Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Mách dấu hiệu nhận biết viêm khớp thật dễ dàng!

Viêm khớp là bệnh xương khớp mãn tính phổ biến, không thể điều trị dứt điểm, do đó việc phát hiện từ giai đoạn sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh. Vậy có thể nhận biết viêm khớp bằng những dấu hiệu nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Mục lục

  • Viêm khớp là gì?
  • Nhận biết viêm khớp qua 4 triệu chứng phổ biến nhất
    • Đau nhức
    • Sưng khớp
    • Cứng khớp
    • Hạn chế khả năng vận động
  • Viêm khớp có nguy hiểm không?
  • Phòng ngừa, cải thiện viêm khớp bằng cách nào?
    • Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
    • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
  • Sử dụng An Kiện Vương cải thiện viêm khớp

Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là gì? 1

Viêm khớp là tình trạng sưng tấy, đau nhức xảy ra tại một hoặc nhiều khớp thuộc vị trí bất kỳ trên cơ thể. Bệnh tiến triển do sụn khớp bi suy thoái, bào mòn, khiến các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi vận động, gây đau cứng khớp và làm cho việc cử động của người bệnh gặp nhiều khó khăn.

Các chuyên gia cho biết, trên thực tế có đến hơn 100 dạng viêm khớp, chúng xuất hiện do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến: thoái hóa khớp, nhiễm trùng, rối loạn hệ thống miễn dịch, chấn thương, di truyền, chế độ ăn uống không lành mạnh, nồng độ acid uric trong máu cao,…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tất tần tật về viêm khớp

Nhận biết viêm khớp qua 4 triệu chứng phổ biến nhất

Như đã nói ở trên, có rất nhiều loại viêm khớp khác nhau do đó các triệu chứng mỗi người bệnh gặp phải cũng không giống nhau. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân sẽ gặp phải 4 triệu chứng dưới đây:

Đau nhức

Đau nhức 1

Đau nhức xương khớp là triệu chứng điển hình mà người bệnh gặp phải dù với bất kỳ dạng viêm khớp nào. Lúc bệnh mới khởi phát những cơn đau sẽ xuất hiện âm ỉ, sau đó dần gia tăng mức độ theo thời gian.

Thời gian đầu, tình trạng đau nhức chỉ xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng khi người bệnh vận động, sau đó dần thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, càng về sau những cơn đau sẽ càng trở nên tồi tệ, chúng thậm chí xuất hiện ngay cả khi bệnh nhân không vận động khớp.

Sưng khớp

Những nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc tổn thương tại khớp do sự tấn công của hệ thống miễn dịch và tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến các đầu xương dưới sụn cọ xát vào nhau khi người bệnh vận động, làm cho khớp bị kích ứng, trở nên sưng tấy.

Lúc này, bệnh nhân có thể quan sát thấy khớp bị viêm trở nên to hơn bình thường, khi sờ vào có cảm giác ấm nóng, thậm chí tấy đỏ, kèm theo cảm giác đau khi ấn vào.

Cứng khớp

Cứng khớp 1

Khớp bị tổn thương thường trở nên căng cứng, gây khó khăn khi vận động. Hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau một thời gian dài nghỉ ngơi không vận động.

Hạn chế khả năng vận động

Viêm khớp khiến cấu trúc xương khớp và hệ thống gân, cơ, dây chằng bị tổn thương, cùng với tình trạng đau nhức, cứng khớp khiến phạm vị vận động của người bệnh bị hạn chế, không thể thực hiện các động tác co duỗi, xoay khớp,… Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và cả tinh thần bệnh nhân.

Viêm khớp có nguy hiểm không?

Khi viêm khớp mới khởi phát, các triệu chứng sẽ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị bệnh sẽ dần trở nặng theo thời gian, thậm chí khiến có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt,…

Do đó, nếu thấy bản thân có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bạn hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa, cải thiện viêm khớp bằng cách nào?

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như cải thiện các triệu chứng viêm khớp, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:

Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt

Lối sống và thói quen sinh hoạt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn, bao gồm cả sức khỏe xương khớp.

  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng, stress
  • Tránh bê vác vật nặng, không làm việc quá sức
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe, gia tăng sức mạnh cơ bắp và hạn chế cứng khớp
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích,…

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý 1

Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Bên cạnh việc giúp duy trì sự sống, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý còn giúp cải thiện thể trạng và hỗ trợ phục hồi tổn thương tại các khớp cho người bệnh.

Theo các chuyên gia, bạn không nên bỏ qua các thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa như cá hồi, các trích, cá ngừ, dầu cá, ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt, bông cải xanh và các món ăn chế biến từ nước hầm xương,…

☛ Tham khảo thêm: Top 6 thực phẩm giảm đau do viêm khớp 

Sử dụng An Kiện Vương cải thiện viêm khớp

Sự ra đời của viên uống An Kiện Vương cùng các thành phần chủ yếu từ thiên nhiên đã mang đến một giải pháp hoàn toàn mới, đặc biệt an toàn – hiệu quả cho người bệnh viêm khớp.

Sử dụng An Kiện Vương cải thiện viêm khớp 1

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 thảo dược quý hiếm: Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM) và Nhũ hương, An Kiện Vương đã giúp rất nhiều người giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm sau 14 ngày sử dụng với cơ chế 4 trong 1:

  • Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, đặc biệt không gây hại dạ dày
  • Ức chế viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các cytokine xúc tác cho quá trình viêm, hạn chế đau nhức và tổn thương lan tỏa
  • Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, thúc đẩy làm lành màng sụn, giúp các khớp vận động linh hoạt hơn
  • Bổ sung dưỡng chất với các thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, mang lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn.

Hy vọng những nội dung được chia sẻ trên đây có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc nhận biết, cải thiện và phòng ngừa viêm khớp. Đừng quên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và áp dụng các biện pháp can thiệp ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

Hanhphucgiadinh.vn - 23/03/2022
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh xương khớp

Bài viết liên quan

  • 6 dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối – Đừng bỏ lỡ!
  • 4 cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả nhất!
  • Mách 5 cách cải thiện viêm khớp tại nhà vô cùng hiệu quả
  • Bật mí: 5 cách cải thiện thoái hóa khớp gối tại nhà
  • Cách cải thiện, phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Thực phẩm bổ sung estrogen
Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Tiểu nhiều lần là bệnh gì?
  • Thực đơn cho người bệnh sốt xuất huyết
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình

↑