Bệnh trĩ nếu để lâu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng và ảnh đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày. Vậy trường hợp nào nên điều trị bằng thuốc và trường hợp nào nên phẫu thuật cắt trĩ, có giải pháp nào không cần phẫu thuật không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu tổng quan về bệnh trĩ
Bệnh trĩ nội hình thành do các đám rối tĩnh mạch trĩ phía trên đường lược. Các búi trĩ nội ban đầu có kích thước nhỏ và nằm gọn ở phần trên đường lược. Dần dần các búi trĩ sẽ phát triển với kích thước lớn hơn và sa ra ngoài hậu môn gây ra hiện tượng sa búi trĩ, triệu chứng điển hình của bệnh trĩ nội.
Tùy vào tình trạng bệnh mà trĩ nội được chia làm 4 cấp độ chính là:
- Trĩ nội cấp độ 1 (mới chớm bệnh): Dấu hiệu thời điểm này chưa được rõ ràng, bởi đây là giai đoạn bệnh mới chớm nhẹ, không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, khi đại tiện người bệnh dùng lực rặn khiến phân cọ sát với búi trĩ gây ra chảy máu.
- Trĩ nội cấp độ 2 (đang hình thành): Quá trình đại tiện búi trĩ có dấu hiệu sa ra ngoài do búi trĩ to dần, nhưng có thể tự co vào được dù không có tác động nào.
- Trĩ nội cấp độ 3 (phát triển mạnh): Tình trạng búi trĩ lớn dần không thể tự co lại vào trong, chỉ có thể tự dùng ngón tay đẩy vào trong hậu môn. Thời điểm này người bệnh thấy đau nhiều hơn nhất là ngồi một chỗ hoặc sau thời điểm đi đại tiện.
- Trĩ nội cấp độ 4 (bệnh nặng): Đây là cấp độ cuối của trĩ nội, các cục máu đông chặn lối đi có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, lở loét nặng hơn là hoại tử búi trĩ. Búi trĩ sưng to và đau rát liên tục và sa hẳn ra ngoài, không thể đẩy vào trong được.
Bệnh trĩ ngoại: Một dạng của bệnh trĩ, các mạch máu tạo thành các búi trí nằm dưới niêm mạc hậu môn – trực tràng, giống như một cái kẹp đóng kín ống hậu môn. Gây áp lực lên búi tĩnh mạch, làm giãn quá mức gây ra sự sưng phồng. Bệnh trĩ ngoại hình thành từ đám rối tĩnh mạch trĩ bên ngoài hậu môn, bọc ngoài búi trĩ ngoại là da, nên bệnh dễ dàng phát hiện sớm.
Bệnh trĩ hỗn hợp sự kết giao của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, do sự chèn ép quá mức các búi tĩnh mạch trĩ. Ống hậu môn – trực tràng chia làm hai vùng trên và dưới bằng một đường lược và được tạo bởi các dây chằng parks. Do bị viêm sưng dẫn tới dần bị trùng nhão và thoái hóa không còn khả năng chặn, nâng đỡ hai tĩnh mạch, làm chúng phát triển với kích thước lớn sa ra bên ngoài ông hậu môn gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ có nhất thiết cắt trĩ không?
Với tâm lý của những bệnh nhân đã mắc trĩ độ 3,4 hoặc bệnh trĩ lâu năm. Sự chán nản của họ hầu như được thể hiện rõ trong quá trình điều trị mà không mang lại kết quả tốt, luôn thôi thúc họ tìm cách chữa tận gốc để không tái phát.
Tuy nhiên, điều mà người bệnh lo lắng nhất chính là đáp án bởi giải pháp này có những nhược điểm như sau:
- Gây cảm giác đau đớn nhất là sau khi hết thuốc gây tê.
- Chi phí khá cao cho một ê kíp để thực hiện phẫu thuật cắt trĩ.
- Biến chứng sau phẫu thuật mà người bệnh phải chịu đựng như bị nhiễm trùng, viêm loét vết thương. Chịu những đau đớn trong quá trình thực hiện cắt trĩ, có trường hợp bị sốc phản vệ với thuốc gây tê.
- Bị tái phát sau phẫu thuật nhanh chóng bởi nhiều yếu tố gây ra, có nhiều trường hợp sau phẫu thuật 2-3 năm đã bị tái phát lại và bệnh tiến triển một cách chóng mặt.
Khi nào thực sự cần thiết cắt trĩ?
Đối với trĩ cấp độ 1, 2, 3 có thể kết hợp chế độ dinh dưỡng và dùng các đơn thuốc chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để thực hiện bôi hoặc uống giúp điều trị và kiểm soát được bệnh. Một số ý kiến cho rằng trĩ độ 3 thuộc cấp nặng cần phẫu thuật, tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy sự kiên nhẫn và kiên trì của người bệnh có thể dùng thuốc điều trị mà không cần phẫu thuật.
Các lời khuyên từ chuyên gia cho biết, những bệnh nhân đang mắc bệnh trĩ cấp độ nặng nhất là cấp độ 4 búi trĩ không thể co lại cho dù có dùng tay tác động đẩy vào. Để không gặp những biến chứng nguy hiểm, việc cắt trĩ thời điểm này là cấp thiết hỗ trợ để bảo toàn sức khỏe cho người bệnh.
Giải pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà
Bệnh trĩ hình thành bởi nhiều yếu tố bên ngoài do môi trường làm việc, chế độ dinh dưỡng, và lối sống không lành mạnh, dẫn tới hệ tĩnh mạch trong vùng hậu môn trực tràng bị tổn thương và suy yếu, bị chèn ép gây giãn nở sưng phồng quá mức.
Để điều trị có kết quả trước tiên người bệnh cần liên hệ tới bệnh viện để được thăm khám hiểu và nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định nên sử dụng thuốc tiêm hay uống, hoặc một số thủ thuật để loại bỏ trĩ. Đồng thời để quá trình điều trị không gặp biến chứng, người bệnh cần kết hợp chế độ sau. Cụ thể:
Bảo vệ và duy trì yếu tố thuận lợi
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
- Thiết lập thực đơn hàng ngày bằng các loại thực phẩm giàu chất xơ, chất sắt, chất nhuận tràng. Tối đa mỗi ngày hàm lượng chất xơ từ 25-35 gram, thực hiện chế độ ăn chậm nhai kĩ giúp chống lại táo bón, giảm các triệu chứng của trĩ và đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
- Để khắc phục bệnh trĩ và ngăn ngừa táo bón hiệu quả, tốt nhất bạn nên uống từ 2-3 lít nước/ngày (áp dụng cho người rèn luyện thể thao nhẹ nhàng). Bạn có thể bổ sung các loại nước ép trái cây có hàm lượng chất xơ cao để thay thế cho nước lọc.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất lỏng có gas và cồn, đồ ăn nhanh có chứa phụ gia mặn và cay nóng dễ gây ra táo bón
- Giảm đường và tinh bột, đồng thời tránh ăn quá nhiều chất đạm mà ít chất xơ dễ gây nhiều biến chứng trầm trọng cho bệnh trĩ, và gây cản trở trong quá trình điều trị bệnh.
Giữ gìn chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Vệ sinh sạch hậu môn bằng nguồn nước sạch và là nước ấm pha muối sinh lý, rồi thấm bằng khăn khô mềm, tránh sử dụng giấy khô và xà phòng dễ gây kích ứng da, nên dùng các loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.
- Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày nhất là lúc mót đi, không được rặn và nhịn khi đi đại tiện. Nên đi vào một khung giờ cố định.
- Cần rèn luyện thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga, giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, kích thích hệ tiêu hóa, tăng lưu thông máu, hoạt động thường xuyên mỗi ngày 30 phút giúp bạn giữ vóc dáng thon thả và tăng sức đề kháng.
- Áp dụng các bài thuốc dân gian về ngâm nước ấm với muối pha loãng, hoặc chườm túi đá vào búi trĩ để giảm đau rát và giảm triệu chứng của trĩ gây ra.
- Tập thói quen đi ngủ sớm trước 22h00 hàng ngày, ăn đủ chất, ngủ đủ giờ, thức đúng giấc giúp giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi do áp lực từ bệnh hoặc cuộc sống gây nên.
- Tránh làm việc nặng, hoặc tập gym kéo tạ, hạn chế ngồi hoặc đứng lâu một chỗ.
Điều trị bằng thuốc
Ở giai đoạn đầu của bệnh, kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình với phác đồ khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc có thể là uống, tiêm hoặc dùng gel bôi trĩ phổ biến hiện nay có chứa hoạt chất giảm đau ngứa rát, sưng phù nề, giúp sắt khuẩn, chống viêm nhiễm, bảo vệ làm bền thành tĩnh mạch như:
Các thuốc co mạch, có tác dụng cầm máu (chống chỉ định các bệnh như tim mạch, huyết áp cao, phì đại tuyến tiền liệt tiểu đường, cường giáp)
- Dung dịch thuốc uống: phenylephrine hcl0,25%
- Dung dịch ephedrin sulfat 0,1 đến 0,125%
- Thuốc làm bền thành mạch: Làm giảm tình trạng phù nề, sưng rát và có tác dụng làm tăng trương lực tĩnh mạch.
- Thuốc đạn, thuốc mỡ: Có tác dụng cải thiện tình trạng bị viêm sưng, đau nhức và giảm ngứa. Đồng thời hỗ trợ làm bền thành mạch và gây tê.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Khi người bệnh có biểu hiện bị đau đớn, sưng viêm, phù nề. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định kê đơn khi đã có phác đồ điều trị bệnh.
- Thuốc làm mềm phân: Trường hợp trĩ hỗn hợp do táo bón ở giai đoạn mãn tính sẽ được bác sĩ chỉ định theo đơn để điều trị.
Sử dụng các thủ thuật
Áp dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc nếu không có kết quả, người bệnh cần xem xét kĩ lưỡng và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. Bởi chi phí phẫu thuật khá đắt và hiệu quả lại không rõ ràng, có thể gây ra biến chứng sau phẫu thuật và dễ tái phát. Cụ thể:
- Kỹ thuật PPH: Xác định búi trĩ thì sử dụng máy khâu chuyên dụng để cắt búi trĩ rồi sử dụng máy kẹp để khâu lại.
- Thủ thuật thắt búi trĩ: Dùng vòng cao su (dây thun) thắt ở sát đáy búi trĩ để ngăn máu đi nuôi dưỡng búi trĩ dần teo lại và rụng đi sau khoảng một tuần thực hiện.
- Thủ thuật HCPT: Dùng điện cao tần làm khô búi trĩ và hút hết nước làm quang đông các huyết quản rồi tiến hành cắt bỏ búi trĩ.
- Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ: Dùng dung dịch tiêm trực tiếp vào búi trĩ làm xơ hóa, dần dần búi trị tự teo lại và rụng dần đi.
Lời kết
Hy vọng, với những giải đáp trên đây về việc bệnh trĩ có nên phẫu thuật cắt trĩ không, giải pháp nào không cần cắt trĩ đã giải đáp được phần nào câu hỏi thắc mắc chung của bạn, giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong việc phòng chống và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Đồng thời, tìm được cho mình những giải pháp phù hợp tại nhà vừa an toàn, tiết kiệm và tiện dụng. Chúc bạn sớm hồi phục và chống bệnh tái phát thật tốt.