Hầu như ai cũng từng bị sôi bụng, có thể đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi bạn đói hoặc sau khi ăn no. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tình trạng này cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, ruột kích thích. Do đó, đừng chủ quan bỏ qua khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu này nhé. Hãy cùng tìm hiểu sôi bụng do bệnh gì và cách khắc phục qua những thông tin sau đây nhé.
Mục lục
Sôi bụng là gì?
Sôi bụng là tiếng kêu “ùng ục” phát ra từ bụng nên còn được gọi là tiếng sôi bụng. Âm thanh này được tạo ra từ ruột, do quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn. Các cơn co cơ từng đợt có nhiệm vụ đẩy thức ăn và khí trong ống tiêu hóa.
Thực chất sôi bụng là hiện tượng sinh lý bình thường, chúng thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn. Chúng không gây nguy hiểm nhưng lại khiến bạn cảm thấy ngại ngùng, khó chịu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác sôi bụng có kèm theo các triệu chứng khác như đi ngoài, buồn nôn… cảnh báo một số bệnh lý về tiêu hóa.
Sôi bụng là do bệnh gì?
Sôi bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, đừng chủ quan khi gặp phải hiện tượng này bởi chúng có thể liên quan tới một số bệnh lý như sau:
Rối loạn tiêu hóa
Sôi bụng là dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân có thể do dị ứng thức ăn hoặc đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn hoặc do ăn uống không đúng cách gây ra.
Các biểu hiện thường gặp như:
- Bụng sôi và đau, khi bị táo bón khi bị tiêu chảy.
- Bụng chướng hơi, miệng đắng, không có cảm giác thèm ăn.
- Bụng đau lâm râm hoặc dữ dội ở vùng hạ sườn, có thể bị lan ra sau lưng.
Bệnh đại tràng co thắt
Bệnh còn có tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích, rối loạn cơ năng đại tràng. Đây là một dạng rối loạn chức năng ở ruột già, thường gặp ở những người ăn uống thất thường, hay lo âu, căng thẳng.
Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất, người bệnh thường bị đau sau khi ăn. Đau chủ yếu quanh hố chậu trái và bụng dưới, khi sờ nắn vào vùng này có thể thấy các cục cứng nổi lên. Cơn đau giảm bớt phần nào sau khi đại tiện hoặc trung tiện.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các dấu hiệu khác như tiêu chảy, táo bón kéo dài, chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng. Tình trạng sôi bụng diễn ra thường xuyên, trầm trọng hơn vào ban ngày, đặc biệt là sau khi ăn trưa, giảm dần vào ban đêm.
Cho tới nay người ta vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây đại tràng co thắt. Tuy nhiên, yếu tố di truyền, sự nhạy cảm với thức ăn hay căng thẳng trong cuộc sống là những yếu tố có liên quan tới bệnh. Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng của bệnh khiến bệnh nhân thường xuyên lo âu, mất ngủ, suy giảm sức khỏe đáng kể.
Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa mà rất nhiều người mắc phải hiện nay. Đây là tình trạng lớp lót bên trong đại tràng bị viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Trường hợp nhẹ thì niêm mạc sưng đỏ, các vết trợt còn nặng xuất hiện các vết loét thậm chí là các ổ áp xe nhỏ.
Triệu chứng điển hình của viêm đại tràng là những cơn đau bụng dọc theo khung đại tràng. Mức độ đau sẽ khác nhau, có lúc âm ỉ lúc thành từng cơn. Người bệnh thường bị đau sau khi ăn thực phẩm lạ, dễ gây lạnh bụng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ… Sau khi đi tiêu xong, cơn đau giảm đi phần nào.
Ngoài ra, người bệnh phải đối mặt với triệu chứng rối loạn tiêu hóa như sôi bụng, chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
Bệnh lý về dạ dày
Bụng sôi liên tục cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh dạ dày. Thông thường, khi dạ dày gặp vấn đề sẽ khiến hoạt động tiêu hóa gặp khó khăn. Để theo dõi mình có mắc phải bệnh lý này không, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu đi kèm:
- Người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng thượng vị, vùng trên rốn kèm với tiếng bụng sôi ùng ục.
- Đau và tiếng kêu ùng ục thường xuất hiện khi đói nên dễ nhầm lẫn với hiện tượng sôi bụng khi dạ dày rỗng.
- Đầy hơi, chướng bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen trong trường hợp đau dạ dày cấp tính, vết loét lớn.
Nguyên nhân gây sôi bụng khác
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý kể trên, sôi bụng có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:
- Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu: Các thực phẩm khó tiêu như thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, có hàm lượng đường cao, ngũ cốc, hành tỏi… gây áp lực lên dạ dày, kích thích sinh hơi trong đường tiêu hóa dẫn tới sôi bụng.
- Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột: Khi thực đơn ăn uống hàng ngày thiếu hụt lợi khuẩn, tạo điều kiện cho sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại khiến quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn dẫn tới đầy hơi, sôi bụng.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Khi ăn nhiều và ăn quá nhanh hoặc nằm ngay sau khi ăn khiến khí tích tụ lại trong dạ dày, thức ăn tiêu hóa chậm hơn khiến hơi ứ lâu dẫn ợ chua, sôi bụng.
