Trứng gà là thực phẩm được dùng thường xuyên trong bữa ăn của các gia đình, thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Tuy nhiên, bên trong thành phần của trứng lại chứa hàm lượng protein cao và không có chất xơ. Vậy người bị trĩ có ăn được trứng không, ăn sao cho đúng?
Mục lục
Người bị trĩ có ăn được trứng gà không?
Trứng gà có vị ngọt tính bình, theo Đông y trứng gà có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, rất tốt cho người bị ốm, ho khan lạc giọng và nuốt đau, người bị suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, hội chứng lỵ cấp xuất huyết và một số bệnh lý khác.
Là nguồn cung cấp chất sắt, giúp hồi phục sức khỏe tốt do chứa nhiều vitamin A, D, E, B1, B6, B12, magie, canxi, kẽm, axit amin (tăng cường cho hệ miễn dịch) và chất Lecithin giúp quá trình tiêu hóa hiệu quả, hạn chế nguy cơ bị tắc động mạch do tăng hàm lượng cholesterol.
Mặc dù, lòng đỏ của trứng là nguồn cung cấp các loại vitamin tan trong nước và chất béo rất tốt cho hệ thần kinh và đại não. Lòng trắng của trứng giúp tăng cường sức lực, độ bền cho cơ bắp và chống lão hóa. Nhưng trứng lại chứa rất ít chất xơ, nên khi dung nạp quá nhiều trứng mỗi ngày sẽ gây khó tiêu dẫn tới phân bị khô cứng làm việc đào thải gặp khó khăn.
Trứng gà nên ăn kết hợp với những gì để điều trị trĩ
Trứng gà được biết đến là món ăn phổ biến và giàu chất dinh dưỡng mà nhiều ngưỡi vẫn luôn lựa chọn bổ sung 2-3 quả/ tuần. Người mắc bệnh trĩ có thể ăn trứng gà theo cách sau nếu bệnh trĩ đang chưa quá nặng. Bạn thực sự cần bổ sung các thực phẩm và thức uống sau trong thực đơn ăn để trợ giúp chữa trị bệnh trĩ. Cụ thể:
Bổ sung chất xơ
- Cách ngăn ngừa táo bón người bệnh cần kết hợp ăn cùng rau xanh các loại giàu chất xơ để giúp đẩy lùi bệnh trĩ. Các loại rau quả xanh như rau muống, súp lơ trắng, cà rốt, củ cải, ngải cứu, mồng tơi, rau đay, rau xà lách, cải xoong, rau khoai lang, rau dền giúp cho hệ tiêu hóa được trơn tru
- Cần cung cấp cho cơ thể từ 20g – 35g chất xơ mỗi ngày để chống đại tiện khó, kích thích tiêu hóa, vệ sinh ruột. Chất xơ dồi dào với người mắc trĩ sẽ thuận tiện hơn trong quá trình đào thải phân ra ngoài hơn.
Bổ sung chất sắt
Tình trạng thiếu máu, mệt mỏi của người mắc bệnh khi đi đại tiện ra máu. Để tăng cường sức khỏe và hồi phục lại lượng máu đã mất, người bệnh trĩ nội, trĩ ngoại cần ăn bổ sung các thực phẩm để cơ thể sản sinh ra hồng cầu và sản sinh máu cho cơ thể có nhiều trong khoai lang, rau lang, cam quýt, rau mùng tơi,…
Bổ sung chất nhuận tràng
Là điều vô cùng cần thiết, giúp hệ tiêu hóa hoạt động được linh hoạt. Đây là cách hạn chế đau rát ở hậu môn và chống táo bón. Cần bổ sung các loại rau lang, rau mùng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền… có tác dụng nhuận tràng.
Ngoài ra, bạn nên ăn một hũ sữa chua hàng ngày để cung cấp chế phẩm sinh học probiotic có lợi giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và chức năng miễn dịch. Mỗi hộp sữa chua khối lượng 100g có chứa vài tỷ men vi sinh Probiotics nên chỉ cần dùng 100g sữa chua mỗi ngày là đủ (lưu ý là các men này phải “còn sống” vào thời điểm dung nạp, các sản phẩm sữa chua phải là loại chưa qua giai đoạn thanh trùng).
Bổ sung omega-3
Một số Omega-3 có chứa nhiều trong các loại cá ngừ, cá hồi, cá thu… bạn cũng có thể thay thế nhóm bơ, phô mai bằng chất béo từ các loại hạt sấy thiên nhiên mang lại như hạt chia, hạt lanh, quả óc chó (vừa tăng chất sắt, chất xơ và bổ sung omega 3 cao)
Uống nước lúc cần thiết
- Uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để bạn khôi phục sức khỏe nhanh chóng nhất giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, phân mềm ra khiến việc đi đại tiện cũng dễ dàng hơn và hạn chế nguy cơ bị táo bón và các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.
- Các loại nước ép rau cải các loại, nước ép bầu, nước ép măng tây, mồng tơi, nước ép rau diếp cá, nước ép xà lách, ép củ cải đỏ (có nhiều vitamin chống táo bón và trĩ cực tốt). Trong củ cải lượng chất xơ cao giúp cho việc đi đại tiện thuận lợi.
- Cần bổ sung thêm các loại trái cây như nước ép rau chân vịt, nho khô không hạt, bưởi, quýt, mận, dưa hấu, dâu tây, chuối, táo, kiwi, hải sâm, thanh long, bơ, cà chua, bí đỏ, nước ép cam, sữa hạt điều hạnh nhận, sữa đậu nành, củ sen, rau mùi, rau má cũng rất có lợi làm mềm phân.(có thể uống thay nước)
Một số lưu ý người bệnh trĩ nên kiêng
Không nên ăn nhiều trứng dễ gây ra khó tiêu, đầy bụng dẫn đến tình trạng táo bón nặng hơn. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh cần tránh. Cụ thể :
Lưu ý thói quen không tốt
- Đồ uống có cồn, chất kích thích: Các thức uống chứa chât kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có gas,… làm tăng áp lực thành ruột, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
- Thức ăn cay nóng: Những thực phẩm cay nóng có thể kể đến như ớt, tiêu, gừng, tỏi, mù tạt,… dễ làm tăng huyết áp, nóng trong người và đặc biệt gây ra táo bón. Cần chú ý giảm muối trong các bữa ăn, hạn chế ăn mặn vì muối có tính hút nước làm khó tiêu, các mạch máu căng lên, từ đó tình trạng bệnh trĩ dễ nặng hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa là nguy cơ mắc táo bón mãn tính, từ đó làm các búi trĩ phát triển to và nhanh chóng. Lâu dần bệnh trĩ càng nghiêm trọng hơn.
- Các sản phẩm đến từ sữa: Không phù hợp với người có đường tiêu hóa yếu, một số sản phẩm làm từ sữa như kem, phomai, bơ sữa chứa các chất bảo quản,… góp phần làm gia tăng khả năng tạo axit gây hại cho đường ruột dẫn tới một số triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, từ đó khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên tồi tệ.
- Giảm ngọt và tinh bột: Khiến các triệu chứng của bệnh trĩ trở nên nặng hơn khi ăn quá nhiều tinh bột và đường gây áp lực lên thành ruột khiến bạn bị táo bón, ngứa hậu môn.
Lưu ý các thói quen tốt cho người bị trĩ
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lý cũng thu được kết quả cao không kém gì so với việc sử dụng thuốc. Cụ thể:
Vệ sinh hậu môn đúng cách
- Đối với bệnh trĩ mọi người cần lưu ý rằng khi vệ sinh hậu môn phải hết sức nhẹ nhàng, từ tốn không mạnh tay và chà xát mạnh dễ gây tổn thương làm chảy máu, trầy xước. Người bệnh nên rửa hậu môn thêm ít nhất 2 lần/ngày, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.
- Cần dùng nguồn nước sạch sẽ để vệ sinh hậu môn, tốt nhất vẫn là nước ấm pha muối loãng giúp làm dịu các búi trĩ và giảm đau hiệu quả. Tuyệt đối không sử dụng xà bông để rửa hậu môn. Tốt nhất nên dùng nước ấm pha muối loãng để rửa và thấm lại bằng khăn khô, hoặc dung dịch vệ sinh loại dịu nhẹ.
Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh
Tư thế ngồi xổm, là tư thế tự nhiên và thoải mái nhất mà bạn nên ngồi để việc chuyển động ruột dễ dàng và nhanh hơn, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ.
Ngâm hậu môn trong nước ấm
- Đối với người bị trĩ, ngâm nước ấm là cách tốt nhất làm giảm đau và sưng, giảm nhiễm trùng, phù nề. Cần duy trì ngâm hậu môn trong nước ấm pha muỗi loãng 2 lần/ngày (không để nhiều muối dễ gây xót và nhiễm trùng vùng hậu môn đang bị tổn thương).
- Sau khi ngâm xong hậu môn người bệnh cần sử dụng khăn sạch mềm thấm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vùng búi trĩ.
Đảm bảo chế độ sinh hoạt khoa học
Để chủ động kiểm soát căn bệnh này, bên cạnh việc thay đổi thói quen ăn uống thì bạn cũng cần thay đổi cả thói quen sinh hoạt nữa, cụ thể là:
- Tập thể thao hàng ngày, giúp tăng cường sức lực và làm giảm áp lực dây thần kinh ở hậu môn và trực tràng. Hạn chế đứng, ngồi lâu một chỗ, liên tục đi lại trong văn phòng để giảm sức ép lên vùng hậu môn và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không thức muộn.
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, không tự bỏ dở liệu trình đó và tuyệt đối nói không với bia rượu. Không ngồi lâu trong nhà vệ sinh, không dùng nhiều sức để rặn khi đi đại tiện. Khi có dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc do các biến chứng của trĩ gây ra, người bệnh cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.