Bạn đang rất lo lắng và hoảng sợ bởi mỗi lần đi đại tiện lại thấy máu xuất hiện. Liệu đây có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ ở giai đoạn đầu hay không, nguyên nhân và giải pháp điều trị bệnh ra sao. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin và cách khắc phục tại nhà.
Mục lục
Nguyên nhân đại tiện ra máu
Tình trạng đi đại tiện ra máu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở một số bệnh lý về hậu môn trực tràng. Cụ thể:
Do bệnh trĩ
Đại tiện ra máu là thuật ngữ mà y khoa dùng để mô tả tình trạng chảy máu khi đi đại tiện. Đây được cho là dấu hiệu mới chớm phát hiện của bệnh trĩ (ở giai đoạn đầu khi còn nhẹ), máu xuất hiện rất kín đáo hoặc phát hiện một ít khi thấm giấy vệ sinh vào hậu môn.
Một số trường hợp người mắc trĩ ngoài chảy ít máu khi bệnh nhẹ còn có kèm các hiện tượng như hơi đau rát , thi thoảng có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn. Khi bệnh chuyển nặng, máu có thể chảy thành giọt hoặc từng tia máu.
Do một số bệnh lý khác
Bệnh viêm ruột: Có biểu hiện thường xuyên bị tiêu chảy, mót đi đại tiện khi đi thì thường kèm chảy ra máu, chảy máu trực tràng. Nếu không điều trị sớm có thể tạo ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe như thiếu máu, loét trực tràng và hình thành các lỗ rò ở vị trí khác nhau khá nguy hiểm.
Bệnh viêm loét đại tràng: Thông thường người bệnh có cảm giác mót đi đại tiện nhưng khi đi thì phân không ra, chảy máu đại tràng hoặc tiết chất nhầy thường thấy khi người bệnh đi đại tiện và dính theo phân. Ngoài ra người bệnh thấy đau tức ở vùng hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn: Là tình trạng xuất hiện ở vùng rìa hậu môn một vết nứt hoặc rách, các tổn thương này được hình thành bởi quá trình dùng lực rặn để đẩy phân ra ngoài (do người bệnh đang bị táo bón, phân khô cứng) xuất hiện chảy máu và chảy dịch ở vết nứt hậu môn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường thấy ở người đang bị táo bón, có bầu, sau sinh, bệnh crohn,… ngoài các biểu hiện trên người bệnh có biểu hiện đau rát âm ỉ kéo dài.
Polyp và ung thư đại trực tràng: Tình trạng đi ngoài ra máu điễn ra theo từng giai đoạn và có lẫn máu trong phân, đồng thời người bệnh có biểu hiện của rối loan đại tiện không ra hết phân hoặc lúc đi táo lúc đi phân lỏng kèm theo đau quặn bụng và nguy cơ suy nhược cơ thể.
Tác hại của việc đại tiện ra máu ra sao?
Tùy vào biểu hiện, tình trạng và tần suất ra máu khiến bạn gặp phải một trong những nguy hiểm sau. Cụ thể:
- Gây thiếu máu: Tình trạng mất máu kéo dài gây thiếu máu trầm trọng khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ (ở phụ nữ có bầu dễ làm tăng nguy cơ mẹ bầu suy nhược cơ thể và thai nhi kém phát triển dễ xảy ra sẩy thai hoặc sinh non).
- Gây stress, lo lắng: Tình trạng đại tiện ra máu không những mang cảm giác bất an, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bởi những cơn đau hành hạ, tình trạng thiếu máu khiến cơ thể luôn mệt mỏi và phải sống trong sự căng thẳng tột độ do bệnh gây ra.
- Gây nhiễm trùng: Nếu vệ sinh không sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện ra máu, thì đây chính là cơ hội tạo điều kiện cho vi khuẩn trong phân xâm nhập vào các vùng da có tổn thương gây viêm nhiễm và sản sinh vi khuẩn gây bội nhiễm, nhiễm trùng.
- Gây tắc mạch máu trĩ: Do quá trình cọ sát giữa phân khô và các tĩnh mạch bên trong ruột nên xảy ra tình trạng vỡ tĩnh mạch, chảy máu gây nên các cục máu đông, ứ đọng nhiều ngày làm tắc mạch búi trĩ gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Như vậy, đại tiện ra máu có thể dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe, tinh thần, sinh hoạt ngày thường mà còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bệnh, nếu không kịp thời điều trị dứt điểm sẽ trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn
Giải pháp điều trị chứng đại tiện ra máu
Để cải thiện tình trạng ra máu trước và sau khi đại tiện, đồng thời giảm đau rát và sưng phù nề do bệnh trĩ gây ra. Người bệnh có thể áp dụng các mẹo sau để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn trong quá trình khắc phục. Cụ thể:
Thiết lập chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Bổ sung chất xơ
- Chất xơ rất quan trọng trong việc giảm tình trạng tổn thương tĩnh mạch hậu môn, hỗ trợ ngăn ngừa đại tiện ra máu và giúp đào thải phân ra ngoài dễ dàng nhờ lượng chất xơ hòa tan ở trong đường tiêu hóa, giúp tái tạo tế bào ruột đang bị tổn thương.
- Các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng chảy máu khi đại tiện, chống táo bón hiệu quả như rau xà lách, rau muống, rau cải xoong, cả rốt, rau khoai lang, củ cải, súp lơ, ngải cứu, diếp cá, mồng tơi, rau đay, rau dền.
- Đồng thời, bổ sung trái cây tươi giàu vitamin làm giảm tình trạng đầy chướng bụng, hạn chế tình trạng đi táo bón có trong nước ép táo, dâu tây, dưa hấu, cam, quýt, lê…
Bổ sung thực phẩm chất xơ không chỉ cần thiết cho tất cả mọi người mà còn cần thiết với người mắc bệnh trĩ, để ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa. Mỗi ngày nên dung nạp từ 25-35 gram chất xơ vào cơ thể.
Trường hợp, bạn đã lên thực đơn hàng ngày của mình nhưng vẫn thiếu chất xơ hãy liên hệ tới bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về thực phẩm chức năng hoặc thuốc cải thiện chất xơ.
Bổ sung nước uống
Uống một ly nước ấm vào mỗi sáng khi thức giấc, giúp làm sạch ruột và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Lượng nước mỗi ngày cần uống từ 2 lít (dành cho người bình thường) đến 3 lít (dành ho người tập thể thao nhẹ nhàng) giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả.
Đồng thời, nước giúp thanh lọc cơ thể, làm mềm phân dễ dàng đào thải phân ra ngoài mà không tạo áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn. Bạn nên uống dải đều trong ngày và cần lưu ý tránh uống quá nhiều nước vì thận sẽ phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy, uống nước đúng cách và đủ theo nhu cầu cơ thể góp phần chuyển hóa năng lượng cần thiết cho các cơ quan giúp cơ thể khỏe mạnh
Bổ sung chất nhuận tràng
Các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, mà các triệu chứng đau rát hậu môn, ngăn ngừa đại tiện ra máu và táo bón cũng dần được thuyên giảm.
Một số loại như rau và củ khoai lang, rau dền, rau đay, rau diếp cá, rau mùng tơi, cà rốt, quả sung, rong biển, bí đỏ, măng tây, … và một số loại trái cây giàu chất xơ như chuối, táo, đu đủ chín, … giúp lam mềm phân, làm trơn tru thành ruột và giảm đau khi đi đại tiện hiệu quả.
Đồng thời, sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh tốt nhất giúp hồi phục sức khỏe. Một số thực phẩm có chứa men vi sinh probiotic dưới dạng thực phẩm chức năng, hoặc probiotic từ các thực phẩm lên men như nấm sữa Kefir, tempeh đậu nành, buttermilk, … có tác dụng nhuận tràng tốt.
Bổ sung chất sắt
Ngoài tác nhân đại tiện ra máu thì tình trạng thiếu máu, thiếu sắt không chỉ gây mệt mỏi ở người mắc bệnh trĩ nội cấp độ 3, 4 và mà còn xảy ra ở trĩ ngoại cấp độ 4.
Thực phẩm như thịt bò và cá, gan gà, lòng đỏ trứng gà, trai, sò, ốc, ngao, rau bina, súp lơ, bí đỏ, các loại đậu, cháo bột yến mạch, … và các loại hạt dinh dưỡng gồm socola đen, óc chó, hạnh nhân, macca có chứa nhiều sắt và omega 3 cho cơ thể giúp sản sinh ra tế bào hồng cầu và phục hồi lại máu.
Mặt khác, để hấp thu được nhiều sắt từ các thực phẩm hơn, hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa Polyphenols trong trà, cà phê, vang đỏ và một số khác làm cản trở quá trình hấp thụ sắt.
Đồ ăn uống cần tránh
- Trong đồ ăn nhanh có gia vị mặn và nhiều muối, phụ gia cay nóng trong người và làm tăng huyết áp gây khó tiêu đầy bụng, khiến táo bón nặng hơn và tình trạng đại tiện ra máu thường xuyên tái phát.
- Chất lỏng có cồn và gas hay các sản phẩm như sữa, kem, phomai, bơ sữa, tinh bột và đường, … làm gia tăng axit gây hại cho đường ruột khiến tăng áp lực lên thành ruột và có cảm giác khó chịu, dẫn đến một số triệu chứng như táo bón, tiêu chảy.
- Đồ ăn có nhiều dầu mỡ gây cảm giác đầy bụng hay các loại ngũ cốc tinh chế như bánh quy, bánh snack, bánh mì, … dễ bị rối loạn tiêu hóa và mắc táo bón mãn tĩnh khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn và xảy ra nhiều biến chứng phức tạp.
