Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương, viêm loét gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Có nhiều biện pháp chữa viêm đại tràng hiện nay, một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng là dùng thuốc Tây. Cùng tham khảo các loại thuốc Tây dùng trong điều trị bệnh viêm đại tràng.
Nội dung chính trong bài
Bệnh viêm đại tràng là gì?
Trước khi tìm hiểu các loại thuốc Tây dùng điều trị viêm đại tràng chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh này. Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa có nhiệm vụ hấp thụ nước từ muối khoáng và thức ăn đồng thời phân hủy các vi khuẩn giúp tạo bã thức ăn thành phân. Tiếp đó, đại tràng co bóp và bài tiết phân qua trực tràng.
Với chức năng của mình nên đại tràng rất dễ bị viêm nhiễm. Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương, viêm loét gây ra các vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhưng nhiều người bệnh có tâm lý chủ quan khiến bệnh tiến triển ngày càng nặng và trở thành mãn tính, có nhiều nguy hiểm như polyp đại tràng, ung thư đại tràng…
Các triệu chứng nhận biết viêm đại tràng như:
- Đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng
- Đầy hơi chướng bụng
- Rối loạn đại tiện như phân nát hoặc toàn nước, có thể có lẫn máu
- Ăn uống không ngon miệng, giảm cân nhanh, người mệt mỏi
Viêm đại tràng rất dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm tiến triển thành mạn tính và gây ra biến chứng như thủng ruột, chảy máu đại tràng, ung thư đại tràng…Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh bạn nên tới trung tâm y tế để được thực hiện thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nhóm thuốc Tây điều trị viêm đại tràng hiện nay
Đối với từng trường hợp bệnh và triệu chứng mà người bệnh gặp phải bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là các nhóm thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị viêm đại tràng:
Nhóm thuốc chống viêm
Các thuốc chống viêm thường được bác sĩ chỉ định đầu tiên giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng. Một số loại thuốc thường được sử dụng:
- Sulfasalazine (Azulfidine)
- Mesalamine (Tidocol, Rowasa…)
- Balsalazide (Colazal)
- Olsalazine (Dipentum)
Đây là loại thuốc Tây không thể thiếu khi điều trị viêm đại tràng có tác dụng chống viêm và ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm thường gặp khi sử dụng thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ nư đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ợ nóng…
Nhóm thuốc điều trị táo bón
Nhóm thuốc điều trị táo bón thường được bác sĩ chỉ định trong một thời gian ngắn khi người bệnh đi đại tiện bình thường cần phải ngưng sử dụng ngay. Cụ thể, cách sử dụng và liều lượng của nhóm thuốc điều trị táo bón như sau:
Thuốc uống:
- Thuốc Folax loại 10g/gói với liều lượng uống 1-2 gói/ngày
- Thuốc Sorbitol loại 5g/gói sử dụng với liều lượng sử dụng 1-3 gói/ngày
- Thuốc Duphalac loại 10g/gói, sử dụng với liều lượng 1-3 gói/ngày
- Igol (bổ sung chất xơ): Sử dụng từ 1 – 6 gói/ ngày, dùng liên tục trong 3 ngày
Thuốc loại gel, tiêm, bơm trực tràng:
Thuốc Microlax 3ml/ống chỉ được sử dụng cho những trường hợp táo bón do co thắt trực tràng hậu môn.
Khi bị táo bón do viêm đại tràng ngoài sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khác mang lại hiệu quả tốt như:
- Uống nhiều nước
- Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong thực đơn ăn uống hàng ngày
- Bổ sung các thực phẩm nhuận tràng như chuối, vừng tươi…
Nhóm thuốc có tác dụng chống tiêu chảy
Tác dụng của nhóm thuốc này giúp làm chậm nhu động ruột, bảo vệ lớp niêm mạc đại tràng và điều trị chứng tiêu chảy. Các loại thuốc thường sử dụng để điều trị bao gồm:
- Thuốc Iopradium loại 2mg/ viên: Mỗi ngày dùng từ 1 – 6 viên
- Thuốc Actapulgte: Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 gói
- Thuốc Smecta: Sử dụng với liều lượng 2 – 3 gói/ ngày
Nhóm thuốc giảm đau và chống co thắt
Nhóm thuốc có tác dụng làm giãn cơ, hướng cơ chống co thắt. Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng giảm chứng đầy hơi, chướng bụng và điều trị chứng rối loạn chức năng đại tràng. Các loại thuốc thường sử dụng:
Thuốc tiêm
Thuốc Phloroglucinol (Spasfon) loại 40mg/ống sử dụng 1-3 ống/ngày
Thuốc uống
- Thuốc Phloroglucinol (Spasfon) loại 80mg/viên, sử dụng 4 viên/ngày
- Thuốc Trimebutin (Debridat) loại 100mg/viên, liều lượng từ 1-6 viên/ngày
- Thuốc Mebeverin (Duspatalin) loại 100mg/viên, uống 2-4 viên/ngày
Thuốc đặt lưỡi:
Dùng với liều lượng 2 viên/ngày đối với thuốc Phloroglucinol (Spasfon) loại 80mg/ viên ngậm.
Nhóm thuốc làm giảm chướng bụng, đầy hơi
Các loại thuốc thường được dùng để điều trị chứng bệnh này bao gồm: Than hoạt, Sorbitol, Debridat, Motilium – M, Carbophos, Duspatalin.
Nhóm thuốc an thần kinh
Gồm có các loại thuốc: Dogmatyl, Rotunda, Seduxen…
Thuốc Corticoid
Corticoid có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng bệnh nhưng nhược điểm khi sử dụng nhóm thuốc này gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như loãng xương, giòn xương, tăng cân…
Các thuốc thường được chỉ định như: Prednisolon, Dexamethason, Betamethason…
Nhóm thuốc ức chế lại hệ thống miễn dịch
Những nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm nhưng công dụng chính là kiểm soát hệ miễn dịch. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra những tác dụng phụ như suy tủy xương, viêm gan, tuyến tụy, dị ứng…
Thuốc kháng sinh
Kháng sinh là nhóm thuốc được sử dụng chữa viêm đại tràng
Trong trường hợp viêm đại tràng gây ra do nguyên nhân lao, ký sinh trùng…sử dụng thuốc kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa hay kiểm soát lây nhiễm với người bị viêm đại tràng.
Metronidazol 250mg: sử dụng 04 viên/ ngày, hoặc biseptol 480mg: 2 viên/ ngày. Sử dụng thuốc kháng sinh trong khoảng từ 5 – 7 ngày.
Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây có thể giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng của bệnh nhưng nếu lạm dụng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, phải kể tới:
- Suy giảm chức năng gan thận
- Tổn thương dạ dày
- Tăng men gan
- Tăng huyết áp
Vì vậy, khi sử dụng thuốc Tây cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
- Trong quá trình dùng thuốc phải đủ liều, đúng thời gian quy định của bác sĩ chuyên khoa, không nên lạm dụng thuốc gây tác dụng phụ
- Không nên dừng lại khi thấy dấu hiệu thuyên giảm
- Chỉ dùng nhiều loại thuốc cùng lúc khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa