Ngày nay, không ít phương pháp chữa viêm loét dạ dày nhanh, hiệu quả trong đó tiện lợi nhất là sử dụng các bài thuốc dân gian, mẹo vặt tại nhà. Ưu điểm của những bài thuốc này là đơn giản, dễ làm, nguyên liệu dễ kiếm. Dưới đây là một số cách chữa viêm loét tại nhà mà bạn có thể tham khảo nhé.
Viêm loét dạ dày là gì? Dấu hiệu nhận biết
Bệnh viêm loét dạ dày được chẩn đoán là do các vết viêm, loét trên niêm mạc của đầu ruột non hay còn gọi là dạ dày, tá tràng. Những vết viêm loét này xảy ra khi lớp niêm mạc (lớp màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn, các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.
Thông thường, viêm loét dạ dày chiếm 60%, viêm loét tá tràng chiếm 95%, viêm loét từ vòm cong của dạ dày chiếm 25% các trường hợp. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả nam và nữ.
Bệnh viêm loét dạ dày thường có những triệu chứng cụ thể. Với những trường hợp khi mắc bệnh ở giai đoạn khởi phát thì rất khó nhận biết bởi triệu chứng đầu tiên ở viêm loét dạ dày thường bắt đầu bằng những cơn đau âm ỉ ở phần ruột non. Để có thể nhận biết rõ hơn về bệnh viêm loét dạ dày, sau đây là một số triệu chứng nhận biết:
- Đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là đau vùng thượng vị)
- Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc
- Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị
- Rối loạn tiêu hóa
Những triệu chứng trên chỉ mang tính gợi ý, chứ không thể chẩn đoán chính xác, tùy theo cơ địa mỗi người, giai đoạn bệnh mà có những triệu chứng khác nhau. Để có thể chẩn đoán bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được làm các xét nghiệm, nội soi dạ dày-tá tràng. Bằng những thủ thuật, bác sĩ sẽ biết được chính xác vị trí và mức độ tổn thương của bệnh viêm loét dạ dày. Từ đó, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh.
Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà
Lá khôi tía
1.Dùng lá khôi
Theo y học hiện đại, trong lá khôi có hoạt chất Tanin và Glycosid giúp chống viêm, làm lành các vết loét trong dạ dày, đồng thời hạn chế tình trạng tăng tiết acid trong dạ dày cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, Y học cổ truyền cũng chỉ ra lá khôi có tác dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày, kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng…
Cách sử dụng lá khôi trị viêm loét dạ dày:
- Lá khôi, khổ sâm, bồ công anh mỗi vị 20gr.
- Đem rửa sạch và để ráo nước.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi cùng 1,5ml nước sắc khoảng 15 phút
- Chắt lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn 30 phút.
2. Dạ cẩm
Theo Đông y, dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Qua nghiên cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại. Từ năm 1960, bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân và mang lại hiệu quả rất tốt.
Cách dùng dạ cẩm trị viêm loét dạ dày:
- Sắc nước dạ cẩm: Sử dụng 10-25g dạ cẩm gồm cả lá và ngọn khô, đem sắc cùng 1,5 lít nước. Đun khoảng 15 phút và chắt chia thành 3 bát nước uống trong ngày hoặc uống lúc đau
- Cao dạ cẩm: Lá dạ cẩm khô: 7kg, đường kính: 2kg, mật ong: 1kg. Cho dạ cẩm vào nồi, đổ nước cho ngập đun cho hỗn hợp thành sệt, nếu cạn có thể thêm nước. Khi dạ cẩm đã nhừ thành cao dạng lỏng cho thêm đường và mật ong đánh tan, khuấy đều và đổ ra khay. Uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 10 – 15g (1 thìa to), uống trước khi ăn hoặc khi đau.
3.Uống trà cam thảo
Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, dưỡng khí và thông kinh mạch. Ngoài ra, từ xa xưa nhân dân thường dùng cam thảo để pha trà trị các chứng bệnh ở đường tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu, loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
Y học hiện đại nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy hóa trong cam thảo (glabrae và glabridin) giúp trung hòa dịch vị, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách làm trà cam thảo:
- Dùng1 – 2g rễ cam thảo rửa sạch cho vào tách
- Đổ thêm 300ml nước sôi vào, đậy nắp khoảng 10-15 phút
- Uống từng ngụm nhỏ để đạt hiệu quả tốt (nên uống khi trà còn ấm)
4.Dùng nha đam
Theo quan niệm dân gian, lô hội có vị ngọt nhạt, tính hàn, giúp cải thiện các chứng bệnh do nhiệt như nóng trong, đau dạ dày do ăn đồ cay nóng và uống nhiều rượu bia. Ngoài ra, nha đam giàu vitamin, nước và khoáng chất nên thường được dùng để chế biến các thức uống để giải nhiệt, trị các bệnh về tiêu hóa. Trong nha đam còn có lượng chất xơ và các hoạt chất glucomannans và anthraquinone có khả năng giảm độ pH trong dịch vị, giảm tiết axit, đồng thời giảm hiện tượng trào ngược dạ dày và các triệu chứng khó chịu khác.
Cách sử dụng nha đam:
- Nha đam: 1 – 2 nhánh rửa sạch và gọt bỏ vỏ xanh cứng bên ngoài
- Lấy phần thịt trắng bên trong đem rửa sạch và xay nhuyễn, uống trực tiếp.