- Ăn quá nhiều thịt đỏ có hàm lượng chất đạm cao mà ít chất xơ như thịt gà, thịt heo, thịt dê, thịt tôm cũng không tốt cho hệ tiêu hóa và làm bệnh trĩ trầm trọng hơn.
Giữ gìn chế độ sinh hoạt lành mạnh
Những phương pháp người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày để ngăn ngừa bệnh trĩ và đại tiện ra máu. Cụ thể:
Rửa sạch hậu môn
Rửa sạch hậu môn bằng nước ấm và thấm lại bằng khăn khô, trước hoặc sau khi đại tiện. Nên rửa thêm ít nhất 2 lần/ngày, vào sáng và tối trước lúc ngủ sẽ giúp giảm tình trạng khó chịu và ngứa ngáy tại hậu môn.
Tuyệt đối không dùng giấy thô khô để lau vì dễ làm tổn thương cho tĩnh mạch ở hậu môn. Tốt nhất nên sử dụng nguồn nước sạch pha với nước muối sinh lý rửa, có thể dùng dung dịch vệ sinh loại dịu nhẹ để rửa sạch hậu môn.
Duy trì lối sống lành mạnh
Nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy bạn nên lên giường ngủ trước 22h các ngày để đảm bảo ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc thì tinh thần của bạn sẽ rất thoải mái giúp giảm thiểu tối đa triệu chứng khi đi đại tiện ra máu.
Đồng thời, việc thường xuyên rèn luyện thể thao và kết hợp ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý là tín hiệu tốt ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến bệnh về tiêu hóa, táo bón. Các bài tập giúp tăng cường sức lực và làm giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn như bơi, chạy bộ nhẹ nhàng, tập yoga, tập kegel hoặc đi bộ ngắn.
Giữ tinh thần luôn thoải mái
Về phương diện sức khỏe hãy sống chậm lại trạng thái tinh thần tốt sẽ luôn làm bạn cảm thấy hài lòng với những điều xung quanh. Thường xuyên bị stress, lo lắng sẽ làm tổn hại đến tâm trí của bạn, có thể dẫn tới sự tăng tiết các hormone làm rối loạn cuộc sống của bạn.
Mặt khác, có thể gây nên một vài triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón. Để tránh bị trầm cảm và lo âu vì căn bệnh này, hãy hòa mình vào thiên nhiên để yêu thương môi trường và những người thân quanh mình để yêu thương trân quý cuộc sống này. Vì vậy, giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ về những điều tích cực chính là cách đối phó với tình trạng bệnh và giúp cơ thể hồi phục lại nhanh chóng nhất.
Một số bài thuốc chữa đại tiện ra máu tại nhà
Đây là giải pháp đơn giản, dễ làm và áp dụng được trong cuộc sống cảu người bệnh giúp khắc phục được nhiều triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ, trong đó giảm ra máu khi đại tiện.
Bài thuốc được áp dụng từ Ngải cứu được dân gian dùng trong điều trị mụn nhọt, giúp lưu thông máu, làm giảm đau nhức xường khớp. Đặc biệt, trong điều trị đi đại tiện ra máu, bởi khả năng cầm máu và chống viêm nhiễm ở ngải cứu rất cao.Cụ thể:
Áp dụng bài thuốc bằng cây ngải cứu
Chuẩn bị
- Một mớ ngải cứu (khoảng 100 gram) đã rửa sạch ngâm nước muối loãng.
- Một gói gạc y tế hoặc vải mềm mỏng.
Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch hậu môn bằng nước ấm pha nước muối sinh lý, rồi thấm lại bằng khăn khô.
- Bước 2: Đem ngải cứu giã nhuyễn, rồi bỏ vào miếng gạc nhẹ nhàng đắp lên vùng hậu môn để cố định trong khoảng 30-45 phút thì tháo ra. Có thể làm tiêp lần 2 nếu còn nhiều nguyên liệu.
Người bệnh cần kiên trì thực hiện theo cách này trong một thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Các triệu chứng biến chuyển và thuyên giảm đáng kể, nên thực hiện tốt nhất vào buối sáng và tối.
Áp dụng bài thuốc xông và ngâm hậu môn
Chuẩn bị
- Một củ nghệ tươi
- Lá lốt, lá cúc tần, lá sung, rau ngải cứu (mỗi loại 300 gram) và rửa sạch các nguyên liệu.
Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng rồi thấm bằng khăn khô.
- Bước 2: Đem các nguyên liệu đun sôi cùng 3 lít nước, khi sôi để nhỏ lửa thêm 10-15 phút thì tắt bếp.
- Bước 3: Chùm một chiếc khăn hoặc chăn mỏng quanh hông nhằm không để hơi thoát ra ngoài giúp tăng hiệu quả khi xông
Người bệnh cần kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần, có thể cảm nhận được chuyển biến tích cực của việc xông.