Uống thuốc gì để điều trị được bệnh trĩ mà không phải thực hiện phẫu thuật là câu hỏi của đa số người mắc trĩ đều quan tâm và mong muốn tìm ra giải pháp tối ưu được bệnh trĩ.Trong bài viết dưới đây là giải đáp để bạn tham khảo và sớm lựa chọn cho mình loại thuốc phù hợp để điều trị hiệu quả.
Mục lục
Tìm hiểu tổng quan về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng xảy ra do giãn quá mức của các cụm tĩnh mạch có trong trực tràng, hậu môn bị tổn thương sưng và phồng lên gây ra các triệu chứng như đau buốt, ngứa rát, chảy máu khi đại tiện, gây khó chịu cho người bệnh.
Phân loại bệnh trĩ
Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ, mà được chia làm 3 phần chính là
- Trĩ nội ( Internal hemorrhoids): Là búi trĩ xuất phát từ các đám rối mạch máu tĩnh mạch ở bên trong hậu môn phía trên đường lược.
- Trĩ ngoại (External hemorrhoids): Là các búi trĩ xuất phát từ bên dưới đường lược và thường được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn.
- Trĩ hỗn hợp (Mixep hemorrhoids): Là sự kết hợp giữa các búi trĩ nội lẫn các búi trĩ ngoại.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ, nhưng nguyên nhân chính cần nói tới chính là bệnh táo bón. Ngoài ra, một số yếu tố sau gây ra bệnh trĩ. Cụ thể:
- Do môi trường làm việc: Nhân viên văn phòng phải ngồi một chỗ làm việc, hay tài xế lái xe, nhân viên nhà máy phải đứng bán hàng,…
- Do chế độ ăn uống không đảm bảo: Ăn nhiều đồ ăn mặn, ăn thịt đạm nhiều mà không bổ xung cả chất xơ, thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá.
- Phụ nữ đang có bầu hoặc vừa sinh: Vùng hậu môn đang bị đau do phải thực hiện rặn để sinh em bé, hoặc do trọng lượng của thai nhi đang phát triển ngày một lớn dần khiến chèn ép tạo áp lực leencacs tĩnh mạch ở hậu môn.
- Tăng áp lực ổ bụng: Các bệnh liên quan đến hô hấp như ho mãn tính, thừa cân do béo phì, làm việc nặng quá sức khiến dây chằng parks lỏng lẻo, không thể phân cách vùng giữa trĩ nội và trĩ ngoại lam cho đám rối tĩnh mạch trong và ngoài thông nhau, từ khó hình thành nên bệnh trĩ hỗn hợp.
Xem thêm: Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Chữa bao lâu thì khỏi
Sử dụng thuốc nam chữa bệnh trĩ
Đã từ lâu, trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều bài thuốc để điều trị bệnh trĩ hiệu quả và an toàn từ các thảo dược dễ kiếm dễ làm. Dưới đây là một số bài thuốc nam để bạn tham khảo:
1. Dùng quả sung
Chuẩn bị
- 10 quả sung đã rửa sạch, ngâm với nước muối loãng.
- 2 lít nước sạch.
Cách làm
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm thấm lại bằng khăn khô.
- Bước 2: Đem nguyên liệu cho vào nồi và nấu 2 lít nước khi sôi thì tắt bếp.
- Bước 3: Quấn một chiếc chăn mỏng quanh hông rồi thực hiện xông hậu môn, khi nước đã nguội sử dụng nước đó rửa lại hậu môn.
Bạn cần kiên trì thực hiện 2-3 lần, sau một thời gian bạn có thể cảm nhận các triệu chứng của bệnh trĩ đưcọ thuyên giảm.
☛ Xem đầy đủ: Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung
2. Dùng củ nghệ
Chuẩn bị
Một củ nghệ tươi, rửa sạch sau đó cắt lát mỏng.
Cách làm
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấn, thấm lại bằng khăn khô.
- Bước 2: Giã nhuyễn lấy nước cốt nghệ, rồi thực hiện bôi lên búi trĩ và xung quanh vùng tổn thương ở hậu môn
Bạn cần kiên trì thực hiện cách này mỗi ngày 2-3 lần, bạn sẽ cảm nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng khi dùng nghệ, bởi nghệ có chứa các hoạt tính sinh học, làm lành vết thương và điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả.
☛ Xem đầy đủ: 6 cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ hiệu quả
3. Dùng cúc tần kết hợp một số thảo dược
Chuẩn bị
- Lá cúc tần, lá sung, lá ngải cứu, lá lốt mỗi vị 300g (đem rửa sạch)
- Nghệ tươi 3g
Cách làm
- Bước 1: Đầu tiên, cần vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm thấm lại bằng khăn khô.
- Bước 2: Đem nguyên liệu rồi cho vào nồi có 3 lít nước đun sôi thì tắt bếp cho lửa nhỏ đun thêm 10 phút thì tắt bếp
- Bước 3: Quấn một chiếc chăn nhỏ quanh hông rồi thực hiên xông búi trĩ, khi nước nguội thì dùng lại nước đó rửa hậu môn
☛ Xem đầy đủ: Tác dụng cây cúc tần chữa bệnh trĩ
Sử dụng bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ
Thuốc Đông y thành phần chủ yếu từ các thảo dược trong thiên nhiên nên tính an toàn và có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, giảm áp lực tĩnh mạch, tăng độ bền thành mạch,… một số bài thuốc dưới đây các bạn cần tham khảo thêm:
1. Bài thuốc chữa trĩ nội dạng huyết ứ (sung huyết)
Các triệu chứng ở giai đoạn này dễ dàng nhận thấy là đại tiện ra máu và táo bón.
Bài thuốc Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm
- Công dung: Hoạt huyết , Tư âm, Lương huyết và Xả huyết ứ trệ ở trực tràng.
- Chỉ định: Trĩ nội độ 1, 2, 3 chưa có biến chứng
- Thành phần: (Sanh địa, Hoa hòe mỗi vị 16g), (Xích thược, Ngư tinh thả, Hạn liên thảo mỗi loại 10g), Đương quy 12g, Hoàng cầm (0,8g) và kinh giới (0,6g).
- Cách làm: Đun các nguyên liệu thuốc lấy nước uống, nên dùng khi thuốc còn ấm. Bạn cần kiên trì uống mỗi ngày một thang cho tới khi bệnh giảm.
Đồng thời, nếu đại tiện ra máu nhiều cần thêm Hắc địa du 12g, Hắc hạn liên và Hắc kinh giới 16g. Nếu táo bón cần Hắc chi ma 20g.
2. Bài thuốc chữa trĩ nội dạng khí huyết hư yếu
Biểu hiện chóng mặt, ù tai, mạch trầm tế kèm theo hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.
- Công dụng: Các dược liệu giúp thăng đề, chỉ huyết và bồi bổ máu.
- Chỉ định: Trĩ nội độ 1, 2, 3 ra máu khi đại tiện nhiều lần, kèm theo mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, suy nhược cơ thể
- Thành phần: (Xuyên khung, Bạch thược, Bạch truật mỗi vị thuốc 08,g), Đảng sâm và Đương quy 12g, Bạch linh và Thục địa 10g, Cam thảo (0,6g).
- Cách làm: Đun các nguyên liệu lấy nước uống, cần kiên trì uống mỗi ngày một thang cho đến khi bệnh giảm và hồi phục sức khỏe.
- Nếu đại tiện ra máu: Cần thêm Hắc hạn liên và Hắc kinh giới 16g, Hắc địa du 12g.
- Nếu táo bón: Cần thêm Lá muồng 0,6g hoặc Hắc chi ma 20g.
3. Bài thuốc chữa trĩ nội dạng thấp nhiệt
Biểu hiện đại tiện táo, đại tiện bí, mót rặn, đau quạn bụng, tiểu tiện vàng kèm theo đau rát hậu môn nhất là khi ngồi. Một vài trường hợp, búi trĩ bị sưng nóng, dại tiện ra máu, viêm loét, hoặc sa búi trĩ theo giai đoạn.
Bài thuốc hòe hoa tán gia giảm
- Công dụng: Chủ yếu tập trung vào các thảo dược có tính mát để thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, luong huyết chỉ huyết, hành khí và hiệu quả trong việc cầm máu
- Thành phần: (Trắc bá diệp, Hòe hoa, Kinh giới tuệ mỗi vị 12g), Chỉ thược và Hoàng bá mỗi loại 10g.
- Cách sắc: Đem nguyên liệu sao vàng, rồi đun nước uống cho đến khi bệnh thuyên giảm và khỏi hẳn. Người bệnh cần kiên trì uống mỗi ngày một thang, chia thành 2 lần/ngày.
Xem thêm: Tổng hợp bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ
Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh trĩ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc tây và thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị trĩ, bao gồm thuốc uống có tác dụng giúp tăng thẩm thấu toàn thân, tăng độ bền thành mạch, thuốc bôi và các dạng gel bôi thoa có tác dụng giảm ngứa, giảm đau, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, chống chảy máu, giảm sưng phù nề…
1. Sản phẩm bôi ngoài chữa trĩ
Các loại gel bôi ngoài thành phần chủ yếu là thảo dược thiên nhiên chứa chất bôi trơn, các chất làm mềm và làm dịu da, giúp giảm triệu chứng của bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp có thể kết hợp các loại thuốc gây tê để giảm đau
- Thuốc giảm đau, giảm ngứa, kích ứng mô quanh hậu môn, nóng rát và khó chịu: Lidocain 2-5%; benzocaine 5-20%. Tác dụng phụ có thể gặp phản ứng với ngứa và nóng rát.
- Thuốc co mạch, cầm máu: Phenylephrin HCl (0,25%); Ephedrin sulfat (0,1-0,125%). Các loại thuốc này chống chỉ định cho người có bệnh nền về tim mạch, cường giáp, tiểu đường, huyết áp cao, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường.
- Thuốc chống viêm tại chỗ: Hydrocortison (0,25-1%) để giảm ngứa, giảm viêm nhiễm.
