Táo bón được cho là triệu chứng phổ biến bắt gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Đặc biệt thường thấy là người đang trong độ tuổi lao động, do thiếu cân bằng về chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt chưa lành mạnh của mỗi cá nhân. Vậy táo bón là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị trĩ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn một số mẹo hay để giảm tải tình trạng này.
Mục lục
Tìm hiểu tổng quan táo bón là gì?
Táo bón là gì?
Táo bón được mô tả là bệnh liên quan đến tiêu hóa, diễn ra quá trình đi đại tiện gặp khó khăn như kéo dài thời gian mà không thể đào thải phân ra ngoài, hiện tượng phân khô và cứng, số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần (có trường hợp phải dùng tay hỗ trợ từ ngoài vào).
Nguyên nhân gây ra táo bón
Táo bón có nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên một số tác nhân thường gặp là do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.
Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc táo bón cao thường ở phụ nữ có bầu và sau sinh, người cao tuổi, người đang lao động, người bị rối loạn tiêu hóa. Cụ thể:
Táo bón do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học
- Thiếu chất xơ được cung cấp trong thực phẩm rau củ quả hàng ngày, có tác dụng làm mềm phân.
- Lười uống nước hay thường xuyên sử dụng trà, cà phê, chất kích thích có cồn, nước ngọt,… có tác dụng hấp thụ nước và làm phân khô cứng.
- Ăn quá nhiều chất đạm, chất béo đặc biệt là chất béo động vật.
- Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không rõ ràng và bất thường như hay thức khuya rồi dậy sớm, hay ngủ lặt vặt trong ngày, cảm giác uể oải do thiếu ngủ.
- Lười luyện tập thể dục thể thao, ít đi lại hay ngồi hoặc đứng lâu một chỗ. Tập gym nặng, các thao tác liên quan đến gánh tá làm ảnh hưởng và tạo áp lực tới hậu môn.
- Do môi trường công việc phải ngồi nhiều hoặc đứng nhiều, lao động quá sức,
- Có bệnh nền về đường tiêu hóa, hay một số bệnh khác như viêm trực tràng vô căn, nứt kẽ hậu môn, bệnh về gan, tắc nghẽn ống tiêu hóa do u, hội chứng ruột kích thích, … hoặc do đang sử dụng các loại thuốc dẫn đến tác dụng phụ cho táo bón.
- Táo bón cũng là dấu hiệu khi bệnh nhân đang mắc một số bệnh như bệnh trĩ, suy thận, ưng thư đại tràng, trực tràng,…
Các triệu chứng dễ nhận biết ở người bị táo bón
Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại tạo ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể:
- Có cảm giác mót đi đại tiện, nhưng lúc đi thì không thể đào thải hết phân ra ngoài, phải dùng lực rặn.
- Cảm thấy bụng luôn bị căng chướng, đầy hơi, hậu môn có cảm giác căng tức, mót đại tiện.
- Bị đau lưng do ảnh hưởng từ việc chướng căng bụng.
- Nhịn đi đại tiện, số lần đi đại tiện thường dưới 3 lần/tuần, nặng hơn thì 5-6 ngày mới đại tiện 1 lần.
- Ảnh hưởng tâm lý, do bí bách trong người mà không đại tiện ra được gây khó chịu và khiến người bệnh bị áp lực, mệt mỏi và căng thẳng.
- Xuất hiện chảy máu khi đại tiện, tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh mà máu sẽ ra ít hoặc nhiều. Trường hợp nặng máu sẽ chảy thành giọt và thành tia.
Sự liên kết giữa táo bón và bệnh trĩ
Bệnh trĩ được hình thành bởi nhiều nguyên nhân như do công việc,chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, bị căng thẳng và áp lực. Trong đó táo bón là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chính là nguyên nhân gây ra táo bón, từ chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ cho đến quá trình rèn luyện cho bản thân, thường xuyên sử dụng chất kích thích có cồn, hay nhịn đi đại tiện, đi không theo quy củ nào làm rối loạn phản xạ mọt rặn gây ra táo bón.
Quá trình người bệnh đi đại tiện gặp khó khăn, phải dùng lực rặn khiến áp lực chèn ép lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn, sau quá trình cọ sát giữa phân và các tĩnh mạch, gây ra tổn thương vùng hậu môn và hình thành búi trĩ.
