Ho có đờm khiến người bệnh khó chịu, vướng víu, gây mệt mỏi kéo dài cho người bệnh. Để điều trị các triệu chứng ho có đờm một cách nhanh chóng thì người bệnh có xu hướng sử dụng thuốc Tây y. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để chữa ho có đờm.
Mục lục
Các loại thuốc trị ho có đờm
Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị ho có đờm như:
Thuốc Terpin hydrate
Terpin hudrate là thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giản độ bám dính và số lượng của đờm, Thuốc có 2 thành phần chính là Terpineol và Codein phosphat.
- Terpineol hoạt hóa dịch nhầy để đẩy dịch ra khỏi cơ thể.
- Codein phosphat là hoạt chất gây ức chế giúp làm giảm đau, giảm ho cho người bệnh.
Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, biếng ăn, buồn ngủ, choáng đầu,… Ngoài ra cũng có trường hợp hiếm gặp như mẩn ngứa, khó thở, phát ban,…
- Liều lượng dùng: Mỗi ngày 1 viên 100md, dùng 3-4 lần/ ngày. Đối với trẻ nhỏ thì cần phải hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ.
Thuốc Natri benzoate
Thuốc thuộc nhóm làm loãng dịch hô hấp, đồng thời có tác dụng kháng khuẩn. Loại thuốc này được sử dụng để trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp (nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ho đờm, ho khan).
Cơ thể hoạt động của thuốc chưa được làm rõ. Bên cạnh đó người sử dụng cũng gặp một vài tác dụng phụ như đau đầu, phù nề do tích lũy Na+. Chính vì thế người bệnh cần xin ý kiên của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Liều dùng: Mỗi ngày uống 1-4g chia 2-3 lần.
Thuốc Guaifenesin
Guaifenesin có công dụng làm giảm độ bám dính của đờm, giúp cổ họng thông thoáng hơn và làm cải thiện các cơn ho có đờm. Sử dụng loại thuốc này sẽ có một ít tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nổi nề đay,…
- Liều lượng dùng: Thuốc dùng được cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, dùng 200-400gr/ liều, mỗi liều cách nhau 12 giờ.
Thuốc Acetylcystein
Loại thuốc này dùng để long đờm, có tác dụng làm giảm độ dính, độ đặc quánh của đờm theo cơ chế tác đôi các kết nối disulfua trong mucoprotein. Khi đờm loãng ra thì sẽ giúp cơ thể dễ dàng tống đờm ra khỏi cơ quan hô hấp nhiều nhất.
Thế nhưng Acetylcystein không được dùng trong trường hợp người bệnh có tiền sử bệnh hen suyễn. Người dùng có thể gặp một vài tác dụng phụ như phát ban, chảy nhiều nước mũi, viêm miệng, đau đầu, ù tai, buồn ngủ, nổi mề đay.
- Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi dùng 1 gói x3 lần/ ngày. Đối với trẻ từ 2-6 tuổi thì dùng 200mg chia 2 lần/ ngày.
Thuốc Ambroxol
Thuốc có tác dụng chính là làm tiêu dịch đờm ở đường hô hấp. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của thuốc chưa được nghiên cứu cụ thể song tác dụng làm long đờm được thực nghiệm lâm sàng và nhiều người sử dụng thấy hiệu quả cao. Thuốc Ambroxol được bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp mắc các bệnh lý như hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản dạng hen.
Việc sử dụng thuốc cũng có thể gây ra một số phản ứng cho cơ thể như ợ nóng, nôn, buồn nôn, khó tiêu hoặc trường hợp quá mẫn cảm thì gây phản ứng tự vệ dạng cấp tính của cơ thể.
- Liều lượng dùng: Thuốc chỉ dùng cho trẻ trên 10 tuổi, mỗi ngày từ 2-4 viên (30mg) chia 2 lần.
Thuốc Bromhexin
Nguyên lý hoạt động của thuốc là kích hoạt biểu mô có lông vận chuyển, làm giảm độ dính của dịch nhầy giúp người bệnh dễ dàng đảo thải chúng ra khỏi cơ thể.
Các chế phẩm chứa Bromhexin được dung nạp tốt và chỉ gây ra một số phản ứng phụ ở mức độ nhẹ như buồn nôn, đau bụng. Nếu sử dụng loại thuốc này người bệnh nên tránh kết hợp với thuốc kháng sinh như: Amoxicillin, Cefuroxime, Doxycycline và Erythromycin. Chẳng may khi kết hợp sẽ dễ gây tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.
- Liều lượng dùng: Trẻ từ 6-12 tuổi uống 4mg x3 lần/ ngày; trẻ từ 2-6 tuổi uống 4mg x2 lần/ ngày. Với trẻ trên 12 tuổi và người lớn thì dùng 8mg x3 lần/ ngày. Nên sử dụng thuốc ngay sau ăn.
Thuốc Carbocistein
Đây là thuốc dùng để làm giảm triệu chứng ho đờm nhờ khả năng làm đứt liên kết giữa chuối peptide của mupcin và disulfides. Khi đó sẽ làm giảm độ đặc dính của dịch nhầy giúp cơ thể dễ dàng đào thải chúng ra khỏi cơ thể nhờ phản xạ ho, khạc đờm của người bệnh.
Các chuyên gia khuyên rằng loại thuốc này chỉ nên dùng trong vòng 5 ngày liên tiếp. Trường hợp thấy xuất hiện những triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau dạ dày thì bạn nên dừng thuốc và thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh lại liều lượng.
- Liều lượng dùng: Trẻ dưới 12 tuổi nên dùng 1-2 gói x3 lần/ ngày. Trẻ trên 12 tuổi và người lớn thì dùng 3 gói x3 lần/ ngày. Có thể dùng thuốc trước hoặc sau khi ăn đều được.
Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị ho có đờm:
- Cần tìm ra nguyên nhân gây ho và điều trị. Thuốc giảm ho, long đờm chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị. Bạn không nên lạm dụng và sử dụng thuốc bừa bãi.
- Tùy vào mức độ nhẹ, nặng của bệnh mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Thường khi bệnh nhẹ sẽ từ 3-5 ngày, trường hợp ho kéo dài trên 1 tuần, thường xuyên tái phát, kèm với những triệu chứng như sốt, phát ban, đau đầu thì người bệnh cần đi thăm khám lại.
- Không nên tự ý kết hợp thuốc giảm ho cùng thuốc long đờm. Bởi công dụng ức chế ho sẽ khiến đờm khó long và đào thải ra ngoài.
- Đối với những bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mãn tính thì cần lưu ý khi dùng các loại thuốc trị ho long đờm. Vì nếu không khạc được đờm ra khỏi cơ thể sẽ dẫn đế đờm tích lũy tại phổi gây khó thở.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú cần theo dõi sức khỏe và tuân thủ chặt chẽ theo đơn thuốc của bác sĩ.
Mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn biết được thêm nhiều loại thuốc dùng để chữa ho đờm. Tuy nhiên các loại thuốc này bạn không nên tự ý mua để sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.