- Nên uống trước khi ăn 20 phút hoặc dùng khi đói để làm dịu cảm giác đau rát, khó chịu ở vùng thượng vị
5.Sử dụng mật ong
Từ xa xưa, mật ong được coi như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên, loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Các chất chống oxy hóa trong mật ong giúp giảm gốc tự do sản sinh trong quá trình viêm, qua đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, mật ong còn có hoạt chất hydrogen peroxide được chứng minh có hiệu quả kháng khuẩn, nấm và virus. Với dạng kết cấu của mật ong là đặc, sệt, khả năng sinh cao nên mật ong khi đi vào cơ thể có thể tạo thành một lớp màng bao phủ niêm mạc thực quản giúp giảm triệu chứng trào ngược một cách rõ rệt.
Cách dùng mật ong trị viêm loét dạ dày:
- 4 – 5 thìa cà phê mật ong nguyên chất cho vào tách
- Đổ 250ml ấm, khuấy đều
- Uống từng ngụm để mật ong thẩm thấu tốt vào niêm mạc dạ dày
- Có thể thêm gừng hoặc 1 ít chanh để tăng tăng hiệu quả.
6.Dùng gừng tươi
Theo Đông y, gừng có đặc tính làm ấm phế, chống buồn nôn và làm ấm tỳ vị. Chính vì vậy, gừng được dùng để chữa đau bụng và giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra các hợp chất thực vật Zingerone, Gingerol và Shogaol trong gừng có khả năng giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa nhu động ruột một cách tự nhiên. Vì thế, dùng gừng tươi có thể giảm nhanh cơn đau dạ dày và cảm giác buồn nôn, nôn mửa đáng kể.
Cách pha trà gừng chữa viêm loét dạ dày:
- 1 củ gừng tươi, đem rửa sạch và xắt thành từng lát mỏng, đập dập
- Cho gừng tươi vào tách và hãm với 200ml nước sôi, đậy nắp lại khoảng 10-15 phút
- Chắt lấy nước và thêm 1 thìa cà phê mật ong, khuấy đều, uống trực tiếp khi còn nóng ấm
- Nếu khi bị đau và không có thời gian pha trà gừng bạn có thể giảm đau dạ dày và cầm nôn bằng cách ngậm một vài lát gừng tươi.
7. Sử dụng chè dây
Theo nghiên cứu, trong chè dây có chứa flavonoid và tanin nên có công dụng giảm đau dạ dày, chữa lành vết loét, diệt khuẩn Hp vô cùng tốt.
Cách pha chè dây như sau:
- Lá chè dây cắt ngắn, hong khô và sao vàng đến khi vàng, thơm cất vào túi kín.
- Khi pha chè dây lấy khoảng 15gr đun cùng 100ml nước khoảng 10 phút lửa liu riu.
- Chắt lấy nước uống hằng ngày vừa chữa bệnh và giải khát, thanh lọc cơ thể.
8.Nước lá mơ
Trong thành phần của lá mơ chứa protein gồm các acid amin thiết yếu, vitamin C và các hợp chất hữu cơ có tác dụng tương tự như thuốc kháng sinh nên có thể chữa được bệnh đau dạ dày, đường tiêu hóa, thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Chính vì thế, bạn có thể sử dụng lá mơ để trị viêm loét dạ dày bằng bài thuốc:
- 1 nắm lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng
- Giã nát hoặc cho vào xay sinh tố, lọc lấy nước cốt uống 1 cốc/ ngày
- Uống hằng ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh cải thiện rõ rệt.
9.Hạt cây thì là
Theo các thầy thuốc Đông y, cây rau thì là có rất nhiều công dụng tốt cho tiêu hóa, lợi đường ruột như cải thiện chướng bụng, ngăn ngừa đau dạ dày. Bạn có thể sử dụng bài thuốc cây thì là bằng cách:
- Dùng lá thì là luộc, chấm gia vị ăn đều trong 2 bữa/ ngày.
- Dùng hạt thì là nhai rồi nuốt 2 lần ngày, thực hiện liên tục trong nhiều ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đó nhé.
- Cho 1 thìa hạt thì là vào cốc, chế thêm nước sôi, khuấy đều và gạn bỏ hạt thì là. Cho thêm một thìa cà phê nước cốt chanh vào nước và uống trước khi ăn để ngăn ngừa chứng khó tiêu và đau dạ dày.
10.Chuối hột
Theo Đông Y, chuối hột có vị ngọt, lành tính, có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, giải độc, lương huyết, lợi tiểu, làm lành các vết loét, tổn thương trong niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, Y học hiện đại nghiên cứu chỉ ra trong chuối hột có hàm lượng lớn carbonhydrat, sắt, vitamin, protein,… Đây là những thành phần cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Đặc biệt thành phần kali và fructooligosaccharides trong chuối hột giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa.
Cách dùng chuối hột trị viêm loét dạ dày:
Chuối hột già, xắt mỏng, phơi khô trong bóng râm rồi nghiền nhỏ thành bột. Pha 2 thìa bột chuối hột để hòa chung với 2 thìa mật ong, 200ml nước ấm uống mỗi ngày.
Kết luận:
Trên đây là một số cách trị viêm loét dạ dày bạn có thể tham khảo và sử dụng hằng ngày tại nhà. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào dùng những phương pháp chữa bệnh tại nhà đều mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. Đồng thời, để bài thuốc mang lại hiệu quả tốt, người bệnh cần phải lưu ý:
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nước và một số loại thức ăn chứa nhiều thành phần vitamin C từ rau xanh và trái cây và các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa, trứng, bột mì, khoai lang,…
- Nên ăn uống, sinh hoạt đúng giờ, không nên ăn quá khuya, gần giờ đi ngủ, nên chia nhỏ bữa ăn và ngủ nghỉ đúng giờ, không thức quá khuya
- Hạn chế các loại thực phẩm không có lợi cho hệ tiêu hóa như thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và có tính kích thích
- Quản lý tâm lý thật tốt, loại bỏ căng thẳng, lo lắng
- Thường xuyên tập luyện thể thao giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.