Vì vậy, cải thiện tình trạng táo bón cũng là một trong số giải pháp làm giảm các triệu chứng gây đau đớn cho người bệnh, đồng thời là cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Nguyên tắc ăn uống chống táo bón khi mắc bệnh trĩ
Để việc điều trị mang lại két quả tốt cải thiện tình trạng táo bón người bệnh trĩ cần thực hiện xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh như sau. Cụ thể:
Uống 2-3 lít nước/ngày
- Uống nước mỗi ngày, là cách bạn khôi phục sức khỏe nhanh chóng bởi nước giúp hệ tiêu hóa hiệu quả, phân mềm ra khiến việc đi đại tiện cũng dễ dàng hơn và còn giúp hạn chế nguy cơ bị táo bón và bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.
- Nước ép từ rau mồng tơi, rau diếp cá, nước ép rau cải các loại, nước ép bầu, nước ép măng tây, nước ép xà lách, ép củ cải đỏ. Lượng chất xơ có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra ngoài một cách dễ dàng.
- Nước ép cam, sữa hạt điều hạnh nhận, sữa đậu nành, nước ép rau chân vịt, nho khô không hạt, bưởi, quýt, mận, dưa hấu, dâu tây, chuối, táo, kiwi, hải sâm, thanh long, bơ, cà chua, bí đỏ, củ sen, rau mùi, rau má,… có thể uống thay nước cũng rất có lợi làm mềm phân.
Ăn bổ sung chất xơ
- Để ngăn ngừa táo bón khi dung nạp quá nhiều chất đạm, người bệnh cần kết hợp ăn cùng rau xanh giàu chất xơ để giúp người bệnh đẩy lùi bệnh trĩ. Một số loại rau quả xanh như rau muống, rau xà lách, cải xoong, súp lơ trắng, cà rốt, củ cải, ngải cứu, mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau dền rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Chất xơ ần ăn từ 20g – 35g mỗi ngày để phòng ngừa đại tiện khó,vệ sinh ruột, kích thích tiêu hóa. Chất lượng xơ dồi dào với người mắc trĩ sẽ thuận tiện hơn trong quá trình đào thải phân ra ngoài hơn.
- Một số loại đậu có hàm lượng chất xơ cao như soup đậu gà, soup đậu thận, nước đậu đen rang,… nước ép trái cây tươi thì có cam, táo, quả mâm xôi, quả dâu tây, việt quất,…
Thực phẩm chứa nhiều magie. bổ sung sắt
Các chuyên gia cho biết bổ sung magie là cách làm giảm sưng đau trĩ rất tốt, đồng thời hỗ trợ nhuận tràng, giảm táo bón, cung cấp nhiều năng lượng giúp hệ tiêu hóa cải thiện. Cụ thể:
- Ăn sữa chua hàng ngày để cung cấp chế phẩm sinh học probiotic có lợi giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và chức năng miễn dịch. Cần dùng 100g sữa chua mỗi ngày là đủ
- Thực phẩm giàu magie người bệnh cần bổ sung: Đậu nành, chuối, nho khô sấy, ngũ cốc, bột yến mạch, quả bơ, rau cải bó xôi, đậu nành, …
- Một số thức ăn giàu magie cũng có tác dụng nhuận tràng: cá bơn, rau chân vịt, bơ lạc, quả bơ, nho khô không, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, …
- Thực phẩm bồi bổ máu có trong thịt đỏ (thịt dê, thịt heo, thịt bò, thịt cừu) và omega 3 có trong các loại cá, trứng, hạnh nhân sấy, chà là sấy, quả sung, bắp cải, cải xoan, rau bina, đậu xanh, củ lạc, hạt bí ngô, đậu nành, đậu phụ, socola đen, ,… làm tăng cường sức khỏe hồi phục lại máu đã mất khi đại tiện
Bổ sung thực phẩm nhuận tràng
Thực phẩm nhuận tràng đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ bằng cách ngăn ngừa táo bón và kích thích hệ tiêu hóa giúp việc đào thải phân ra ngoài dễ dàng. Cụ thể:
- Rau được đánh giá cao trong tác dụng nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền;… chế biến bằng cách nấu chín hoặc làm nước canh, nước súp.
- Người mắc trĩ nên sử dụng các loại củ quả như chuối, dưa hấu, táo, khoai lang,… Mật ong cũng có tác dụng nhuận tràng, …
- Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má… cũng rất có lợi cho người bị bệnh trĩ.
Thực phẩm giàu omega-3
- Omega-3 là một loại axit béo không no có tác dụng tạo một lớp màng nhầy niêm mạc và là chất giúp chống viêm rất hiệu quả. Việc bổ sung omega-3 trong thực đơn ăn hàng ngày là một cách hữu ích giúp giảm nguy cơ bị trị.
- Omega-3 có chứa nhiều trong các loại cá lạnh như cá ngừ, cá hồi, cá thu… Bạn cũng có thể thay thế nhóm bơ, phô mai bằng chất béo từ các loại hạt khô như hạt chia, hạt lanh, quả óc chó,…
Thực phẩm nên kiêng
Tránh những thực phẩm có hại cho sức khỏe của người bệnh như:
- Ngũ cốc tinh chế: Dễ gây ra tình trạng táo bón thường thấy ở ngũ cốc đã bỏ hết lớp cám được sử dụng làm bánh quy, bánh mỳ,…
- Đồ ăn nhanh, dầu mỡ, gia vị cay nóng: Dễ làm tăng huyết áp, gây nóng trong người, khiến việc đi đại tiện khó khăn phải dùng lực rặn dẫn đến táo bón, khiến tình trạng của bệnh trĩ trở nên ngày càng nặng.
- Chất kích thích: Dễ làm tăng áp lực thành ruột, ảnh hưởng xấu đến đường ruột thường có trong bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt, cà phê,…
- Đồ ăn mặn: Muối có tính hấp thụ nước, khiến phân bị cứng và khô, làm khó tiêu hóa, các mạch máu bị chèn ép gây ra táo bón,
- Giảm đường, tinh bột, sữa: Các sản phẩm đến từ sữa chứa nhiều chất bảo quản, sản sinh ra axit gây hại cho đường tiêu hóa dễ bị tiêu chảy, đường và tinh bột, táo bón.
Một số thói quen tốt cho người bị trĩ
Để thói quen tốt giúp cho việc điều trị trĩ, thu được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể:
Tư thế ngồi vệ sinh
Cần ngồi thoải mái giống như tư thế ngồi xổm để việc chuyển động ruột thuận lợi và nhanh hơn, chống táo bón. Với phụ nữ mang bầu chỉ cần gác một chiếc ghế để chân lên như trong hình.
Vệ sinh đúng cách
- Cần thao tác từ tốn trong quá trình vệ sinh hậu môn tránh gây tổn thương làm chảy máu, trầy xước dẫn đến nhiễm trùng.
- Nên sử dụng dung dịch vệ sinh loại dịu nhẹ hoặc dùng nước ấm pha muối loãng khi vệ sinh hậu môn (tuyệt đối không dùng xà bông và giấy thô) sau đó thấm lại bằng khăn khô
- Cần vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng và thêm ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là buổi sáng và tối trước ngủ 30 phút giúp giảm ngứa ngáy, làm dịu các búi trĩ, giảm đau và khó chịu ở hậu môn.
Luôn giữ lối sống lành mạnh
- Bạn nên lên giường ngủ trước 22h mỗi ngày để đảm bảo ngủ đủ giờ, thức đủ giấc thì tinh thần của bạn luôn sảng khoái và thư thái, tâm trí của bạn nhẹ nhõm ngủ trước rồi mắt của bạn ngủ theo sau (thuyết về giấc ngủ ngon)
- Thường xuyên rèn luyện thể thao va kết hợp ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý còn giúp người bệnh tăng sức đề kháng cho cơ thể là tín hiệu tốt ngăn ngừa đến bệnh về tiêu hóa, táo bón.
- Bài tập giúp tăng cường sức lực có thể luyện tập như môn bơi, chạy bộ nhẹ nhàng, tập yoga, tập kegel giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, bằng cách sống chậm lại, trạng thái tinh thần tốt sẽ luôn làm bạn cảm thấy hài lòng với những điều xung quanh. Đây là cách làm giảm stress, rất hữu ích mà mọi người nên áp dụng.
Lời kết
Hy vọng với những phần giải đáp trên đây đã giúp bạn bổ sung được thêm kiến thức ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ cũng như táo bón hiệu quả. Bạn nên cố gắng duy trì kiến thức này và có thể chia sẻ nó với những người thân của bạn để ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển rộng. Chúc bạn sớm lựa chọn được giải pháp điều trị phù hợp với mình, và chúc bạn sớm hồi phục sức khỏe thật tốt.