Gần đây, nhiều người có xu hướng lựa chọn phương pháp điều trị bệnh (trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp) bằng đông y bởi tính an toàn và thích hợp cho người bệnh không muốn can thiệp bằng giải pháp ngoại khoa. Vậy, các bài thuốc Đông y được áp dụng vào thực tế vào điều trị bệnh trĩ đem lại hiệu quả như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Quan niệm của Đông y về bệnh trĩ
Theo Y học cổ truyền (Đông y) bệnh trĩ hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng cần nhắc đến các yếu tố gây bệnh là do cơ nhục suy yếu, tổn thương giáng hạ mạch lạc dẫn đến chứng ứ huyết khiến các mạch lạc bị phình giãn quá mức tạo thành các búi trĩ, có hiện tượng sa ra ngoài. Ở giai đoạn nhẹ của bệnh đi đại tiện ra máu, nặng hơn khi ngồi hoặc nằm vẫn xảy ra chảy máu khi không đi đại tiện.
Tác nhân thứ hai, xảy ra bên trong cơ thể liên quan tới can, tâm, tỳ, thận, có thể là do chế độ ăn uống không lành mạnh như thường xuyên sử dụng bia rượu, lười vận động gây áp lực cho đáy chậu vùng hậu môn trực tràng.
Cũng theo quan niệm này cho thấy bệnh gồm 2 loại là trĩ nội và bệnh trĩ ngoại
Về bệnh trĩ nội:
- Trĩ nội dạng sung huyết (trĩ thể huyết ứ) kèm theo biểu hiện hay cáu gắt, đau rát vùng hậu môn, đại tiện ra máu, do bị táo bón, tổn thương và viêm nhiễm búi trĩ
- Trĩ nội dạng huyết ứ trệ là triệu chứng do can khí sơ tiết không lưu thông, làm tụ huyết lại vùng giang môn gây ra trĩ.
- Trĩ nội dạng thấp nhiệt có xảy ra tình trạng viêm nhiễm, bội nhiễm, thường thấy ở người ăn đồ cay nóng và uống bia rượu, lười vận động.
- Trĩ nội dạng nhiệt độc (giai đoạn đầu của bệnh nội cấp độ 1, cấp độ 2)
Về bệnh trĩ ngoại
- Trĩ ngoại dạng ứ huyết
- Trĩ ngoại dạng thấp nhiệt là tình trạng tiết nhiều dịch ở hậu môn, dễ bị viêm loét trĩ, nếu không điều trị kịp thời còn xảy ra hoại tử búi trĩ.
- Trĩ ngoại dạng nhiệt độc (hiện tượng khí huyết không lưu thông do tắc nghẽn).
Xem đầy đủ: Bệnh trĩ nội là gì, bệnh trĩ ngoại là gì?
Sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh trĩ nội
Theo y học cổ truyền, dựa trên nguyên tắc chữa, tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà cần loại bỏ những tác nhân xấu trong cơ thể.
Thành phần trong các bài thuốc Đông y được chiết xuất từ các thảo dược quý trong thiên nhiên, giúp cải thiện đáng kể tình trạng chảy máu, tăng cường độ bền tĩnh mạch hậu môn, giảm đau rát,ngăn ngừa viêm nhiễm và sa búi trĩ ra ngoài.
Để các bài thuốc Đông y (uống, bôi, ngâm) có kết quả tốt trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì và xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, kèm chế độ dinh dượng hợp lý. Cụ thể:
1. Bài thuốc chữa trĩ nội dạng huyết ứ
Ở dạng này kích thước búi trĩ còn nhỏ không sa ra ngoài hậu môn, nhưng có kèm các triệu chứng đại tiện ra máu và táo bón. Bài thuốc dưới dây có tác dụng tư âm, hoạt huyết, lương huyết và xả huyết ứ trệ ở trực tràng.
Bài thuốc Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm
- Chỉ định: Trĩ nội cấp độ 1, 2, 3 không có biến chứng
- Thành phần: Sanh địa 16g, Xích thược 10g, Đương quy 12g, Hoa hòe 16g, Ngư tinh thả 10g, Hạn liên thảo (Cỏ mực) 10g, Hoàng cầm (0,8g) và kinh giới (0,6g).
- Cách sắc: Đem các nguyên liệu trên đun lấy nước uống, nên dùng khi thuốc còn ấm. Người bệnh cần kiên trì uống mỗi ngày một thang cho tới khi bệnh thuyên giảm.
Ngoài ra, nếu đại tiện ra máu nhiều cần thêm Hắc địa du 12g, hắc hạn liên 16g, hắc kinh giới 16g. Nếu có táo bón cần thêm hắc chi ma 20g.
2. Bài thuốc chữa trĩ nội dạng khí huyết hư yếu
Biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, ù tai, mạch trầm tế kèm theo hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Người bệnh cần dùng các dược liệu giúp thăng đề, chỉ huyết và bồi bổ máu.
- Chỉ định: Trĩ nội cấp độ 1, 2, 3 ra máu khi đại tiện nhiều lần, kèm theo mệt mỏi.
- Thành phần: (Bạch thược, Bạch truật, Xuyên khung mõi loại 08,g), Đảng sâm và Đương quy 12g, Cam thảo (0,6g), Bạch linh và Thục địa 10g.
- Cách sắc: Đem các nguyên liệu đun lấy nước uống, người bệnh cần kiên trì uống mỗi ngày một thang cho đến khi bệnh thuyên giảm và khỏi hẳn.
- Nếu đại tiện ra máu: Cần thêm Hắc địa du 12g, Hắc hạn liên và Hắc kinh giới 16g.
- Nếu táo bón: Cần thêm Hắc chi ma 20g hoặc Lá muồng 0,6g
Đồng thời, người bệnh có thể kết hợp với phương pháp châm cứu vào các huyệt vị như Quan nguyên, Khí hải, Cao hoang, Bách hội, Trường cường, Tỳ du, để gia tăng công dụng.
3. Bài thuốc chữa trĩ nội dạng tỳ khí suy
Biểu hiện hậu môn liên tục bị ngứa rát, cảm giác đau đớn kéo dài và chảy máu bất cứ lúc nào, vì búi trĩ sa hẳn ra ngoài không tác động để đưa búi trĩ vào được. Đây là giai đoạn nặng nhất của trĩ nội cấp độ 4.
- Chỉ định: Trĩ nội cấp độ 4, trĩ vòng
- Thành phần: (Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Sài hồ, Thăng ma, Bạch truật mỗi loại 10g), Đại tá 12g, Trần bì (0,6g), (Cam thảo, Can khương, Sanh cương mỗi loại 0,4g)
- Cách sắc: Đem các nguyên liệu rồi đun nước uống, người bệnh cần kiên trì uống mỗi ngày một thang, chia thành 2 lần/ngày và uống cho đến khi bệnh thuyên giảm và khỏi hẳn
- Nếu đại tiện ra máu: Cần thêm Hắc chi tử 6g, Hắc địa du 10g, Hắc kinh giới 16g.
- Nếu táo bón: Cần thêm Hắc chi ma 20g hoặc Lá muồng 0,6g.
Sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh trĩ ngoại
1. Bài thuốc chữa trĩ ngoại dạng huyết ứ, khí trệ
Ở dạng này tình trạng tĩnh mạch ở dưới đường lược bị phình giãn quá mức gây ứ huyết và tạo thành dạng búi trĩ ở ngoài hậu môn, nên người bệnh thường có triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, và chảy máu khi đại tiện.
Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm
- Chỉ định: Trĩ ngoại cấp độ 1, cấp độ 2.
- Thành phần: Cam thảo (chích 0,4g), Thăng ma và Sài hồ mỗi loại (0,6g), (Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm, Xích thược mỗi loại 10g), Đương quy 16g.
- Cách sắc: Đem các nguyên liệu đun sôi lấy nước thuốc uống, người bệnh cần kiên trì uống mỗi ngày một thang chia làm hai lần uống.
- Nếu có táo bón: Cần thêm Hắc chi ma 20g hoặc Lá muồng 6g.
- Công dụng: : Chủ yếu tập trung vào các thảo dược có tác dụng bổ khí, thăng dương, còn làm thanh nhiệt trị chứng mệt mỏi, ăn uống kém, giúp cầm máu và chống táo bón.
2. Bài thuốc chữa trĩ ngoại dạng nhiệt độc
Biểu hiện lúc đại tiện thường thấy chỉ kèm máu dính vào phân và kèm các triệu chứng sưng nóng, đau rát, buốt búi trĩ vùng hậu môn trực tràng. Người bệnh cần uống bài thuốc có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và lương huyết, cầm huyết để giải trĩ ngoại dạng nhiệt độc.
Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm
- Chỉ định: Trĩ ngoại tắc mạch cấp, trĩ ngoại cấp độ 3.