- Nếu có nhiễm khuẩn dùng kháng sinh tại chỗ: Neomycin, Framycetin,…
- Chất bảo vệ: Tạo hàng rào vật lý bảo vệ niêm mạc, bảo vệ da, tạm thời giảm ngứa, nóng rát. Đồng thời,ngăn kích ứng các mô ở hậu môn trực tràng và sự mất nước ở lớp sừng biểu bì như kẽm oxit, glycerin, lanolin,…
- Một số loại Gel bôi trĩ của Việt Nam chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên (Cúc tần, Ngải cứu, Lá lốt,…) có hiệu quả khá tốt trong việc giảm đau rát, chảy máu khi đại tiện và làm co búi trĩ. Dùng được mọi nơi nên tiện dụng, an toàn và hiệu quả, dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
2. Thuốc uống nhuận tràng, làm mềm phân
- Thuốc Duphalac 10g/15ml: thuốc này uống theo chỉ định của bác sỹ ngày 1-2 lần có tác dụng làm mềm phân, điều trị táo bón. Thuốc này cần 1-3 ngày để thấy được tác dụng.
- Thuốc Forlax 10g: đây là thuốc dạng bột dùng để pha thành dung dịch uống ngày từ 1-2 lần giúp mềm phân và điều trị táo bón.
3. Thuốc tăng sức bền tĩnh mạch
Thuốc Daflon 500mg: đây là thuốc dạng viên nén, thuốc này uống cùng bữa ăn tác dụng chính của thuốc là cải thiện độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn. Lưu ý nếu bạn sử dụng 15 ngày mà không thấy tình trạng cải thiện bạn cần dừng sử dụng và đến gặp các sỹ để có hướng xử lý phù hợp.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị trĩ
Để cải thiện tình trạng bệnh trĩ, việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lý cũng thu được kết quả cao không kém gì so với việc sử dụng thuốc. Cụ thể:
Vệ sinh hậu môn đúng cách khi bị trĩ
- Đối với bệnh trĩ mọi người cần lưu ý rằng khi vệ sinh hậu môn phải hết sức nhẹ nhàng, từ tốn không mạnh tay và chà xát mạnh dễ gây tổn thương làm chảy máu, trầy xước
- Ngoài vệ sinh hậu môn trước và sau khi đi đại tiện, người bệnh nên rửa hậu môn thêm ít nhất 2 lần/ngày tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ 30 phút, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.
- Tuyệt đối không sử dụng xà bông để rửa hậu môn (vì dễ gây khô da và có tính kích ứng da dễ gây đau rát). Tốt nhất người bệnh nên dùng nước ấm pha muối loãng để rửa và thấm lại bằng khăn khô, hoặc dung dịch vệ sinh loại dịu nhẹ.
Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh
Để việc chuyển động ruột dễ dàng và nhanh hơn, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ. Tư thế ngồi xổm, là tư thế tự nhiên và thoải mái nhất mà bạn nên ngồi (với các mẹ bầu có thể kề chân lên ghế khi ngồi bệ xí để tạo thành tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh)
Ngâm hậu môn trong nước ấm
- Đầu tiên, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng, sau đó ngồi vào chậu hoặc bồn tắm trong khoảng 15 phút (nước muối có tác dụng chống viêm nhiễm, sát trùng. Nước ấm giúp hậu môn bớt đau rát và mang lại sự dễ chịu cho người bị trĩ)
- Đối với người bị trĩ, ngâm nước ấm là cách tốt nhất làm giảm đau và sưng, giảm nhiễm trùng, phù nề. Người bệnh cần duy trì ngâm hậu môn trong nước ấm pha muỗi loãng 2 lần/ngày (không nên để nhiều muối dễ gây xót và nhiễm trùng vùng hậu môn đang bị tổn thương).
☛ Xem thêm: Mẹo giảm đau trĩ nhanh chóng an toàn tại nhà
Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học
Bên cạnh việc thay đổi thói quen ăn uống thì bạn cũng cần thay đổi cả thói quen sinh hoạt nữa, cụ thể là:
- Tập thói quen thể dục thể thao hàng ngày, giúp tăng cường sức lực và làm giảm áp lực dây thần kinh ở hậu môn và trực tràng.
- Hạn chế đứng, ngồi lâu một chỗ, liên tục đi lại trong văn phòng để giảm sức ép lên vùng hậu môn
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không thức muộn. Không ngồi lâu trong nhà vệ sinh, không dùng nhiều sức để rặn khi đi đại tiện.
- Khi có dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc do các biến chứng của trĩ gây ra, người bệnh cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, không tự bỏ dở liệu trình đó và tuyệt đối nói không với bia rượu. Bởi vì bia rượu sẽ khiến thuốc điều trị mất đi tác dụng hoặc làm gia tăng các biến chứng nguy hiểm khác.
Lời kết
Ngoài việc sử dụng thuốc đúng cách và kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, chắc hẳn với bài phân tích trên đây đã giải đáp kỹ càng cho bạn hiểu nên lựa chọn và sử dụng sản phẩm nào tốt cho tình trạng bệnh của mình. Chúc bạn sớm hồi phục và điều trị bệnh có tiến triển sớm nhất.