Bệnh viêm loét dạ dày cấp là tình trạng viêm hoặc sưng đột ngột trong niêm mạc dạ dày, bệnh khởi phát và diễn biến khá nhanh gây đau đớn và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Để hiểu hơn về bệnh viêm dạ dày cấp tính, bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Thế nào là viêm loét dạ dày cấp tính?
Viêm loét dạ dày là hiện tượng sưng và viêm niêm mạc lót trong dạ dày khiến niêm mạc bị tổn thương và gây ra cảm giác đau nhức nghiêm trọng. Cơn đau của viêm loét dạ dày cấp tính thường xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, các tổn thương dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng và có những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp tính
Bệnh viêm loét dạ dày cấp tính khởi phát khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Khi đó, acid sẽ gây kích ứng lớp niêm mạc. Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh bạn cần chú ý:
- Lạm dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và corticosteroid
- Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp), nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus,…
- Uống quá nhiều rượu, bia, các chất kích thích
- Mắc một số bệnh lý như trào ngược dịch mật, rối loạn tự miễn, bệnh Corhn…
- Ngộ độc thực phẩm, dị ứng
- Căng thẳng, stress quá mức.
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ:
- Người bệnh đang dùng một số loại thuốc để điều trị bệnh dài ngày
- Biến chứng sau phẫu thuật
- Mắc bệnh suy gan, suy hô hấp.
Triệu chứng của viêm loét dạ dày cấp tính
Viêm loét dạ dày cấp có những dấu hiệu điển hình dễ nhận biết, diễn ra nhanh, điển hình bao gồm:
Đau bụng vùng thượng vị
Đau bụng vùng thượng vị là dấu hiệu điển hình, nó có thể còn kèm theo dấu hiệu nóng rát, bụng cồn cào khá khó chịu. Cơn đau bụng thượng vị xuất hiện sau khi ăn bởi niêm mạc dạ dày bị xung huyết, thức ăn đi vào gây cọ xát gây đau dữ dội. Cơn đau xuất hiện sau ăn khoảng 2-3 tiếng, đau âm ỉ, cảm giác bỏng rát, thỉnh thoảng đau bụng từng cơn, đau lan ra sau lưng gây mất ngủ và mệt mỏi.
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn thường xuất hiện ngay sau khi ăn, sau khi nôn cơn đau bụng sẽ thuyên giảm được 1 lúc. Trường hợp nôn quá nhiều sẽ khiến người bệnh mất nước, mệt mỏi, hốc hác, tái nhợt. Ngoài nôn và buồn nôn còn có một số triệu chứng đi kèm: Ợ hơi, chướng bụng, sôi bụng, đi ngoài phân lỏng, chán ăn …
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày xảy ra khi viêm loét dạ dày cấp không được xử lý kịp thời. Triệu chứng thường là nôn ra máu tươi, đau bụng dữ dội, đi ngoài ra phân đen, thức ăn không thể dung nạp vào dạ dày, gây mất máu và nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm loét dạ dày cấp có nguy hiểm không?
Biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày cấp gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc và sức khỏe của người bệnh khiến người bệnh không ăn uống được, nôn mửa mất điện giải, cơ thể mệt mỏi… Bên cạnh đó, một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây xuất huyết dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Viêm loét dạ dày cấp tính hoàn toàn có thể được điều trị triệt để khi người bệnh loại bỏ được các căn nguyên gây bệnh như stress, chế độ ăn uống…thì khắc phục những tổn thương khá đơn giản.
Phòng ngừa viêm loét dạ dày cấp
Chế độ ăn uống khoa học
- Nên ăn uống đúng bữa, không để bụng quá no cũng như bụng quá đói.
- Nên ăn những thức ăn nấu chín kĩ, dễ tiêu hóa
- Loại bỏ những loại thực phẩm chua, cay, nhiều gia vị, quá ngọt hay quá mặt.
