Triglyceride là một trong những thành phần mỡ máu quan trọng. Chỉ số triglyceride tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, nó có thể khiến bạn đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng như mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, nhồi máu cơ tim, viêm tụy,…
Triglyceride là gì?
Triglyceride hay còn được gọi là chất béo trung tính, có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. Thông qua quá trình chuyển hóa, triglyceride sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Triglyceride thường được tìm thấy nhiều trong dầu thực vật và mỡ động vật. Khi bạn nạp vào lượng calo nhiều hơn lượng calo tiêu thụ, phần calo dư thừa sẽ được chuyển hóa thành triglyceride.
Khi lượng triglyceride dư thừa quá nhiều sẽ khiến chỉ số triglyceride của bạn ở mức cao. Cụ thể:
- Dưới 150 mg/dL: trung bình
- Từ 151 – 199 mg/dL: ranh giới cao
- Trên 200 mg/dL: cao
- Trên 500 mg/dL: rất cao
Triglyceride tăng cao là do đâu?
Triglyceride có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Một số nguyên nhân phổ biến thường gây ra tình trạng triglyceride tăng cao là:
- Thừa cân, béo phì
- Lười vận động, không tập thể dục, thể thao
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều chất béo xấu
- Tiêu thụ quá nhiều bia rượu, các chất kích thích
- Di truyền
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý tim mạch, bệnh thận, huyết áp cao, tiểu đường, suy giáp
- Tác dụng phục của một số loại thuốc
Tăng triglyceride có nguy hiểm không?
Triglyceride nếu không được kiểm soát kịp thời có thể khiến bạn phải đối mặt với những nguy cơ sau:
U vàng: Bệnh nhân triglyceride cao có thể bị u vàng gân, u vàng mí mắt, u vàng phát ban, xuất hiện ở thân người và chân tay. Khi nòng độ triglyceride cao hơn 11,3 mmol/L bạn có thể thấy võng mạc có màu vàng cam, biểu hiện của bệnh lipid võng mạc.
Viêm tụy cấp: Triglyceide tăng cao kéo theo lượng các axit béo tự do cũng tăng, gây tổn thương đến tế bào tụy, tăng phản ứng viêm nhiễm dẫn tới viêm tụy. Biểu hiện là sốt cao, đau bụng dữ dội, nôn mửa,…
Đái tháo đường tuýp 2: Nếu cùng lúc bạn có chỉ số triglyceide cao, đi kèm đó là 1 trong 5 tình trạng (huyết áp cao, béo bụng, cholesterol tốt HDL thấp, cholesterol xấu LDL cao) thì bạn sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh đái đường tuýp 2 lên đến 5 lần.
Ảnh hưởng đến chân: Triglyceride tăng cao gây ra các mảng bám trong lòng và thành động mạch, nếu chúng chảy tới chân có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên, gây đau và tê chân, lòng bàn chân.
Ảnh hưởng đến gan: Tăng triglyceride cao nếu không được điều trị sẽ làm sản sinh lượng axit béo tích tụ trong gan, mỡ gan cao khiến gan dễ mắc phải các bệnh lý mãn tính: gan nhiễm mỡ, sẹo gan, ung thư gan,…
Mất trí nhớ: Chỉ số triglyceride cao có thể làm ảnh hưởng tới các mạch máu bên trong não, khi chúng suy yếu sẽ tăng tích tụ amyloid khiến người bệnh có nguy cơ bị chứng mất trí nhớ.
Nên làm gì khi lượng Triglyceride trong máu tăng cao?
Áp dụng lối sống lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn, điều này bao gồm việc kiểm soát chỉ số triglyceride máu. Hãy lưu ý thực hiện những điều dưới đây:
Tăng cường vận động: Như đã phân tích phía trên, lười vận động, lười thể thao là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số triglyceride tăng cao. Trong khi đó, ở những người thường xuyên vận động đều đặn lại có chỉ số triglyceride ở mức an toàn. Mỗi người nên dành ra khoảng thời gian tối thiểu 30 phút mỗi ngày tham gia các hoạt động thể chất để có thể cải thiện và nâng cao sức khỏe cũng như ngăn ngừa triglyceride tăng cao.
Tránh đường và carbohydrate tinh chế: Chúng thường có trong các loại đồ uống đóng chai, nước ngọt, đồ uống có gas, ngũ cốc đã qua tinh chế,…
Giảm cân: Thống kê cho thấy những người béo phì thường có mức triglyceride máu cao. Lượng calo dư thừa được chuyển hóa thành triglyceride, do đó bạn cần giảm lượng calo nạp vào. Việc giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể bằng cách an toàn có thể giúp hạn chế lượng chất béo tích tụ và giảm tổn thương cho các tế bào.
Bổ sung chất béo tốt: Chất béo không hoàn toàn xấu, tuy nhiên bạn cần chọn đúng loại chất béo và tiêu thụ chất béo một cách hợp lý. Chất béo tốt là chất béo không bão hòa, chúng bao gồm các thực phẩm có chứa axit béo omega 3, omega 6, 9. Có trong: các loại cá béo như cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi,…. các loại hạt (hạt óc chó, hạt dẻ, trái bơ,.
Tránh chất béo chuyển hóa, thực phẩm có dầu hoặc chất béo hydro hóa: Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo xấu, chúng thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn được chiên rán bằng dầu ăn cũ nhiều lần, đồ ăn đóng hộp,….
Hạn chế tiêu thụ rượu/cai rượu: Thay thế rượu bằng các loại thức uống có lợi hơn cho người triglyceride tăng cao, ví dụ như nước lọc, trà bụp giấm, trà xạ đen, trà giảo cổ lam, nước cam,. nước nho,..
Hạn chế ăn uống sau 8 giờ tối: Thời điểm ăn tối tốt nhất dành cho người bệnh là vào khoảng 6 giờ 30 – 7 giờ tối. Ăn tối muộn sẽ khiến thức ăn khó hấp thu hơn. Lượng calo nạp vào không được tiêu thụ dư thừa sẽ đọng lại thành mạch gây xơ vữa động mạch.
Không nên thức khuya: Hầu hết những người thường xuyên thức khuya luôn trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, cân nặng thay đổi đột ngột không kiểm soát, những người này có chỉ số triglyceride cao hơn những người ngủ đúng giờ. Ngủ muộn quá thường xuyên khiến cho hoạt động của tuyến thượng thận suy yếu, tăng triglyceide đi kèm tích tụ chất béo ở thành bụng và cơ mông.
Bổ sung thảo dược kiểm soát triglyceride máu:
Năm 2018, Viện Hàn lâm Khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Nghiên cứu tiếp tục được phát triển và ứng dụng trong sản phẩm FREMO. Sản phẩm được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi có công dụng tương đương với các loại thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, có thể sử dụng lâu dài và hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ.
Công thức phối hợp đem lại những hiệu quả tích cực:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Chiết xuất từ thảo dược, không gây tác dụng phụ.