- Thành phần: (Hồng hoa, Đào nhân, Xuyên khung mỗi loại 0,8g), Thục địa và Bạch thược mỗi loại 10g, Đương quy 12g. Cần thêm: (Liên kiều, Bồ công anh mỗi loại 10g), Kim ngân hoa, Sài đất mỗi loại 12g.
- Nếu đại tiện ra máu: Cần thêm Hắc địa du 12g, Hắc hạn liên và Hắc kinh giới mỗi loại 16g.
- Nếu táo bón: Cần thêm Hắc chi ma 20g hoặc Lá muồng 6g
- Nếu sưng đau kéo dài: Cần thêm Bạch chỉ 10g, Đan sâm 12g
3. Bài thuốc chữa trĩ ngoại dạng thấp nhiệt
Biểu hiện nước tiểu có màu đỏ, đau rát vùng hậu môn, táo bón do phải dùng lực rặn nhiều làm khí huyết dồn xuống, trĩ sa ra ngoài và sưng to. Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nhiễm, hoặc nhiễm trùng hậu môn.
Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm
- Chỉ định: Trĩ ngoại cấp độ 4 (giai đoạn nặng nhất của bệnh)
- Thành phần: Hồng hoa (0,4g), Thổ phục linh (0,8g), (Chỉ xác, Hạn liên, Trạch tả, Liên kiều, Kim ngân hoa, Xích thược, Đương quy, Đào nhân mỗi loại 10g).
- Nếu táo bón: Cần thêm Lá muồng 6g hoặc Hắc chi ma 20g.
Một số bài thuốc Đông y ngâm trĩ
Các bài thuốc ngâm trĩ có tác dụng giảm đau tốt cho người bệnh, đồng thời giúp chống viêm, giảm phù nề, cầm máu, và làm co búi trĩ. Dưới đây là một số bài thuốc ngâm có thể kết hợp với bôi và uống để điều trị hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
1. Bài thuốc: Huyết giác, Hậu phác, Hoàng bá, Tông lư, Hoàng đăng, Tô mộc
Chuẩn bị
Huyết giác, Hậu phác, Hoàng bá, Tông lư, Hoàng đăng, Tô mộc mỗi loại 50g
Cách làm
- Bước 1: Thực hiện vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm rồi thấm lại bằng khăn khô
- Bước 2: Đem tất cả nguyên liệu tán nhỏ rồi ngâm 30g nguyên liệu thuốc vào chậu nước sôi
- Bước 3: khi chậu thuốc ngâm chuyển sang nước ấm thì ngâm hậu môn trong 15-20 phút.
Trong quá trình ngâm, người bệnh cần điều chỉnh co giãn cơ thắt hậu môn và lặp lại 1-2 lần/ngày để tăng hiệu quả.
2. Bài thuốc: Kinh giới, Hòe hoa, Phèn chua, Ngải cứu
Chuẩn bị
- Bột phèn chua 10g
- Kinh giới, Hòe hoa, Chỉ xác, Ngải cứu mỗi loại 50g (hoặc một nắm)
Cách làm
- Bước 1: Đầu tiên, vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm rồi thấm lại bằng khăn khô.
- Bước 2: Đem tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước và để ngập (1,5) ngón tay trỏ, sau đó đậy nắp kín miệng bằng lá chuối rồi đun.
- Bước 3: Sau khi nước sôi được 5 phút, người bệnh cần khoét một lỗ nhỏ vừa đủ và dùng một chiếc chăn mỏng quấn quanh phần hông rồi thực hiện xông vùng hậu môn
Sau khi xông xong, nồi thuốc còn ấm thì ngâm hậu môn trong chậu 15 phút. Bạn cần kiên trì xông và ngâm theo bài thuốc này 1-2 lần trong khoảng 1 tuần, có thể cảm nhận được sự thuyên giảm các triệu chứng của bệnh trĩ và cảm thấy thoải mái lên rất nhiều.
3. Bài thuốc: Ngũ bội tử thang
Chuẩn bị
Ngũ bội tử, Tang ký sinh, Kinh giới, Liên phòng, Phác tiêu mỗi loại 30g
Cách làm
- Bước 1: Đầu tiên, cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm thấm lại bằng khăn khô.
- Bước 2: Đem tất cả nguyên liệu đun lên lấy nước, thực hiện xông hậu môn.
