Thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học là một trong những điều kiện thuận lợi giúp bệnh trĩ phát triển nhanh và nguy hiểm hơn. Vậy người bệnh trĩ nên ăn gì và lưu ý điều gì để giảm thiểu cơn đau trĩ, chữa trĩ an toàn và hiệu quả. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên tắc dinh dưỡng đối với người mắc trĩ
Đối với những người bị bệnh trĩ, điều quan trọng để điều trị bệnh chính là loại bỏ các thực phẩm xấu ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Ở giai đoạn nhẹ của bệnh có thể tự khỏi mà không cần can thiệp tới thuốc. Cụ thể:
- Ăn chậm nhai kĩ, tốt cho quá trình tiêu hóa làm giảm tải cho dạ dày.
- Ăn nhiều rau xanh, các loại củ quả tươi có chất xơ ngăn bị táo bón.
- Uống đủ lượng nước, có thể uống bằng nước ép trái cây, nước canh.
- Ăn thực phẩm có magie và sắt giúp nhuận tràng, tạo hồng cầu chống thiếu máu với trường hợp đi đại tiện ra máu.
- Không ăn uống chất kích thích có cồn, nước ngọt, đồ ăn cay nóng, thuốc lá.
Bị trĩ nên ăn gì để khỏi bệnh
Thói quen ăn uống hàng ngày không đúng cách và phản khoa học sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa, từ đó dẫn tới tình trạng táo bón. Dưới đây là một số lưu ý người bệnh cần biết để có thể làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hậu môn. Cụ thể:
Ăn thực phẩm chứa chất xơ mỗi ngày
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, người bệnh trĩ nên tập trung dung nạp nhiều chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan bởi vì:
- Thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan giúp trữ nước trong ruột, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng, chống táo bón có nhiều trong họ nhà đậu (đậu hà lan, đậu đen, đậu đỏ, đậu cove), cà rốt, lúa mạch, yến mạch,… giúp tăng vi khuẩn có lợi trong ruột tăng cường sức đề kháng và chống viêm ở trĩ.
- Thực phẩm có chứa chất xơ không hòa tan là không hòa trộn được trong nước, làm tăng khối lượng của phân hơn. Nó được tìm thấy trong bột mì nguyên cám, cám lúa mì, súp lơ xanh, khoai tây,… giúp đại tiện dễ dàng, kiểm soát cân nặng và hiệu quả trong việc ngăn ngừa táo bón.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều lại phản tác dụng của chúng gây khó tiêu, từ đó táo bón sẽ nặng hơn.
Ăn thực phẩm giàu chất sắt
Triệu chứng thường gặp ở bệnh trĩ là đi đại tiện ra máu, khiến người bệnh luôn rơi vào trạng thái thiếu máu. Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm như cua, gan gà, thịt bò, cá ngừ, rau dền,…
Ăn thực phẩm giàu magie, nhuận tràng
- Magie ngoài việc là một khoáng chất có lợi cho cơ thể, nó còn giúp cải thiện triệu chứng táo bón, giúp nhuận tràng ở người bị trĩ. Thực phẩm nên bổ sung là cá bơn, hạt điều sấy, hạnh nhân sấy, nho khô, bột yến mạch, khoai lang.
- Ngoài ra, thực phẩm nhuận tràng có trong rau mùng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, sữa chua, lô hội, hạt chia, quả thanh long, quả chuối… một số loại nên được nấu chín và chế biến thành nước canh, nước súp. Giúp giảm chứng đau rát ở hậu môn và chống táo bón.
Thực phẩm có chứa men probiotic
Bạn nên bổ sung một hộp sữa chua vào mỗi bữa ăn hàng ngày để cung cấp chế phẩm sinh học probiotic giúp tăng cường chức năng miễn dịch và tiêu hóa hiệu quả. Một số tực phẩm cần ăn như phô mai lên men tự nhiên, sữa chua, kefir,…
Thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 có chứa nhiều trong cá thu,cá ngừ, cá trích, cá hồi,… có khả năng chống viêm đòng thời tốt cho sức khỏe người bị trĩ. Đồng thời, bạn cũng có thể thay thế nhóm phô mai và bơ bằng chất béo thiên nhiên như quả óc chó, hạt chia, hạt lanh,…
Uống đủ lượng nước
Cần duy trì thói quen uống nước từ 2-3 lít nước mỗi ngày ở người bị trĩ bởi nước giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, phân mềm ra giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Đồng thời, giúp hạn chế nguy cơ bị táo bón và bệnh liên quan đến tiêu hóa.
Xem thêm: Bị trĩ nên uống gì để khỏi bệnh
Ngoài ra, có thể uống nước ép trái cây, hoặc nước canh, nước súp để thay thế cho nước lọc.
Bị trĩ cần tránh thực phẩm nào?
Ngoài việc, tăng cường nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân trĩ được kể như trên thì việc cần hạn chế một số thực phẩm dưới đây để tránh tình trạng bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể:
Tránh đồ ăn mặn
Thực phẩm có chứa quá nhiều muối khiến khả năng hấp thụ nước làm phân bị khô và vón cục, tình trạng này kéo dài sẽ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Bạn cần thay đổi chế độ ăn nhạt để giữ gìn sức khỏe.
Tránh đồ ăn nhiều đạm ít chất xơ
Một số thực phẩm có thể làm tình trạng táo bón kéo dài như thịt gà, khoai tây chiên, gà rán, xúc xích, xôi bánh mì, sữa,… Vì vậy, bạn cần tránh ăn quá nhiều hoặc không ăn là cách giúp tăng cường đường tiêu hóa ở mức ổn định.
Tránh ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
Sử dụng nhiều gia vị cay nóng sẽ khiến huyết áp bị tăng lên và gây nóng bên trong cơ thể khiến búi trĩ bị sưng to, có thể bị sa ra ngoài. Đồng thời, cần tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ vì chúng dễ dẫn tới rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, và làm tăng nguy cơ bị táo bón.
Giảm lượng đường và tinh bột
Ăn nhiều đồ ngọt và nhiều tinh bột dễ bị táo bón, kéo dài tình trạng này bệnh trĩ sẽ trở nên nặng hơn. Vì vậy, bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp ít lượng đường và giảm tinh bột.
Tránh sử dụng chất kích thích
Bạn cần tránh không sử dụng thuốc lá, uống chất lỏng có cồn, nước ngọt có gas bởi chúng sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch khiến búi trĩ bị sưng phồng.
Đồng thời, sử dụng bia rượu thường xuyên làm suy giảm chức năng gan, làm tổn thương gan dẫn đến tình trạng nóng trong người, không hấp thụ được các dưỡng chất trong cơ thể dễ bị suy nhược cơ thể. Lâu dần, khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn. (tìm hiểu thêm: bệnh trĩ có uống bia được không)
Nguyên tắc sinh hoạt lành mạnh đối với người bị trĩ
Tinh thần, ý thức, trách nhiệm và sự tự giác của bạn là yếu tốt then chốt trong việc ngăn ngừa bệnh trĩ mà bạn luôn cần phải quan tâm và chú trọng đến nguyên tắc sinh hoạt để giữ cho mình một sức khỏe tốt cho cơ thể. Cụ thể:
Tập thể dục, thể thao thường xuyên
Việc rèn luyện giúp tăng cường sức lực cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm áp lực dây thần kinh ở hậu môn. Bạn nên lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp, thường xuyên tập từ 20-30 phút mỗi ngày giúp tăng co bóp hiệu quả ở cơ vòng hậu môn.
Các môn thể thao bạn có thể luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, tập yoga, tập kegel,… có lợi cho tiêu hóa và làm giảm thiểu tối đa táo bón.
Vệ sinh sạch sẽ hậu môn
Sử dụng nguồn nước sạch, có thể dùng nước ấm pha muỗi loãng để rửa sẽ giúp giảm đau, xoa dịu sự khó chịu từ búi trĩ gây ra. Nếu dùng vòi rửa thì không xịt nước quá mạnh trực tiếp vào búi trĩ, sẽ gây trầy xước niêm mạc, nhiễm trùng hậu môn.
Trước và sau khi đại tiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm có thể pha muối loãng (muối sinh lý) rồi thấm lại bằng khăn khô. Tuyệt đối, người bệnh không sử dụng giấy khô, xà bông vì một số loại sẽ gây kích ứng làm tổn thương tới vùng hậu môn.
Tư thế đi vệ sinh sạch đúng cách
Bạn cần thay đổi và tập thói quen đi vệ sinh, đúng thời điểm và đúng tư thế. Không ngồi quá lâu trong khi đi đại tiện, vì nó sẽ gây áp lực dồn lên tĩnh mạch khiến nguy cơ táo bón kéo dài thành mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh trĩ hơn.
Khoảng thời gian thích hợp để đi vệ sinh từ 5-7 giờ sang, tư thế ngồi không phải thẳng lưng ở góc 90 độ mà là chân gập lại ở một góc 35 độ.
>> Xem đầy đủ bài viết: Tổng hợp tư thế sinh hoạt tốt cho người bị trĩ
Ngâm hậu môn trong nước
Sau quá trình vệ sinh sạch sẽ hậu môn, người bệnh có thê áp dụng ngâm hậu môn trong nước ấm để làm giảm sưng và đau búi trĩ, giảm nhiễm trùng, giảm phù nề. bằng cách, chuẩn bị một chậu nước ấm pha muối loãng, rồi ngâm khoảng 15 phút thực hiện 2 lần/ngày sẽ mang lại cảm giác dễ chịu.
Giảm stress, lo lắng
Người bệnh cần đi ngủ sớm trước 22h00 mỗi ngày, theo nhiều nghiên cứu độ dài lý tưởng cho giấc đủ là 7-8 tiếng. Điều này chỉ ra rằng, cách tốt nhất để giảm stress và tăng cường hệ miễn dịch chính là nhờ vào giấc ngủ đủ.
Đôi khi căng thẳng nhiều, lo lắng, suy nghĩ nhiều cũng la nguyên nhân gây ra táo bón và dễ mắc bệnh trĩ. Vì vậy, bạn hãy giữ cho mình một tinh thần vui vẻ, suy nghĩ tích cực để không bực tức trong người.
Một vài cách để giải tỏa stress như nghe nhạc vui vẻ, nói chuyện với đồng nghiệp nhiều hơn, ít sử dụng điện hoại và máy tính, luôn tươi cười khi ra ngoài, đi massage đầu, tập cách hít thở sâu của yoga,…
Một vài cách giảm đau trĩ an toàn hiệu quả
Chườm đá vào hậu môn
Người bệnh cần chuẩn bị một túi chườm đá (không dùng đá trực tiếp áp vào búi trĩ), tiếp theo cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm rồi thấm lại bằng khăn khô, rồi thực hiện chườm túi đá khoảng 15 phút. Cách làm này giúp giảm ngứa ngáy, sưng viêm, đau cục bộ xung quanh hậu môn.
Luyện tập phương pháp Kegel
Các chuyên gia, khuyến khích người bệnh nên tập luyện khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Bài tập này giúp tăng cường lưu thông máu ở đáy chậu, tăng trương lực cho cơ ở vùng hậu môn.chườm đá