Thịt bò được biết đến là thực phẩm chứa nhiều protein (chất đạm) đồng thời là nguồn cung cấp vitamin và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin B6, B12, sắt, kẽm, chất béo giàu linoleic và palmiotelic… Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều thịt bò là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, liệu thông tin này có đúng không và ăn thế nào cho đúng. Mời các bạn cùng hanhphucgiadinh.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Người bị trĩ có ăn thịt bò được không?
Như các bài phân tích trước về thịt gà, thịt tôm thì ở bài viết này thịt bò cũng được các chuyên gia của hanhphucgiadinh.vn khuyến cáo không nên ăn nhiều đối với người mắc bệnh trĩ. Bởi, hàm lượng chất đạm có trong thịt bò khá cao mà không có chất xơ là tác nhân gây ra táo bón gây nhiều áp lực lên hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lưu thông máu.
Theo Đông y, thịt bò vị ngọt tính ôn, không độc có tác dụng bổ hư kiện tỳ, dưỡng huyết, ích khí rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt người bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu do đại tiện ra máu.
Thịt bò là nguồn cung cấp chất sắt, lipit, giàu protit, kẽm và vitamin B2, B6, B12 có tác dụng sản sinh hồng cầu và tăng cường hệ miễn dịch, rất thích hợp cho người luyện tập thể thao có nhu cầu tăng cơ bắp, có hàm lượng carnosine cao làm giảm mệt mỏi và tăng cường hiệu suất khi luyện tập.
Theo các chuyên gia, nếu dung nạp quá nhiều thịt bò dễ gây phân cứng và khô, khiến quá trình đào thải phân ra ngoài gặp khó khăn do phải dùng lực rặn đẩy phân ra ngoài khiến cho bệnh trĩ thêm phần phát triện và nặng hơn.
Một vài cách ăn thịt bò tốt cho người bệnh trĩ
Dưới đây là một trong số món ăn dân gian giúp bồi bổ máu, giàu chất xơ giúp cải thiện sức khỏe mà bạn nên bổ sung thêm vào thực đơn của mình. Liều lượng trung bình để ăn thịt bò vào khoảng 100 gram ở mức 1-2 lần/tuần.
Thịt bò nếu ăn đúng cách không những tốt cho sức khỏe mà còn là bài thuốc quý, trong đời song. Cụ thể:
Món súp lơ, cà rốt xào với thịt bò
Chuẩn bị: 100 gram thịt bò, 3 cây súp lơ xanh, 2 củ cà rốt, gia vị đủ dùng.
Cách làm: Gọt và Rửa sạch súp lơ xanh, cà rốt bằng nước muối pha loãng để ráo nước thì cắt nhỏ vừa, cho một chút dầu ăn xào nhẹ với thịt bò khi hơi tái thì cho nguyên liệu rau củ vào xào tới khi chín thì cho gia vị đủ dùng, bày ra đĩa và ăn cùng với bữa cơm.
Công dụng: Thịt bò xào súp lơ, cà rốt là món ăn bổ dinh dưỡng cho người thiếu máu, mất máu trầm trọng do trĩ gây ra khi đại tiện mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày. Hai loại rau này giàu chất xơ có chứa nhiều chất chống lão hóa như vitamin A, C, E có tác dụng giúp nhuận tràng và đại tiện dễ dàng hơn.
Món thịt bò viên sốt cà chua
Chuẩn bị: Thịt bò 100 gram, 2 quả cà chua, 10 cái nấm hương, hành lá và gia vị đủ dùng
Cách làm: Rửa sạch và ngâm nước muối loãng với các nguyên liệu, riêng thịt bò để riêng ướp gia vị, nấm hương ngâm vào một bát nước ấm rồi thực hiện nặn thịt thành viên tròn, rồi sốt cà chua cùng ½ bát nước khi cà chua chín cho gia vị đủ dùng và thịt bò vào để sốt
Công dụng: Hàm lượng vitamin C trong cà chua rất dồi dào khi kết hợp cùng thịt bò giúp bạn hấp thụ lượng sắt và dinh dưỡng trong thịt bò một cách hiệu quả, đồng thờicà chua là thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Món cháo thịt bò ninh đậu xanh
Chuẩn bị: Thịt bò 100 gram, gạo tẻ 200 gram, hạt đậu xanh 200 gram, gia vị đủ dùng.
Cách làm: Đem thịt bò rửa sạch rồi xay nhuyễn và ướp cùng gia vị, đậu xanh ngâm nước 10 phút sau đó vo gạo rồi vào nồi cơm điện áp suất khi sôi thì cho thịt bò đã ướp và đậu xanh và gia vị vào nồi đảo đều tay để thịt bò không vón cục rồi ấn nút bật nồi cơm xuống chờ chín lần hai.
Công dụng: Theo Đông y đậu xanh có tác dụng giải nhiệt, giải độc điều hòa ngũ tạng ăn vào sẽ rất mát và tiêu diệt được bệnh về nhiệt. Thịt bò giúp tăng lượng sắt đang kể khi kết hợp với đậu xanh là món ăn sang cực dinh dưỡng và nhiều năng lượng.
Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì?
Các chuyên gia cho rằng chế độ ăn uống là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng táo bón. Để giảm tải tình trạng tao bón, liều lượng trung bình khi ăn thịt bò ở người bệnh trĩ là 100g (1-2 lần/tuần) và nên tăng cường chất xơ mỗi ngày từ 20-35 gram. Cụ thể:
Nhóm thực phẩm nên ăn
Là nhóm thực phẩm bạn cần bổ sung hàng ngày giúp kích thích tiêu hóa, chống táo bón bằng các nhóm thực phẩm như:
Thực phẩm có chất xơ
- Chất xơ đóng vai trò quan trọng giúp làm lành tổn thương trong cơ thể, đặc biệt là tế bào ruột, giảm đầ bụng và hạn chế táo bón hiệu quả.
- Các loại rau tốt cho hệ tiêu hóa như rau ngải cứu, mồng tơi, khoai lang, rau dền, rau đay, củ cải, cà rốt, xà lách, súp lơ, cải xoong, rau muống,… mà bạn nên ăn trong bữa ăn hàng ngày
Thực phẩm giúp nhuận tràng
- Việc này giúp hoạt động của đường tiêu hóa được lưu thông, ngăn ngừa táo bón và làm giảm các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy quanh vùng hậu môn.
- Các loại rau nên ăn rau diếp cá, rau mùng tơi, rau bắp cải, gạo gứt, khoai lang luộc, đậu bắp, bí đỏ, cà chua, rau mùi, rau má, thanh long, bưởi, táo, ngoài ra sữa chua chứa men probiotic là thực phẩm bạn thường xuyên nên ăn hàng ngày một hộp.
Thực phẩm cải thiện máu
- Cần bổ sung chất sắt có trong thịt đỏ (thịt dê, thịt heo, thịt bò, thịt cừu) và omega 3 có trong các loại cá ( cá ngừ, cua hấp), trứng cá hồi, … sản sinh ra nhiều hồng cầu tăng cường chất sắt.
- Bổ sung các loại rau củ quả như hạnh nhân sấy, chà là sấy, quả sung, bắp cải, cải xoan, rau bina, đậu xanh, củ lạc, hạt bí ngô, đậu nành, đậu phụ, socola đen, hải sản (tôm, trai, sò, ốc),… giúp phục hồi sức khỏe và cải thiện lượng máu đã mất.
Tăng cường uống nhiều nước lọc
- Nên uống nước lọc từ 2-3 lít/ngày (với người tập thể thao) là cách khôi phục lại sức khỏe mỗi ngày bởi nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và trơn tru ngăn ngừa táo bón rất hữu ích.
- Có thể uống thêm các loại nước ép để tăng cường chất xơ và vitamin thay thế cho nước lọc, hoặc dùng chính những món canh nước rau luộc giúp dễ tiêu hóa, làm mềm phân và khắc phục tình trạng táo bón.
Thực phẩm không nên ăn hoặc uống
Để quá trình điều trị bệnh trĩ có tiến triển cần loại bỏ những thực phẩm có hại cho sức khỏe của người bệnh như:
- Không dùng các loại ngũ cốc đã bỏ hết lớp cám được sử dụng làm bánh quy, bánh mỳ,… Dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu lâu dần tạo thành táo bón.
- Hạn chế đồ ăn nhanh gia vị cay nóng, dầu mỡ bởi chúng dễ làm tăng huyết áp, gây nóng trong người, khiến việc đi đại tiện khó khăn phải dùng lực rặn dẫn đến táo bón, khiến tình trạng của bệnh trĩ trở nên ngày càng trầm trọng hơn.
- Tuyệt đối nói không với chất lỏng có cồn, nước ngọt có gas: Bởi chúng dễ làm tăng áp lực lên thành ruột, ảnh hưởng xấu đến đường ruột thường có trong bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt, cà phê,… làm trầm trọng táo bón hơn
- Nên ít đồ ăn mặn: Bởi muối có tính hấp thụ nước, khiến phân bị cứng và khô, làm khó tiêu hóa, các mạch máu bị chèn ép gây ra táo bón.
- Giảm đường, tinh bột, sữa: Các sản phẩm đến từ sữa chứa nhiều chất bảo quản, sản sinh ra axit gây hại cho đường tiêu hóa dễ bị tiêu chảy, đường và tinh bột không nên ăn quá nhiều sẽ gây co thắt nhu động ruột, lâu dần làm tăng tình trạng táo bón.
Hai thói quen tốt cho người bị trĩ
Việc thay đổi thói quen tốt giúp cho việc điều trị trĩ, thu được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể:
Thiết lập thói quen tích cực và lành mạnh
Thói quen tích cực đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, bởi nó ảnh hưởng đến cách bạn rèn luyện, dưới đây là những thói quen tốt để cải thiện bệnh trĩ mà bạn nên áp dụng như:
Ngâm hậu môn vào nước ấm
- Chuẩn bị: Một chậu nước ấm hoặc chậu tắm của em bé, 2 lít nước đun sôi, một ít muối.
