm chí trầm cảm và suy nhược cơ thể.
Cải thiện đau khớp gối bằng cách nào?
Với các trường hợp đau nhức không quá nghiêm trọng, khả năng vận động ít bị ảnh hưởng, người bệnh có thể thử khắc phục tại nhà bằng những cách sau:
Kiểm soát cân nặng
Khớp gối của những người béo phì rất dễ bị đau do thường xuyên phải chịu nhiều áp lực, dẫn tới tổn thương và suy thoái. Do đó, giảm cân là việc làm cần thiết trong trường hợp người bệnh bị thừa cân.
Các chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân giảm cân lành mạnh bằng cách cắt giảm khẩu phần ăn một cách khoa học như ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước; hạn chế chất béo và thực phẩm nhiều đường, ngũ cốc tinh chế,… Đồng thời kết hợp chế độ tập luyện phù hợp để thu được hiệu quả tốt nhất.
☛ Tham khảo: Mẹo giảm cân an toàn, hiệu quả
Điều chỉnh hoạt động
Khi bị đau đầu gối, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh thực hiện các hoạt động gây căng thẳng khớp gối như ngồi xổm, mang giày cao gót, chơi bóng đá, bóng chuyền, chạy nhanh,…
Thay vào đó nên vận động, tập luyện nhẹ nhàng để cải thiện sức mạnh cơ – xương – khớp, hạn chế tình trạng cứng khớp. Người bệnh có thể “làm bạn” với các bộ môn như đạp xe, bơi lội, thái cực quyền, yoga,…
Áp dụng mẹo dân gian cải thiện đau đầu gối
Nhiều loại thảo dược trong dân gian có thể đem lại hiệu quả tích cực trong việc cải thiện đau đầu gối. Ví dụ như:
Ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, hơi cay, có công dụng hoạt huyết, tán hàn, an vị, chỉ thống. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy ngải cứu có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp nhờ chứa các thành phần flavonoid, cineol, flavones, eriodictyol, luteolin,…
Bệnh nhân có thể cải thiện đau đầu gối bằng ngải cứu với các bước đơn giản dưới đây:
Chuẩn bị: Ngải cứu, gừng, muối hạt.
Thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, cắt khúc, gừng thái sợi
- Rang muối nóng trên bếp, thêm ngải cứu và gừng vào, đảo cho nóng đều
- Đổ hỗn hợp ra khăn mềm sạch hoặc túi vải, chườm lên đầu gối bị đau.
Dây đau xương
Dây đau xương cũng là thảo dược được sử dụng phổ biến để giảm đau xương khớp và đầu gối. Thành phần của chúng có chứa các hợp chất alkaloid và dinorditerpen glucosid, có khả năng ức chế hệ thần kinh, chống lại phản ứng viêm và ngăn dẫn truyền tín hiệu đau đến não.
Cách giảm đau đầu gối bằng dây đau xương:
- Giã nát dây đau xương, trộn với rượu trắng
- Đắp hỗn hợp lên đầu gối bị đau khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch
- Kiên trì áp dụng mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả.
Cỏ xước
Theo y học cổ truyền, cỏ xước có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy trong cỏ xước có chứa saponin, ecdysteron,glucose, achiranthin, galactose và muối kali, có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng lưu thông máu và cải thiện miễn dịch.
Bệnh nhân có thể sử dụng cỏ xước để giảm đau đầu gối như sau:
Chuẩn bị: rễ cỏ xước 40g, Hy thiêm 28g, Thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu và Thương nhĩ tử mỗi loại 12g
Thực hiện:
- Rửa sạch dược liệu, để ráo nước, đem sao vàng
- Cho tất cả dược liệu vào ấm, thêm nước sạch, sắc nhỏ lửa
- Chắt lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
☛ Tham khảo đầy đủ: 7 vị thảo dược trị đau khớp gối
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp cải thiện đau khớp gối rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Các bài tập vận động trị liệu sẽ giúp kéo giãn khớp và các nhóm cơ, tăng cường lưu thông máu, từ đó tăng khả năng chịu lực, cải thiện đau nhức và giảm cứng khớp, phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.
Tùy theo tình trạng cụ thể, mỗi người bệnh sẽ có bài tập và cường độ áp dụng khác nhau, do đó cần tham khảo ý kiến và tập luyện dưới sự hướng dẫn, giám sát của chuyên gia, tránh chấn thương do tập luyện sai cách khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Ngoài ra, một số liệu pháp khác như: nhiệt trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, xung điện, laser trị liệu, siêu âm trị liệu,… cũng có khả năng cải thiện đau đầu gối rất hiệu quả.
Sử dụng công cụ hỗ trợ
Để giảm bớt áp lực cho vùng đầu gối, hỗ trợ giảm đau và thực hiện các hoạt động thường ngày, người bệnh có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như gậy chống, nẹp gối, giày giảm sốc,…
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường thể lực, hỗ trợ phục hồi tổn thương tại khớp gối. Theo chuyên gia, người bệnh nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất chống viêm, chống oxy hóa cùng nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như: cá béo, dầu cá, ngũ cốc nguyên hạt, rau màu xanh đậm, quả mọng, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa,…
☛ Xem thêm: Top thực phẩm giúp xương chắc khỏe
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện đau đầu gối
Ngày nay, rất nhiều người bệnh tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để cải thiện đau khớp gối bởi chúng rất an toàn, lành tính mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Trong số đó phải kể đến viên uống An Kiện Vương với công dụng chống viêm, giảm đau, bổ sung dưỡng chất và làm chậm quá trình thoái hóa vô cùng hiệu quả (đã được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu và chứng minh).
Với sự góp mặt của bộ 3 thảo dược quý – chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương cùng nhiều thành phần dưỡng chất khác, An Kiện Vương đã giúp hàng triệu người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm sau 14 ngày nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức, khó chịu tại xương khớp
- Chống viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, hạn chế đau nhức và tổn thương lan tỏa
- Tăng tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, thúc đẩy làm lành màng sụn, giúp các khớp vận động trơn tru, mềm mại hơn
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp với các thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, giúp tăng mật độ xương, đem lại hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Đau đầu gối có thể xảy ra do chấn thương hoặc các bệnh lý xương khớp khác nhau, do đó để khắc phục tình trạng này một cách tốt nhất, người bệnh vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám, xác định cụ thể nguyên nhân. Đặc biệt, nếu đầu gối bị đau nhức nghiêm trọng, kéo dài, sưng cứng khớp, không thể vận động, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt!