Rèn luyện thể thao mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng rất hại nếu không lựa chọn môn thể thao phù hợp tình trạng bệnh trĩ của mỗi người. Đặc biệt, đối với những người có thói quen và sở thích đi xe đạp, liệu bệnh trĩ có đi xe đạp được không, nên rèn luyện môn thể thao nào, và cần lưu ý điều gì?
Mục lục
Bệnh trĩ và triệu chứng thường gặp là gì?
Bệnh trĩ là gì?
Là tình trạng xảy ra do các tĩnh mạch có trong trực tràng, hậu môn bị chèn ép gây giãn nở quá mức tạo điều kiện hình thành các búi trĩ.
Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ được chia làm 3 loại chính thường gặp như:
- Bệnh trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ hình thành từ các đám rối mạch máu, tĩnh mạch ở bên trong hậu môn phía trên đường lược, phát triển lớn dần khiến dây chằng parks mất khả năng nâng đỡ và chùng xuống khiến búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.
- Bệnh trĩ ngoại: Là tình trạng đám rối tĩnh mạch xuất phát từ bên dưới đường lược và thường được che phủ bởi lớp niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn. Búi trĩ kích thước lớn dần dẫn đến hiện tượng ứ huyết và hình thành búi trĩ bên ngoài hậu môn.
- Bệnh trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp búi trĩ nội và trĩ ngoại, khi tình trạng nặng dây chằng parks không còn khả năng chống dỡ ngăn cách búi trĩ nội và ngoại, dẫn đến búi trĩ nội sa ra ngoài liên kết với trĩ ngoại tạo thành một khối trĩ lớn từ trong ra ngoài.
Triệu chứng thường gặp ở bệnh trĩ
- Đại tiện ra máu: Là tình trạng đại tiện ra máu xảy ra thường xuyên, ra nhiều hay ít phụ thuộc vào bệnh nặng hoặc nhẹ ở người bệnh.
- Đau rát, ngứa ngáy, sưng hậu môn: Là triệu chứng thường gặp nhất, nếu không điều trị kịp thời khi bệnh trở nặng cảm giác đau rát ngứa ngáy và sưng sẽ rõ ràng và tần suất nhiều hơn.
- Sa nghẹt búi trĩ: Thường gặp nhất là ở giai đoạn nặng của bệnh trĩ nội, các cơ vòng hậu môn bị chèn ép khiến búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Khi bị sa nghẹt búi trĩ mà không thể tự co vào trong được gây đau đớn kéo dài.
- Viêm nhiễm hậu môn: Nghẹt búi trĩ tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm. Có thể còn dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa do các búi trĩ bị nghẹt không tự co vào được hậu môn.
- Hậu môn ẩm ướt, dịch nhầy: Ở giai đoạn đầu chất nhầy xuất hiện ít, cho đến giai đoạn phát triển và nặng dần dịch nhầy xuất hiện liên tục khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt.
Các triệu chứng này nếu không được phát hiện kịp thời sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, cũng như công việc và sinh hoạt hàng ngày. Dễ gây ra các bệnh về suy nhược cơ thể, mệt mỏi hay ốm. Nghiêm trọng hơn gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
➤ Xem thêm: Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có đi xe đạp được không?
Theo các chuyên gia, tác nhân chính dẫn đến bệnh trĩ là từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày bởi thiếu chất xơ và nước tạo điều kiện cho táo bón phát triển.
Nguyên nhân thứ hai có thể gây ra bệnh trĩ như vận động mạnh, đứng hoặc ngồi một chỗ lâu không hoạt động, quan hệ qua đường hậu môn, nghiêm trọng hơn chính là tập luyện những môn thể thao quá sức gây nhiều áp lực lên vùng hậu môn như tập gym, chạy nhanh, đi xe đạp, tập máy đạp xe…
Do đó, rèn luyện bằng môn thể thao bằng xe đạp cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn và người bị trĩ nên kiêng hoàn toàn và có thể thay thế việc đạp xe bằng các bài rèn luyện nhẹ nhàng hơn như đi bộ, bơi lội, tập yoga, tập kegel… vừa giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh có hiệu quả.
Một vài lưu ý thói quen đúng cho người mắc trĩ
Để cải thiện tình trạng bệnh trĩ, việc tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lý và kết hợp chế độ dinh dưỡng cũng thu được kết quả cao không kém gì so với việc sử dụng thuốc. Cụ thể:
Cần rửa hậu môn đúng cách
Cần lưu ý rằng khi vệ sinh hậu môn phải hết sức nhẹ nhàng, từ tốn không thể mạnh tay và chà xát mạnh dễ gây tổn thương làm chảy máu, trầy xước dễ gây ra viêm nhiễm.
- Hàng ngày người bệnh nên rửa hậu môn thêm ít nhất 2 lần giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.
- Hạn chế sử dụng xà bông để rửa hậu môn (gây khô da và có tính kích ứng da dễ gây đau rát). Tốt nhất người bệnh nên dùng nước ấm pha muối loãng để rửa rồi thấm lại bằng khăn khô, hoặc chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh loại dịu nhẹ để rửa.