- Tăng cường thêm rau xanh, các thực phẩm dễ tiêu hóa và trái cây là điều vô cùng cần thiết bởi đó là các loại thực phẩm giàu vitamin, chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, nhanh hồi phục sức khỏe
- Nên ăn nên ăn chậm, nhai kĩ giảm áp lực hoạt động co bóp của dạ dày
- Hạn chế bia, rượu, thuốc lá, những loại nước ngọt có ga, cồn
➤Tham khảo thêm: Viêm dạ dày nên ăn gì tốt
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Không nên thức quá khuya sau 23 giờ và dậy quá sớm. Nên đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày là 7 – 8 tiếng.
- Kiểm soát và giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Cố gắng điều hòa cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ hơi hợp lý, không nên làm việc quá sức.
- Rèn luyện thể dục thể thao, giúp tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe.
Dùng thuốc Tây y theo đơn kê
Sử dụng thuốc là biện pháp được nhanh chóng loại bỏ triệu chứng của bệnh. Trước khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ kiểm tra, tìm ra căn nguyên gây bệnh để kê thuốc sau cho phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc ức chế proton (Lansoprazole, Omeprazole, Esomeprazole,…)
- Thuốc giảm tiết dịch vị acid dạ dày ( Zantac, Pepcid,…)
- Thuốc kháng acid (TUMS, Pepto-Bismol,…)
- Thuốc kháng sinh: ( clarithromycin, amoxicillun, tetracycline,…) dùng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn Hp.
- Tiêm vitamin B12 đối với những trường hợp bị thiếu máu hoặc thiếu vitamin B12
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ngưng sử dụng thuốc hay bổ sung thêm các loại thuốc khác, hoặc nôn nóng khỏi bệnh mà tăng liều lượng, tránh gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, thuốc tây y điều trị viêm loét dạ dày cấp tính cũng có một số hạn chế nhất định như:
- Dùng thuốc không điều trị triệt để triệu chứng, dễ tái phát, chỉ loại bỏ triệu chứng tạm thời
- Một số tác dụng phụ có thể gặp như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, giảm tập trung
- Dùng thuốc phù hợp với những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, mới khởi phát.
Sử dụng mẹo dân gian
Song song với những phương pháp trên, người bệnh cũng có thể sử dụng mẹo điều trị bệnh viêm loét dạ dày tại nhà. Sử dụng mẹo dân gian điều trị viêm loét dạ dày cấp tại nhà chủ yếu dùng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để cải thiện triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc bạn có thể tham khảo:
Sử dụng chuối xanh và mật ong
- 1 nải chuối xanh còn non đem đi rửa sạch bụi bẩn bám xung quanh, bóc hết phần vỏ xanh bên ngoài, thái lát mỏng và thả vào chậu nước muối ngâm khoảng 15 phút cho đỡ nhựa, chát.
- Phơi khô lát chuối xanh cho giòn và tán nhuyễn thành bột.
- Cho bột chuối xanh vào bát to, trộn cùng mật ong cho hỗn hợp keo lại, vo thành viên to bằng ngón tay út.
- Mỗi ngày uống 4-5 viên cùng nước ấm
- Sử dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hẳn
Dùng lá mơ lông
- 1 nắm lá mơ lông rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng 15 phút thì vớt dược liệu ra để cho ráo.
- Cho lá mơ lông vào máy xay xay nhuyễn cùng 100ml nước, lọc lấy nước, bỏ bã.
- Lấy nước cốt thu được đem chia thành 2 phần rồi sử dụng để uống hết trong ngày ( nếu khó uống, có thể cho thêm ít đường )
Dùng hạt đậu rồng
- Sử dụng hạt đậu rồng già, đem rang lên cho đến khi thơm
- Mỗi sáng lấy khoảng 10 hạt nhai và nuốt để cải thiện triệu chứng.
Sử dụng mẹo dân gian điều trị viêm loét dạ dày cấp, người bệnh cần lưu ý:
- Những mẹo dân gian không thay thế các phương pháp dùng thuốc chữa bệnh, nó chỉ mang tính hỗ trợ điều trị.
- Những mẹo này phù thuộc vào cơ địa từng người.
- Những mẹo dân gian phù hợp dùng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu sẽ dễ mang lại hiệu quả hơn.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm dạ dày cấp tính chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Đây là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Khi có nghi ngờ hay phát hiện có triệu chứng của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, bệnh có thể chuyển biến nặng và phát sinh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.