- Bước 3: Khi xông xong, nước còn ấm thì thực hiện ngâm hậu môn trong chậu từ 15-20 phút.
Người bệnh cần kiên trì thực hiện cả xông và ngâm hậu môn 2-3 lần/ngày. Sau một thời gian thực hiện, có thể cảm nhận được sự chuyển đổi tích cực của bệnh trĩ.
4. Sử dụng châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Việc sử dụng châm cứu bấm huyệt thường xuyên ở bệnh trĩ giúp tăng cường sức khỏe, điều hòa dương khí trong cơ thể, duy trì sự cứng cáp và mạnh mẽ ở các cơ thành mạch.
Một số các huyệt vị có tác dụng điều trị bệnh trĩ như:
- Huyệt Hợp Cốc: Nằm trên mu bàn tay, cách ngón tay trỏ 3 phân dọc xuống áp gần ngón tay cái.
- Huyệt Đại Tràng: Nằm phía trên khớp thứ nhất của ngón trỏ.
- Huyệt Trường Cường: Nằm ở sau hậu môn, ngay dưới xương cụt.
- Huyệt Hội Dương: Nằm ở hạ bộ của lưng.
- Huyệt Mệnh Môn Hỏa: Nằm ở giữa đốt sống thắt lưng L2-L3
- Huyệt Bách Hội: Nằm giữa đỉnh đầu, giao giữa đường nối đỉnh hai vành tai và dọc theo đường cơ thể.
Để thu được hiệu quả như mong muốn, các bác sĩ sẽ dùng kim loại để châm huyệt Mệnh Môn Hỏa, rồi đến huyệt Bách Hội. Châm cứu có thể tác động từ 5-7 huyệt nằm trên đường Đốc Mạch tới Bàng Quang. Thời gian châm cứu có thể trên 30 phút.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian
Cần lưu ý điều gì khi sử dụng Đông y để chữa bệnh
Để hấp thu tốt và phát huy tác dụng của các bài thuốc khi dùng được cao nhất, người bệnh phải đáp ứng được một trong số các yêu cầu sau:
- Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ thông qua việc dùng đúng cách và đủ liều lượng, người bệnh không nên tự ý bốc thuốc tại các phòng khám hay nhà thuốc uy tín để mua tránh trường hợp không hay xảy ra.
- Quá trình sử dụng thuốc sắc nên uống khi thuốc còn ấm tránh để trường hợp bị mốc sẽ gây bệnh.
- Phụ nữ có bầu, sau sinh đang cho con bú và trẻ nhỏ cần trao đổi với bác sĩ nếu có ý định chữa bệnh bằng thuốc đông y.
- Tái khám lại theo lịch hẹn, đồng thời thực hiện chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh. Thực hiện vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm và thấm lại khăn khô trước và sau khi đại tiện.
- Người bệnh không nên tự ý kết hợp thuốc Đông y và thuốc Tây y khi chưa có kết luận từ bác sĩ, nhất là người có tiểu sử bệnh nặng.
Việc sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh trĩ được đánh giá cao vè tính an toàn. Song, vẫn còn nhiều mặt hạn chế để người bệnh cân nhắc nếu có ý định áp dụng. Điển hình là tác dụng phụ của các bài thuốc Đông y tương đối chậm không nhanh chóng được như thuốc Tây y.
Do đó, đòi hỏi phải có sự kiên trì và dùng ít nhất 1-2 tháng (tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, mà thời gian có thể lâu hơn), đối với các đối tượng mong muốn bệnh nhanh khỏi thì phương pháp này chưa hẳn là giải pháp phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng Kem bôi trĩ Cotripro giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy, kháng khuẩn giúp chống bội nhiễm ở tổn thương búi trĩ. Loại gel bôi này có chứa thành phần có khả năng phục hồi thương tổn như (Tinh Nghệ, Cao Lá Sung) giúp làm dịu mát và săn se da, cùng với đó tác dụng co mạch nhẹ (Cao Ngải Cứu) giúp bớt bị đau và nóng rát, ngăn chảy máu hiệu quả ở người bị trĩ.
Xem đầy đủ: Thuốc bôi trĩ cotripro có tốt không? Thuốc bôi trĩ cotripro giá bao nhiêu
Lời kết
Qua những giải đáp trên đây, hy vọng sẽ giúp bệnh nhân thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu thông tin và có thêm kiến thức hữu ích để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Chúc các bạn sớm hồi phục sức khỏe và trở lại cuộc sống vui vẻ hàng ngày.