- Uống nhiều bia rượu, nước có ga: Đây là thủ phạm gây ra sôi bụng, đầy bụng có kèm theo buồn nôn ở nhiều người. Nguyên nhân do các loại đồ uống này kích thích sinh hơi gây ra sôi bụng liên tục.
- Tâm lý căng thẳng: Áp lực công việc, cuộc sống, gia đình gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa gây ra hiện tượng sôi bụng, rối loạn tiêu hóa.
Ăn uống không hợp lý cũng có thể gây sôi bụng.
Sôi bụng biểu hiện như thế nào?
Sôi bụng xảy ra với tần suất dày đặc có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó. Những người bị sôi bụng có các triệu chứng như sau:
- Bụng phát ra âm thanh “ùng ục” xuất hiện từng cơn, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra khi âm thanh đủ lớn.
- Đau quặn bụng từng cơn, có thể giảm bớt khi người bệnh đi trung tiện hoặc đại tiện.
- Đau tăng lên và muốn đi đại tiện khi ăn.
- Bụng chướng kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn, hồi hộp, đau lưng, bực bội.
Phân biệt sôi bụng sinh lý và bệnh lý
Sôi bụng được chia làm 2 loại là sôi bụng sinh lý và bệnh lý. Cùng phân biệt như sau:
Sôi bụng sinh lý
- Thường xuất hiện khi bụng đói, nhất là khi ngửi hoặc nhìn thấy những món ăn hấp dẫn.
- Không kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn.
- Không có triệu chứng đau bụng, chướng bụng.
Sôi bụng bệnh lý
Có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào, kèm theo triệu chứng đặc trưng của bệnh lý như:
- Đầy hơi.
- Tiêu chảy, đi ngoài liên tục, đi ngoài phân bọt.
- Buồn nôn.
- Đánh hơi nhiều.
- Ợ nóng, nóng rát thực quản, đau thượng vị.
Cách xử lý khi bị sôi bụng nên biết
Nếu bạn chỉ bị sôi bụng sinh lý có thể tham khảo một số cách cải thiện ngay sau đây:
Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt góp phần quan trọng nhằm cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Bạn cần áp dụng nguyên tắc sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Không nên ăn quá nhiều một bữa, nên chia thành các bữa nhỏ trong ngày.
- Không để bụng quá no hoặc quá đói.
- Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu, ít dầu mỡ, giàu chất xơ.
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp kích thích tiêu hóa như đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe..
- Nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, tránh làm việc quá sức.
Chườm nóng
Chườm nóng giúp giãn mao mạch máu, hỗ trợ giảm sôi bụng, khó tiêu và đầy bụng. Bạn thực hiện như sau:
- Dùng túi chườm nóng chuyên dụng hoặc lọ thủy tinh chứa nước ấm chườm đều quanh rốn, vùng bụng hoặc bẹ sườn phải.
- Thực hiện mỗi lần 5 – 10 phút, lặp lại từ 2 – 3 lần trong ngày sẽ thấy thoải mái hơn.
Massage bụng
Sôi bụng do chế độ hay thói quen ăn uống gây ra, massage bụng là cách cải thiện hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Làm ấm lòng bàn tay, nhẹ nhàng xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.
- Bắt đầu từ vị trí giữa rốn rồi lan dần ra xung quanh cho tới khi thấy ợ hơi thì sôi bụng đã có dấu hiệu thuyên giảm.
- Có thể kết hợp với chút dầu nóng để gia tăng hiệu quả điều trị.
Gừng tươi
Gừng tươi có vị cay ấm, thường dùng để kích thích tiêu hóa, tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng. Chữa sôi bụng bằng gừng tươi như sau:
Cách 1: Cho vài lát gừng tươi với dầu bạc hà vào ly nước ấm, khuấy đều trong ly nước ấm và uống từng ngụm nhỏ mỗi sáng.
Cách 2: Lấy 3 lát gừng tươi, 1 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh khuấy đều với nước ấm, uống vào mỗi sáng.
Nước gạo rang
Nước gạo rang có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị sôi bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Cách thực hiện như sau:
Rang vàng một nắm gạo sạch và đun sôi với 1 lít nước cho tới khi còn 500ml thì tắt bếp. Chia lượng nước thành 2 phần và uống sau bữa ăn. Lưu ý, chỉ dùng trong ngày.
Lá mơ lông
Lá mơ lông có tính mát, chứa nhiều vitamin C cùng nhiều loạt chất quý có tác dụng giảm co thắt dạ dày, tá tràng. Từ đó, hỗ trợ cải thiện chứng đau bụng, khó tiêu, sôi bụng hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Lấy 50g lá mơ thái nhỏ trộn với 2 lòng trắng trứng gà.
- Đổ hỗn hợp lên trên lá chuối chiên không dầu.
- Nên sử dụng khi còn nóng để át đi vị đắng của lá mơ.