- Cách làm: Rửa hậu môn bằng nước ấm và thấm lại bằng khăn khô mềm. Cho 2 lít nước ấm vào chậu ngâm pha muối loãng, rồi thực hiện ngâm hậu môn vào trong chậu trong khoảng 15 phút.
- Công dụng: Giúp làm tăng lưu lượng máu ở hậu môn, các tĩnh mạch và mô quanh búi trĩ giãn ra. Làm giảm viêm nhiễm ở các tổn thương, loại bỏ các vi khuẩn có hại, tiêu sung hiệu quả. Đồng thời, nước muối ấm giúp cầm máu cho người bị chảy máu khi đi đại tiện, giảm tình trạng sưng đau và sa búi trĩ, làm lành nhanh vết thương, hồi phục nhanh chóng.
Người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng giảm hẳn và rất thoải mái, Ngoài ra, người bệnh cần kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày, nên áp dụng sau khi đại tiện hoặc trước khi đi ngủ 30 phút.
Vệ sinh đúng cách
- Người bệnh cần vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày, nên rửa vào buổi sáng và tối trước khi ngủ giúp giảm ngứa ngáy, làm dịu các búi trĩ, giảm đau và khó chịu ở xung quanh vùng hậu môn.
- Tốt nhất nên sử dụng dung dịch vệ sinh loại dịu nhẹ hoặc dùng nước ấm pha muối loãng khi vệ sinh hậu môn (tuyệt đối không dùng xà bông và giấy thô sẽ làm khô da hoặc tổn thương).
Tư thế ngồi vệ sinh đúng cách
- Tu thế đi vệ sinh đúng cách là tạo ra một góc 35 độ giữa chân và phần thân trên, nhìn qua có thể thấy rất giống với tư thế ngồi xổm, ở góc nghiêng này sẽ giúp quá trình đào thải phân dễ dàng hơn.
- Cần ngồi thoải mái giống như tư thế ngồi xổm để việc chuyển động ruột thuận lợi và nhanh hơn, chống táo bón. Với phụ nữ mang thai chỉ cần gác một chiếc ghế để chân lên như trong hình.
Chườm lạnh hậu môn
- Chuẩn bị: Một khay đá nhỏ và túi chườm y tế
- Cách làm: Rửa hậu môn bằng nước ấm rồi thấm bằng khăn khô mềm. Rồi nằm sấp trên giường, cho đá vào túi chườm rồi áp từ từ vào búi trĩ một cách nhịp nhàng không quá đột ngột trong 15-30 phút để giảm đau và sưng. Trong lúc chườm nếu thấy vùng búi trĩ có cảm giác đông cứng thì nên dừng lại đợi búi trĩ trở về trạng thái bình thường thì tiếp tục chườm
- Công dụng: Làm giảm đau, giảm sưng, ngứa ngáy, giúp mạch máu co lại khiến lượng máu tuần hoàn giảm đi đáng kể nhờ đó các hiện tượng đau nhức thuyên giảm. Trường hợp búi trĩ kích thước lớn tình trạng đau đớn kéo dài, thì đây có thể là giải pháp giúp giảm cơn đau trĩ tạm thời. Người bệnh cần kiên trì thực hiện 3-4 lần mỗi ngày.
Thiết lập chế độ sinh hoạt cho người bệnh
Để giúp bạn có một sức khỏe dẻo dai và ngăn ngừa những bệnh không mong muốn, nhất là ở độ tuổi còn đi làm cho tới khi đã có tuổi. Ngoài việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen hàng ngày, bạn cũng nên cho mình cả chế độ sinh hoạt nữa. Cụ thể:
- Không tự ý điều trị tại nhà, tự bỏ dở quá trình điều trị, khi chưa hỏi ý kiến chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không bia rượu, bởi chúng làm giảm tác dụng của thuốc và làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh khác.
- Hạn chế đứng, ngồi một chỗ hay ngồi lâu trong nhà vệ sinh, không nên dùng lực rặn để đi vệ sinh vì như vậy sẽ khiến bệnh táo bón phát tác nguy hiểm hơn lên hậu môn.
- Nên thường xuyên tập luyện hay chơi thể thao ở mức độ nhẹ nhàng 20-30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm áp lực các dây thần kinh tác động lên búi trĩ.
- Đi ngủ sớm trước 22h00 mỗi ngày, ngủ sớm và ngủ đủ giờ, đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Hy vọng, qua bài phân tích về chất dinh dưỡng và hàm lượng chất xơ trong thịt bò đã giúp bạn hiểu sâu và rõ hơn về thịt bò, để có cách lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp với cách lên thực đơn bổ sung nhiều chất xơ giúp hài hòa giữa thịt bò và các món ăn đơn điệu khác được phong phú và đa dạng hơn. Nhằm ngăn chặn bệnh trĩ tái phát hoặc biến chứng nguy hiểm hơn. Chúc bạn sớm hồi phục và luôn khỏe mạnh để theo dõi nhiều bài viết hơn từ hanhphucgiadinh.vn
Nguồn tham khảo: Dulcit.vn