Hơn 90% người đang mắc trĩ đều có tâm lý chung và băn khoăn trước câu hỏi liệu bệnh trĩ có tự khỏi được không, chữa bằng cách nào thì đúng. Để tháo gỡ được những phiền toái mà bệnh trĩ gây ra và đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Mời các bạn cùng hanhphucgiadinh.vn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ hình thành như thế nào?
Bệnh trĩ là tình trạng xảy ra do giãn quá mức các tĩnh mạch có trong trực tràng, hậu môn bị tổn thương sưng và phồng lên tạo điều kiện hình thành các búi trĩ.
Phân loại trĩ
Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ, bệnh trĩ được chia làm 3 loại chính thường gặp. Cụ thể:
- Internal hemorrhoids (Trĩ nội): Là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ các đám rối mạch máu, tĩnh mạch ở bên trong hậu môn phía trên đường lược.
- External hemorrhoids (Trĩ ngoại): Là tình trạng búi trĩ xuất phát từ bên dưới đường lược.và thường được che phủ bởi lớp niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn.
- Mixep hemorrhoids (Trĩ hỗn hợp): là sự kết hợp búi trĩ nội và trĩ ngoại.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ chính là táo bón. Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng là tác nhân gây ra bệnh. Cụ thể:
- Do ăn uống không đảm bảo: Nhiều đồ ăn mặn, ăn thịt đạm nhiều mà không bổ xung cả chất xơ, thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá.
- Do công việc: Phải ngồi một chỗ làm việc như nhân viên văn phòng, hay lái xe đường dài, nhân viên siêu thị điện máy phải đứng bán hàng,…
- Gia tăng áp lực ổ bụng: Có bệnh nền liên quan đến hô hấp như ho mãn tính, béo phì, quá sức khiến dây chằng parks không thể ngăn cách vùng trĩ nội và trĩ ngoại các tĩnh mạch trong và ngoài thông nhau, từ khó hình thành nên bệnh trĩ hỗn hợp.
- Phụ nữ có bầu hoặc sau sinh: Vùng hậu môn đang bị đau do phải thực hiện rặn để sinh em bé, hoặc do trọng lượng của thai nhi đang phát triển ngày một lớn dần khiến chèn ép tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.
- Người cao tuổi: Do chức năng co bóp, bài tiết của ruột giảm đi ở tuổi già làm khả năng đại tiện bị rối loạn, kết hợp với sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng, hệ thống cơ thắt và dây chằng parks mất khả năng chống đỡ là những yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ.
Bị trĩ có tự khỏi được không?
Theo các chuyên gia nhận định, tùy vào mức độ bệnh trĩ của người mắc đang ở giai đoạn nào, mới có thể chẩn đoán tình trạng hiện tại của họ. Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh thì cần đến các cơ sở y tế uy tín gần nhà để được khám.
Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ theo 4 giai đoạn, chia thành 4 cấp độ là trĩ cấp độ 1 (mới chớm bệnh), cấp độ 2 (quá trình phát triển bệnh), cấp độ 3 (quá trình chuyển sang bệnh nặng), cấp độ 4 (giai đoạn cuối bệnh rất nặng).
Cụ thể:
Trĩ cấp độ 1 (mới chớm bệnh) có tự khỏi được không?
Đây là giai đoạn đầu của búi trĩ mới hình thành, ở cấp độ này gần như người bệnh không thể phát hiện ra các triệu chứng và biểu hiện rõ nét. Tuy nhiên khi đại tiện, bạn có thể bắt gặp một vài lần có máu xuất hiện trên giấy lau hoặc sau khi đại tiện xong thấy mau xuất hiện ở đoạn cuối của phân.
Thời điểm này các đám rối tĩnh mạch bắt đầu trùng nhão, giãn nở và nhanh chóng phát triển, trở nặng thành trĩ cấp độ 2. Vậy trĩ cấp độ 1 có tự khỏi được không? Câu trả lời chắc chắn các bạn đã tìm ra là không. Bởi vậy, người bệnh cần sớm đi khám và điều trị bệnh từ giai đoạn này sẽ tốt nhất.
Trĩ cấp độ 2 (hình thành bệnh) có tự khỏi được không?
Ở giai đoạn này, người bệnh đã có thể cảm nhận dần những khó chịu và đau rát hơn so với cấp độ 1. Tình trạng đại tiện ra máu, cũng có phần nặng hơn so với trước, máu chảy thành giọt nhiều hơn khi đại tiện.
Ở trĩ cấp độ 2, thời điểm này các đám rối tĩnh mạch co giãn ra nhiều hơn gây ra các hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài. Cụ thể:
- Sa búi trĩ nội: Về cơ bản, mỗi lần đi đại tiện người bệnh sẽ có cảm giác hơi cộm ở phần hậu môn, các búi trĩ xuất hiện ở ngoài hậu môn nhưng có thể tự co lại được. Khi bệnh tiến triển nặng hơn người bệnh sẽ thấy đau rát, sưng phù nề ở thành hậu môn.
- Sa búi trĩ ngoại: Búi trĩ xuất hiện ngay ngoài rìa hậu môn, người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường có thể thấy búi trĩ ngoại ban đầu giống với hạt đỗ có kích thước nhỏ căng mọng và mất đi các nếp nhăn trên hậu môn.
Qua các hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài, chúng ta đã có đánh giá cho thấy ở trĩ cấp độ 2 không thể tự khỏi. Đồng thời bệnh đang có dấu hiệu tăng dần lên cấp độ 3 nếu không có hướng điều trị sớm và kịp thời.
Trĩ cấp độ 3 (phát triển sang bệnh nặng)
Ở giai đoạn này, quá trình đi đại tiện ra rất nhiều máu, có lúc máu chảy thành tia, nếu không kịp thời có các biện pháp ngăn chặn e rằng người bệnh dễ bị suy nhược cơ thể do mất máu cấp, thiếu máu dẫn tới cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
Các triệu chứng của bệnh trĩ ở cấp độ 3 xuất hiện mỗi lúc nặng thêm và sa ra ngoài khiến người bệnh bị đau nhiều hơn. Cụ thể:
- Sa búi trĩ nội: Đây là giai đoạn búi trĩ nội sa ra ngoài mất kiểm soát, đặc biệt quá trình người bệnh đại tiện búi trĩ lòi ra và không tự co vào được, mà phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong. Lượng máu lúc này cũng ra nhiều hơn do búi trĩ có kích thước lớn dần khiến người bệnh luôn có cảm giác đau rát, khó chịu khi ngồi hoặc không đi đại tiện cũng đau.
- Sa búi trĩ ngoại: Búi trĩ có kích thước lớn dần gây ra mùi hôi, ẩm ướt do chảy chất nhầy, người bệnh có thể dễ dàng chạm tay vào đó ở ngoài rìa hậu môn. Nếu không ngăn chặn sớm e rằng sẽ phát sinh thêm nhiều biến chứng.
Trĩ cấp độ 3 vẫn có thể điều trị dứt điểm được, tuy nhiên quá trình điều trị sẽ khó khăn và vất vả, tốn kém hơn nhiều. Đòi hỏi người bệnh phải kiền trì và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng khoa học và bỏ đi những thói quen xấu.
Trĩ cấp độ 4 (giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ)
Đây là giai đoạn nặng nhất và nguy hiểm nhất của trĩ cấp độ 4, với những triệu chứng rất nặng và có cảm giác đau liên tục. Tình trạng ra máu nhiều hơn khi đại tiện, sa búi trĩ cũng ngày càng nặng và nghiêm trọng hơn. Cụ thể:
- Sa búi trĩ nội: Cảm giác đau rát và chảy máu bất cứ lúc nào, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn mà không thể co búi trĩ vào cho dù có dùng cả tay để đẩy vào. Thời điểm này, hậu môn liên tục ngứa ngáy, đau rức và gây cảm giác khó chịu rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu không có biện pháp điều trị thời điểm này e răng búi trĩ có thể dẫn tới bị hoại tử, nghiêm trọng hơn là thành ung thư.
- Sa búi trĩ ngoại: Kích thước các búi trĩ ngoại tăng lên đáng kể và có thể xuất hiện nhiều búi trĩ ngoại ở rìa hậu môn hơn, gây ra khó chịu và đau đớn kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vùng hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt do chất nhầy tiết ra nhiều và có mùi hôi đặc trưng gây ra các bệnh như áp xe hậu môn, viêm hậu môn…
Lúc này, dựa vào tình trạng sức khỏe từ người bệnh mà bác sĩ sẽ có nhận định nên phẫu thuật cắt trĩ theo cách nào nhanh chóng và hợp lý, nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch búi trĩ, sa nghẹt búi trĩ, rối loạn cơ thắt hậu môn, thậm chí ung thư hậu môn.
Ngoài ra, phương pháp cắt trĩ chỉ mang tính tạm thời vì đã có rất nhiều người bị tái phát bệnh sau phẫu thuật. Người bệnh cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày và tăng cường thói quen sinh hoạt lành mạnh để đẩy lùi bệnh trĩ.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ
Thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Cụ thể:
Giải pháp điều trị tại nhà
Mối quan tâm đầu tiên là chế độ dinh dưỡng ở từng giai đoạn cần cung cấp đầy đủ năng lượng trong đó có cả sinh hoạt ra sao để ngăn ngừa táo bón, và bệnh trĩ. Cụ thể:
Ăn thực phẩm có chất xơ: Làm giảm tải tình trạng tổn thương tĩnh mạch hậu môn, giúp quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng nhờ lượng chất xơ hòa tan ở trong đường tiêu hóa. Một số có trong rau xà lách, rau cải xoong, cả rốt, củ cải, súp lơ, ngải cứu, diếp cá, mồng tơi, rau đay, rau khoai lang và trái cây thì có táo, dâu tây, dưa hấu, cam, quýt, lê.
Ăn thực phẩm nhuận tràng: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng mà các triệu chứng đau rát hậu môn và ngăn ngừa táo bón cũng dần được thuyên giảm. một số có trong rau khoai lang, rau dền, rau đay, rau diếp cá, rong biển, bí đỏ, măng tây,… và một trái cây tốt như chuối, táo, đu đủ chín,…
Ăn thực phẩm có chất sắt: Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt gây mệt mỏi ở người mắc bệnh trĩ nội cấp độ 3, cấp độ 4 và trĩ ngoại cấp độ 4. Một số thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, lòng đỏ trứng gà, trai, sò, ốc, ngao,rau bina, súp lơ, bí đỏ, các loại đậu, cháo bột yến mạch, … và các loại hạt dinh dưỡng gồm socola đen, óc chó, hạnh nhân, macca có chứa nhiều sắt.
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng, tuân thủ lối sống lành mạnh và giữ tinh thần luôn thoải mái bằng cách rèn luyện thể thao mỗi ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng
Thực phẩm cần hạn chế: Loại bỏ những thực phẩm gây hại cho quá trình tiêu hóa như nhiều muối, gia vị cay nóng chứa nhiều dầu mỡ hay các loại ngũ cốc tinh chế, chất lỏng có cồn, nước ngọt có gas, hay các sản phẩm như sữa, kem, phomai, bơ sữa, tinh bột và đường,…
Uống đủ lượng nước cần thiết: Từ 2-3 lít mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa cải thiện và chống táo bón hữu hiệu. Một số nước ép như ép việt quất, ép táo, quả mâm xôi, ép nho đen, ép nho đỏ, ép lựu. ép táo, ép lê mang lại nguồn dinh dưỡng và chất xơ tốt cho cơ thể.
Giải pháp điều trị bằng thuốc
- Thuốc làm bền thành mạch: Có tác dụng làm tăng trương lực tĩnh mạch và giảm tình trạng phù nề, sưng rát.
- Thuốc đạn và thuốc mỡ: Có tác dụng hỗ trợ làm bền thành mạch và gây tê, đồng thời cải thiện tình trạng bị viêm sưng, đau nhức và giảm ngứa.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Thuốc này được bác sĩ chuyên khoa chỉ định kê đơn khi đã chẩn đoán và có phác đồ điều trị bệnh, khi người bệnh có hiện tượng bị đau đớn, sưng viêm, phù nề.
- Thuốc làm mềm phân: Có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu nước bên trong ruột và làm mềm phân trong quá trình đào thải được dễ dàng. Ở những trường hợp trĩ hỗn hợp do táo bón ở giai đoạn mãn tính sẽ được bác sĩ chỉ định theo đơn để điều trị.
Giải pháp điều trị bằng thủ thuật
Giai đoạn bệnh nặng, áp dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc nếu không được cải thiện, người bệnh nên cân nhắc thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành các giải pháp này. Bởi chi phí phẫu thuật khá đắt trong khi hiệu quả chưa rõ ràng, có thể gây ra biến chứng sau phẫu thuật. Cụ thể:
- Thủ thuật HCPT: Dùng dòng điện cao tần làm khô tế bào, tổ chức bị mất nước rồi làm quang đông các huyết quản rồi tiền hành cắt bỏ búi trĩ.
- Kỹ thuật PPH: Sau khi xác định được búi trĩ thì sử dụng máy khâu chuyên dụng để cắt búi trĩ một cách nhanh chóng và sử dụng máy kẹp để khâu lại.
- Thủ thuật thắt búi trĩ: Thắt bằng vòng cao su (dây thun) ở sát đáy búi trĩ để ngăn chặn quá trình lưu thông máu đi nuôi dưỡng búi trĩ, theo thời gian búi trĩ dần teo lại và rụng đi sau 5-7 ngày thực hiện.
- Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ: Dùng dung dịch hóa chất tiêm trực tiếp vào búi trĩ để làm xơ hóa, theo thời gian búi trị tự teo lại và rụng dần đi.
Lời kết
Hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp được bệnh trĩ không thể tự chữa khỏi mà bắt buộc cần sự nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để điều trị và chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất. Đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn các giải pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Chúc bạn sớm hồi phục và yên tâm điều trị bệnh thật tốt.