Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất dễ gặp trong cuộc sống hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, giới tính mà không trừ một ai. Khi bệnh ở giai đoạn đầu, mới hình thành thì rất khó nhận biết, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với những cơn đau bụng khác. Chính vì vậy, bất kì ai cũng nên tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày để có thể phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời.
Mục lục
Dạ dày là gì?
Dạ dày hay còn gọi là bao tử, nó là một bộ phận trong hệ tiêu hóa. Bao tử là đoạn phình ra của ống tiêu hóa giống hình chữ J, một tạng trong phúc mạc nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị. Nó cũng là bộ phận thực hiện hai chức năng chính của hệ tiêu hóa bao gồm:
- Nghiền nát thức ăn, giúp thức ăn thấm dịch vị
- Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
Để thực hiện chức năng thứ nhất thì dạ dày được cấu tạo từ cơ trơn, sắp xếp các bó cơ theo nhiều hướng để tăng hiệu quả co bóp. Dành cho chức năng thứ hai, dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa.
Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện các vết viêm, loét trên niêm mạc của đầu ruột non hay còn gọi là dạ dày, tá tràng. Những vết viêm loét này xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn, để lộ phần lớp dưới của ruột ra. Thông thường, người bệnh viêm loét dạ dày có 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày, 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng và 25% vết loét đến từ vòm cong của dạ dày chiếm kích thước nhỏ.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày phổ biến nhất:
Nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP hay còn gọi là vi khuẩn Helicobacter pylori được đánh giá là một trong những tác nhân chính gây bệnh. Đây là một loại vi khuẩn một khi đã tiếp xúc được với dạ dày chúng sẽ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trên niêm mạc dạ dày, làm mất chức năng chống lại axit của niêm mạc ruột non. Vi khuẩn này chui vào bên trong lớp nhầy và sẽ tiết ra các hợp chất ảnh hưởng đến dạ dày.
Thông thường, vi khuẩn HP không gây ra tác động gì. Tuy nhiên, khi chúng hoạt động, chúng sẽ tiết ra chất gây kích ứng, làm viêm lớp bên trong của dạ dày và gây ra loét.
Lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau
Theo nghiên cứu, khi bạn sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau liên tục sẽ khiến cơ thể ngưng tổng hợp prostaglandin, một hợp chất quan trọng giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong dạ dày.
Tâm lý
Yếu tố tâm lý là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày bởi khi bạn thường xuyên đối mặt với áp lực, stress, căng thẳng, lo lắng cũng khiến niêm mạc dạ dày bị suy giảm chức năng, gây nguy cơ cho các bệnh dạ dày tái phát.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt
Chuyên gia tiêu hóa chỉ ra, những thói quen xấu cũng có thể dẫn tới sự phát triển của bệnh viêm loét dạ dày. Những thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, bữa quá no, quá đói và vận động mạnh sau khi ăn khiến dạ dày bị tổn thương. Ăn no rồi đi ngủ khiến dạ dày bạn gặp áp lực tiêu hóa thức ăn. Bởi trong khi bạn ngủ, cơ thể bạn vẫn hoạt động, dạ dày phải làm việc quá sức dẫn tới hiện tượng đau rát, co bóp quá mức.
Viêm loét dạ dày có những triệu chứng gì?
Bệnh viêm loét dạ dày có những triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, với các trường hợp mưới mắc bệnh, bệnh ở giai đoạn khởi phát thì rất khó nhận biết. Bởi vì, các triệu chứng cơ bản và đầu tiên nhất của bệnh là những cơ đau âm ỉ ở phần ruột non. Đây cũng là nguyên do khiến nhiều người nhầm lẫn bệnh viêm loét dạ dày với các cơn đau bụng thông thường. Để có thể nhận biết được bệnh dễ dàng hơn, dưới đây là một số triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày bạn có thể tham khảo:
Đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn
Bệnh viêm loét dạ dày khiến người bệnh thường cảm thấy khó chịu, đầy hơi khó tiêu hóa nên người bệnh ợ hơi, chán ăn, ăn không ngon. Nguyên nhân bởi dạ dày tiết ra nhiều dịch acid nên dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày.
Ợ hơi, nóng rát phần dạ dày
Ợ hơi, nóng rát là triệu chứng phổ biến ở những người mắc viêm loét dạ dày, nhất là những người mới khởi phát bệnh.
Đau bụng
Triệu chứng đau bụng thường ở vị trí phần thượng vị, cơn đau thường âm ỉ và khó chịu. Đây cũng là triệu chứng cơ bản dễ nhận biết nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa người bệnh bị ảnh hưởng không còn hoạt động bình thường, viêm loét nên rối loạn tiêu hóa thường xảy ra và kèm theo đau bụng tiêu chảy hoặc táo bón.
Những triệu chứng trên khiến cuộc sống và sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng: Khó ngủ, ngủ dễ tỉnh dậy nửa đêm do đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, khó tiêu. Chính những dấu hiệu này khiến người bệnh mệt mỏi, sụt cân…
Bệnh viêm loét dạ dày để lại những biến chứng gì?
Bệnh viêm loét dạ dày thường gặp và dễ điều trị. Tuy nhiên, bệnh để lâu không được điều trị kịp thời dễ dẫn tới những biến chứng phức đạp và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Xuất huyết dạ dày
Đây là biến chứng mà đa số người bệnh viêm loét dạ dày sẽ phải đối mặt. Nguyên nhân bởi viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương nghiêm trọng lớp niêm mạc dạ dày, khi vết loét không được điều trị, ngày càng lan rộng thậm chí chúng tấn công tới mạch máu, gây xuất huyết. Khi tình trạng chảy máu nặng mà không được điều trị kịp thời sẽ gây đe dọa tới sức khỏe và tính mạng. Chính vì vậy, khi thấy có biểu hiện đi ngoài ra máu, máu dính trong phân, phân có màu đen hoặc bất thường bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị nhé.
Hẹp môn vị
Bệnh viêm loét dạ dày kéo dài có thể khiến niêm mạc bị phù nề, tạo sẹo co kéo gây hiện tượng chít hẹp khiến thức ăn khó đi qua môn vị, hành tá tràng. Triệu chứng của hẹp môn vị:
- Đau bụng,
- Nôn mửa dữ dội,
- Dịch nôn có mùi hôi.
Tình trạng hẹp môn vị nặng, bệnh nhân còn có dấu hiệu đau thượng vị nhiều hơn với biểu hiện đau âm ỉ hoặc dữ dội. Triệu chứng nôn mửa nhiều có thể khiến người bệnh mất nước, mất cân bằng điện giải, dễ dẫn tới mệt mỏi và khó chịu. Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ sụt cân nhiều, da xanh tái, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
Thủng dạ dày
Khi vết viêm loét ăn sâu vào thành dạ dày hay thành tá tràng gây thủng, người bệnh có thể gặp triệu chứng:
- Đau dữ dội.
- Bụng gồng cứng.
- Tình trạng sốc.
Bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời, thủng dạ dày có thể dẫn tới viêm phúc mạc, dễ dẫn đến tử vong. Đặc biệt, biến chứng thủng dạ dày có thể xảy ra rất đột ngột, khiến bệnh nhân và người nhà không kịp phản ứng
Ung thư
Theo thống kê, tỉ lệ ung thư sau viêm loét chiếm 5-10%, thời gian loét kéo dài >10 năm. Bệnh có những dấu hiệu như nôn hay đại tiện ra máu, chán ăn, ăn không ngon, đau dạ dày dai dẳng, sụt cân bất thường, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng
Điều trị bệnh viêm loét dạ dày thế nào?
Điều trị bằng thuốc
Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, người bệnh cần đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và xác định được tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày cho bạn sử dụng. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc:
- Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng.
- Thuốc giảm tiết acid giúp giảm tiết acid.
- Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL.
- Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày.
- Thuốc diệt HP có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp hỗ trợ và điều trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, tuy nhiên quan trọng nhất, người bệnh tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Sử dụng mật ong và nghệ
Bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ hoặc nghệ tươi trộn mật ong theo cách:
Nghệ tươi trộn mật ong:
- Nghệ rửa sạch và thái thành từng lát mỏng.
- Cứ 1g mật ong sẽ pha với 2g nghệ tươi thái lát
- Cho tất cả vào trong lọ thủy tinh, đậy kĩ nắp và ngâm trong 1 tuần.
- Sau đó, dùng hỗn hợp trên pha chung với nước ấm, dùng 2 đến 3 lần mỗi ngày trước ăn 30 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tinh bột nghệ:
- 1 muỗng mật ong với 2 muỗng tinh bột nghệ, tạo thành hỗn hợp sệt.
- Có thể pha với một cốc nước ấm để dễ uống.
- Hoặc bạn vo thành viên để sử dụng hằng ngày.
Sử dụng cam thảo
Trong Đông y, cam thảo là vị thuốc có tính bình, vị ngọt giúp giải độc, thông kinh mạch và dưỡng khí. Dân gian dùng cam thảo hãm nước uống để cải thiện một số bệnh về đường tiêu hóa trong đó có trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
- 2 g cam thảo cắt ngắn, rửa sạch
- Cho vào nồi đun cùng 300ml nước
- Đun khoản 15 phút và chắt lấy nước uống khi còn ấm
Sử dụng nước phật thủ
- 15g phật thủ rửa sạch, thái nhỏ
- Cho vào ấm hãm cùng nước sôi khoảng 20 phút
- Chắt nước uống như uống trà hằng ngày
- Nếu khó uống có thể cho chút đường phèn
☛ Xem thêm: Các cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả
Lời khuyên của chuyên gia
Ngoài các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày như trên, các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân nên chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học lành mạnh Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống:
- Người bệnh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi
- Hạn chế những loại thực phẩm ăn nhanh, chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Không nên uống bia, rượu, nước ngọt có ga và chất kích thích
- Nên sử dụng những món ăn mềm, nẫu chín kĩ.
- Nên nhai kĩ trước khi nuốt
- Ăn đúng bữa, đúng giờ, tránh để bụng quá no hay quá đói
- Hạn chế ăn khuya, giảm áp lực lên dạ dày
- Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày
Chế độ sinh hoạt:
- Tránh suy nghĩ, căng thẳng lo âu quá mức.
- Nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya.
- Có chế độ vận động, thể thao hợp lý.
Xem thêm: Khám và điều trị viêm loét dạ dày ở đâu?