- Sử dụng nguồn nước sạch sẽ để vệ sinh hậu môn, tốt nhất vẫn là nước ấm pha muối loãng giúp làm dịu các búi trĩ và giảm đau hiệu quả.
Cần ngồi xổm đúng tư thế khi đi vệ sinh
Để ruột dễ dàng chuyển động có hiệu quả hơn, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ. Tư thế ngồi xổm, là tư thế tự nhiên và thoải mái nhất mà bạn nên ngồi (với các mẹ bầu có thể kề chân lên ghế khi ngồi bồn cầu để tạo thành tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh)
Cần ngâm hậu môn trong nước ấm
- Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng, sau đó ngồi vào chậu hoặc bồn tắm trong khoảng 15 phút (nước muối có tác dụng chống viêm nhiễm, sát trùng.
- Đối với người bị trĩ, ngâm nước ấm là cách tốt nhất làm giảm đau và sưng, giảm nhiễm trùng, phù nề. Người bệnh cần duy trì ngâm hậu môn trong nước ấm pha muỗi loãng 2 lần/ngày (không nên để nhiều muối dễ gây xót và nhiễm trùng vùng hậu môn đang bị tổn thương).
Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Thực phẩm cần bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày và ăn chậm nhai kĩ có vai trò giúp chống táo bón, kích thích hệ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Cụ thể như:
Tăng cường chất xơ trong chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả, bởi chất xơ đóng vai trò rất quan trọng giúp tái tạo đường ruột bị tổn thương. Các loại rau quả xanh cần ăn như cải xoong, súp lơ trắng, cà rốt, củ cải, rau muống, rau xà lách, ngải cứu, mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau dền rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Tăng cường nhiều chất sắt: Bởi vì, tình trạng thiếu máu ở trĩ nội giai đoạn 3, 4 và trĩ ngoại giai đoạn 4 là do đại tiện ra máu nhiều lần. Để cải thiện tăng cường sức khỏe và hồi phục lại lượng máu đã mất, người bệnh trĩ nội, trĩ ngoại cần ăn các thực phẩm sau để cơ thể sản sinh ra hồng cầu và tạo ra máu phục hồi cho cơ thể như từ thực vật và động vật. Chất sắt chủ yếu có nhiều trong khoai lang, rau lang, cam quýt, rau mùng tơi…
Tăng cường chất nhuận tràng: Là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Cách giảm thiểu triệu chứng đau rát ở hậu môn và ngăn ngừa táo bón là sử dụng một số loại rau được đánh giá cao trong tác dụng nhuận tràng tốt như rau lang, rau mùng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền… nên nấu chín làm nước canh hoặc nước súp ăn hàng ngày.
Ăn một hộp sữa chua hàng ngày để cung cấp chế phẩm men sinh học probiotic có lợi giúp tăng cường sức khỏe ở đường tiêu hóa và chức năng miễn dịch cho cơ thể.
Bổ sung omega-3 tốt cho sức khỏe: Chúng ta chỉ nên cung cấp một lượng vừa đủ để cơ thể có thể hấp thụ và phát huy tốt nhất. Omega-3 có chứa nhiều trong các loại cá lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá thu… các loại hạt thiên nhiên như hạt chia, hạt lanh, quả óc chó… bạn cũng có thể thay thế nhóm bơ, phô mai bằng chất béo từ các loại hạt dinh dưỡng này.
➤ Xem đầy đủ: Người bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi
Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học
Để kiểm soát căn bệnh này, ngoài việc thay đổi thói quen ăn uống thì bạn cũng cần thay đổi cả thói quen sinh hoạt nữa, cụ thể là:
- Rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày với cá bài tập nhẹ nhàng, giúp tăng cường sức lực và làm giảm áp lực dây thần kinh ở hậu môn và trực tràng.
- Hạn chế đứng, ngồi lâu một chỗ, liên tục đi lại trong văn phòng để giảm sức ép lên vùng hậu môn
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, đi ngủ sớm trước 22 giờ mỗi ngày giúp tâm trạng luôn được thoải mái và sảng khoái.
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, không tự bỏ dở liệu trình đó và tuyệt đối nói không với bia rượu. Bởi vì bia rượu sẽ khiến thuốc điều trị mất đi tác dụng hoặc làm gia tăng các biến chứng nguy hiểm khác.
- Hạn chế ngồi lâu khi đi vệ sinh, không dùng quá nhiều lực để rặn khi đi đại tiện.
- Nếu có dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc do các biến chứng của trĩ gây ra, người bệnh cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.
Lời kết
Hy vọng bài chia sẻ trên về vấn đề bị bệnh trĩ có đi xe đạp được không? phần nào đã giúp bạn hiểu rõ và sâu hơn về bệnh trĩ và lựa chọn cho mình những môn thể thao nên rèn luyện để tăng cường sức khỏe trong mùa dịch này. Chúc bạn sớm hồi phục và có thật nhiều sức khỏe.