Bạn cảm thấy sợ mỗi lần đi đại tiện vì cơn đau rát âm ỉ kéo dài ở vùng hậu môn, đây là một trong những dấu hiệu thường gặp ở nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng. Tình trạng này không chỉ gây bất tiện khi ngồi mà còn khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân nào gây ra đau rát hậu môn, cách giảm đau rát hậu môn như thế nào, cần lưu ý vấn đề gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Tại sao đi đại tiện lại xảy ra đau rát hậu môn?
Nhiều người, cảm thấy đau đớn xung quanh vùng hậu môn mỗi lần đi đại tiện, nhất là thời điểm phân đi ra khỏi hậu môn cảm giác nóng ran có thể cảm nhận được gây khó chịu và phiền toái khiến họ lao công khổ tứ. Vậy tác nhân nào để họ phải chịu đau nhức nhiều lần như thế. Hãy cùng tìm hiểu các tác nhân dưới đây:
Nguyên nhân gây đau rát hậu môn
- Do bị táo bón: Nhiều người thường xuyên bị táo bón sẽ hay gặp phải tình trạng đau rát hậu môn bất kể ở đâu, cho dù không đi vệ sinh. Với trường hợp nặng hơn phải dùng lực rặn khiến lớp niêm mạc bị tổn thương gây đau rát, nóng ran quanh vùng hậu môn, thi thoảng có kèm theo các hiện tượng như bị đầy bụng, phân vón cục, ra máu trong phân…
- Mắc bệnh trĩ: Đây là căn bệnh phổ biến hiện nay, do sự căng giãn kích thước của các tĩnh mạch vùng hậu môn. Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ mà chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng… có các dấu hiệu như sưng rát quanh hậu môn, ẩm ướt ngứa ngáy có mùi đặc trưng ở hậu môn, chảy dịch, và kèm máu khi đại tiện.
- Co thắt cơ hậu môn, trực tràng: Các cơn đau co thắt hậu môn thường kéo dài từ 1 phút trở đi theo từng cơn, nặng hơn gây đau có thể vài tiếng do tác động từ quan hệ tình dục qua hậu môn, táo bón hoặc nhu động ruột bị kích thích và một số trường hợp không có lý do nhưng thường xảy ra đau trực tràng đột xuất, thậm chí đau hậu môn khi ngồi.
- Do áp xe hậu môn: Tình trạng xuất hiện mủ bên trong niêm mạc do nhiễm trùng ở hậu môn, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường có các triệu chứng như đau rát, sưng nóng mưng mủ quanh hậu môn, chỗ đau có màu hồng nhạt khi chạm vào thấy đau và nóng ran lan cả vùng hậu môn.
- Bị đau do nứt kẽ hậu môn: Gần hậu môn xuất hiện vết nứt có kèm các triệu chứng như đau rát, nhói và tức khi đại tiện, đại tiện ra máu trong phân hoặc trên giấy vệ sinh… đây là các di chứng từ phụ nữ sau sinh hay do táo bón, quan hệ qua hậu môn, bị chấn thương từ tác động bên ngoài.
- Bị rò hậu môn: Hay còn gọi là bệnh mạch lươn, do xảy ra các biến chứng khiến áp xe hậu môn bị vỡ và làm rò chất nhờn bên trong niêm mạc, các triệu chứng kèm theo thường là đau rát, sưng nóng hậu môn, chảy chất nhờn ở hậu môn với mùi đặc trưng hôi thối. Đây là căn bệnh khá phức tạp cần phải theo dõi và điều trị sớm khi phát hiện.
Các tác nhân khác dẫn đến đau rát hậu môn
- Vệ sinh sai cách là tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh khiến tình trạng ngứa ngáy, đau rát, gây kích ứng và viêm nhiễm tại hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn dễ gây tổn thương niêm mạc ở hậu môn.
- Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, chlamydia, herpes sinh dục.
- Mặc quần bò, quần bó quá sát hoặc ngồi bên bề mặt cứng gây cọ xát ngược lại vào vết thương vùng da hậu môn khiến tình trạng đau rát liên tục.
Đau rát hậu môn cần điều trị thế nào?
Điều trị tại nhà bằng thuốc
Điều trị bệnh trĩ có thể là dạng gel bôi thoa, hoặc là thuốc theo đường uống, đường tiêm theo chỉ dịnh từ bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dừng và bỏ giữa chừng. Trường hợp bệnh trĩ đang ở giai đoạn nhẹ, chưa có nhiều biến chứng sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định nên dùng. Cụ thể:
1. Nhóm thuốc uống
- Nhóm có tác dụng chống viêm, giảm sự viêm nhiễm, giảm sưng phồng do tắc hoặc nghẹt mạch trĩ. Thuốc vừa làm giảm đau, vừa có tác dụng điều trị cho bệnh trĩ.
- Nhóm có tác dụng giúp phong bế thần kinh, làm giảm và hạn chế cảm giác đau rát đột ngột ở hậu môn bởi đây là vùng có nhiều dây thần kinh trú ngụ. Các cách làm giảm đau cấp chính là phong bế các đây thần kinh này khiến chúng không thể truyền tải cảm giác đau tới thần kinh trung ương.
- Nhóm có công dụng làm giảm đau, giảm co thắt, làm giãn cơ vòng hậu môn vòng, làm hạn chế các tổn thương của các tổ chức không bị chèn ép. Thuốc có tác dụng ngay khi uống khoảng 15 phút đổ lại
2. Nhóm thuốc đạn đặt hậu môn
- Nhóm có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau và ngăn ngừa tình trạng chảy máu khi đại tiện.
- Nhóm có công dụng làm bền thành mạch, ngăn ngừa và giảm búi trĩ phát triển.
Mặc dù nhóm thuốc đạn đặt hậu môn dễ sử dụng, tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và giúp dễ chịu chứ không thể điều trị dứt điểm các triệu chứng.
3. Nhóm sử dụng gel bôi tại chỗ, bên trong hoặc bên ngoài hậu môn
Hiện nay ngoài thị trường có nhiều sản phẩm thuốc, và thực phẩm chức năng hỗ trợ bôi được tại chỗ rất tiện dụng và tiết kiệm chi phí. Phổ biến và được nhiều người tin dùng phải kể tới sản phẩm Cotripro gel với bộ ba tác dụng chống viêm – chống nhiễm khuẩn – co búi trĩ, không những giúp hạn chế cảm giác đau rát mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ an toàn.
Điều trị tại nhà bằng sinh hoạt khoa học
- Cần tăng cường bổ sung thực đơn cho mỗi bữa ăn có nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ (từ 25-35g chất xơ/ngày cho một người trưởng thành), ăn quá nhiều chất xơ cũng không tốt cho tiêu hóa. Uống đủ từ 2 lít nước với người bình thường, 3 lít nước người thường xuyên rèn luyện thể thao.
- Cần ăn thực phẩm nhuận tràng với một số loại rau như rau lang, rau mùng tơi, rau đay, rau diếp cá, bí đỏ, ngoài ra có thể uống các loại nước ép thanh long, bưởi, táo, lê,… thay cho nước.
- Bên cạnh đó, thực phẩm giàu magie cũng có tác dụng nhuận tràng như hạnh nhân sấy, hạt điều sấy, đậu nành, rau chăn vịt,…
- Cần ăn thực phẩm có giàu chất sắt bổ sung cho người bị thiếu máu do đi đại tiện kèm máu ở giai đoạn trở nặng như cua hấp, cá ngừ, gan gà, khoai tây luộc, mơ khô, bông cải xanh, dưa hấu, rau cần, quả óc chó,…
- Hạn chế đứng, ngồi lâu một chỗ, liên tục đi lại trong văn phòng để giảm sức ép lên vùng hậu môn
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không thức muộn.
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, không tự bỏ dở liệu trình đó và tuyệt đối nói không với bia rượu. Bởi vì bia rượu sẽ khiến thuốc điều trị mất đi tác dụng hoặc làm gia tăng các biến chứng nguy hiểm khác.
- Rèn luyện thể dục nhẹ nhàng hàng ngày khoảng 20 – 40 phút giúp tăng cường sức lực và làm giảm áp lực lên dây thần kinh ở hậu môn và trực tràng.
Các mẹo giúp giảm đau rát hậu môn tại nhà
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, để bảo vệ sức khỏe cho hệ tiêu hóa, bài tiết, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Vệ sinh hậu môn đúng cách
- Khi vệ sinh hậu môn phải hết sức nhẹ nhàng, từ tốn không mạnh tay và chà xát mạnh dễ gây tổn thương làm chảy máu, trầy xước. Bạn nên rửa hậu môn thêm ít nhất 2 lần/ngày tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ 30 phút, giúp giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.
- Tránh sử dụng xà bông để rửa hậu môn (vì có chất làm khô da và kích ứng da dễ gây đau rát). Tốt nhất nên dùng nước ấm pha muối loãng để rửa và thấm lại bằng khăn khô, hoặc dung dịch vệ sinh loại dịu nhẹ.
- Cần dùng nguồn nước sạch sẽ để vệ sinh hậu môn, tốt nhất vẫn là nước ấm pha muối loãng giúp làm dịu các búi trĩ và giảm đau hiệu quả.
Nên ngồi xổm khi đi vệ sinh
- Để việc chuyển động ruột dễ dàng và nhanh hơn, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ. Tư thế ngồi xổm, là tư thế tự nhiên và thoải mái nhất mà bạn nên ngồi.
- Đặt lại thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tốt nhất là vào 5-7h sáng giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài theo đúng lịch trình khoa học.
Ngâm hậu môn trong nước ấm
- Bước đầu tiên, cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng, sau đó ngồi vào chậu hoặc bồn tắm trong khoảng 15 phút (nước muối có tác dụng chống viêm nhiễm, sát trùng. Nước ấm giúp hậu môn bớt đau rát và mang lại sự dễ chịu cho người bị trĩ)
- Ngâm nước ấm là cách tốt nhất làm giảm đau và sưng rát, giảm nhiễm trùng, phù nề. Bạn nên duy trì ngâm hậu môn trong nước ấm pha muối loãng 2 lần/ngày (không nên để nhiều muối, dễ gây xót và nhiễm trùng vùng hậu môn đang bị tổn thương).
- Khi ngâm xong hậu môn cần sử dụng khăn sạch mềm thấm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vùng bị tổn thương, hoặc nằm trước gió để hong khô tự nhiên
Chườm đá lạnh vào hậu môn giảm đau rát
Cách làm này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị túi chườm lạnh y tế có bán tại các quầy thuốc, cho đá vào trong rồi thực hiện vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau đó bắt đầu chườm nhẹ nhàng lên vùng hậu môn khoảng 10-15 phút (tuyệt đối không sử dụng đá áp trực tiếp vào hậu môn sẽ gây bỏng lạnh vùng tổn thương) sau đó vệ sinh sạch sẽ lại hậu môn, có thể cảm nhận được triệu chứng đau rát hậu môn dần tan biến.
Dùng tỏi để chữa đau rát hậu môn
Mặc dù trong dân gian cách này đã có từ rất lâu và mang lại hiệu quả đáng kể nhưng không phải ai cũng biết dùng đúng cách.
Tỏi là một trong những loại kháng sinh mạnh nhất của tự nhiên, có lợi cho sức khỏe vì có chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất, giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, vi rút, giúp giảm ngứa và chống viêm nhiễm hiệu quả.
Chuẩn bị
- 5 tép tỏi tươi (đã bóc vỏ)
- Bông sạch y tế.
Cách làm
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm thấm lại bằng khăn khô.
- Bước 2: Giã nhuyễn tỏi để lấy nước cốt, rồi dùng bông y tế thấm lại bôi trực tiếp lên vùng hậu môn. Nên để cố định
Chữa đau rát hậu môn bằng diếp cá
Theo Đông y, diếp cá có tính hàn dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sát trùng. Trong rau diếp cá có chứa lượng lớn Quercetin, isoquercetin giúp làm bền chắc mao mạch, tĩnh mạch. Tinh dầu có trong rau diếp cá có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, diệt khuẩn nên dùng để chữa các bệnh tại đường ruột, giảm ngứa ngáy ở hậu môn hiệu quả.
Chuẩn bị: 1 mớ rau diếp cá đã rửa sạch và 450ml nước.
Cách làm
- Bước 1: Đun sôi 450ml nước cùng với lá diếp cá sau khi sôi thi tắt bếp.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm thấm lại dùng khăn khô.
- Bước 3: Đắp một chiếc chăn nhỏ quanh hông rồi thực hiện ngồi xuống xông hậu môn, xông khoảng 10-15 phút nước còn ấm thì dùng để rửa hậu môn.
Hy vọng những cách giảm đau trên đây có thể áp dụng với tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ngay khi điều trị được đau rát hậu môn ở tình trạng xấu, bạn cần thu xếp thời gian để được thăm khám và điều trị chuyên sâu hơn tại cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa trong thời gian sớm nhất. Kết hợp lời khuyên từ bác sĩ và áp dụng một trong những giải pháp trên đây đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện bệnh một cách tuyệt vời, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất. Chúc bạn sớm hồi phục và điều trị bệnh có tiến triển tốt nhất.