Mắc tiểu liên tục là hiện tượng ngày càng phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, nhưng cũng có thể chỉ là các yếu tố sinh lý bên ngoài tác động gây ra. Bệnh nếu nếu kéo dài sẽ gây những phiền toái, bất tiện, làm ảnh hướng đến công việc, sinh hoạt của người bệnh.
Mục lục
Chứng mắc tiểu liên tục là gì?
Mắc tiểu liên tục (hay còn gọi là tiểu nhiều lần) là tình trạng người bệnh vừa đi tiểu xong nhưng lại có cảm giác buồn tiểu và muốn đi tiếp. Cảm giác buồn tiểu kéo dài không dứt khiến số lần đi tiểu của người bệnh tăng đột biến khoảng từ 12 – 15 lần/ngày và 2 -4 lần/đêm khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, sinh hoạt, công việc và cuộc sống cũng như tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề.
Mắc tiểu liên tục có thể kèm theo một số chứng rối loạn đường tiểu khác như: tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu khó, bí tiểu…
Mắc tiểu liên tục cảnh báo bệnh gì?
Mắc tiểu liên tục có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi khác nhau. Đây có thể dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường tiết niệu, bệnh lý về tuyến tiền liệt (ở nam giới), sỏi và các dị tật… Tuy nhiên, cũng rất có thể mắc tiểu liên tục xảy ra do sự tác động của các yếu tố không phải bệnh lý.
Dưới đây, hanhphucgiadinh.vn xin phép chỉ đề cập đến những nguyên nhân bệnh lý gây chứng mắc tiểu liên tục.
Mắc tiểu liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý xuất hiện ở cơ thể người. Hay nói một cách khác, nhiều bệnh lý có triệu chứng mắc tiểu liên tục như:
Viêm đường tiết niệu
Đường tiết niệu bị viêm nhiễm gây ra kích thích bàng quang, niệu đạo dẫn đến tình trạng mắc tiểu liên tục kèm theo các triệu chứng như đi tiểu buốt, tiểu rắt và trường hợp nặng có thể gây đi tiểu ra máu…
Bàng quang bị kích thích
Hiện tượng bàng quang bị kích thích, co thắt mất kiểm soát và không thể tự chủ gây nên tình trạng tiểu gấp, đi tiểu nhiều lần, muốn đi tiểu ngay cả khi bàng quang có ít nước tiểu. Kèm theo đó là hiện tượng đi tiểu không tự chủ, tiểu đêm nhiều lần.
Viêm bàng quang kẽ
Bệnh thường không rõ nguyên nhân gây ra với các dấu hiệu nhận biết như: đau vùng bụng dưới hoặc đau hố chậu, tiểu gấp, có cảm giác mót tiểu và muốn đi tiểu liên tục.
Chứng hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo có thể phát sinh từ các bệnh u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, các bệnh về đường tình dục, tổn thương niệu đạo hoặc khung xương chậu…
Bên cạnh triệu chứng mắc tiểu liên tục, bệnh có các triệu chứng đi kèm là đi tiểu đau buốt, xuất hiện máu trong nước tiểu, dương vật bị sưng to, đau đớn…
Bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường có các triệu chứng điển hình như mắc tiểu liên tục kèm theo khát nước, khô da, sụt cân nhanh chóng… gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Bệnh ung thư bàng quang
Tiểu nhiều lần là triệu chứng điển hình của ung thư bàng quang. Trường hợp khối ung thư bàng quang xâm lấn và phát triển mạnh có thể dẫn tới chảy máu trong, tiểu ra máu.
Xuất hiện sỏi và dị vật
Khi sỏi và các dị vật xuất hiện trong hệ tiết niệu, nó sẽ cọ xát, kích thích cổ bàng quang liên tục gây chứng mắc tiểu liên tục, tiểu không hết, sỏi gây tắc đường tiểu…
Bệnh cần được điều trị kịp thời bằng các thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa (trong trường hợp nặng) để tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.
Bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới
Viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt và ung thư tiền liệt tuyến là 3 căn bệnh hay gặp nhất ở tuyến tiền liệt nam giới. Các bệnh lý tuyến tiền liệt đều gây ra rối loạn đường tiểu tiện với các triệu chứng như: mắc tiểu liên tục cả ngày và đêm, tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu không hết, khó tiểu, tiểu ngắt quãng, lượng nước tiểu đi được ít…
Tuy nhiên, ở các loại bệnh và mức độ khác nhau mà chứng đi tiểu nhiều lần cũng như các dấu hiệu khác sẽ biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.
Viêm tuyến tiền liệt: là hiện tượng tuyến tiền liệt bị viêm sưng do các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh thông qua ống niệu đạo.
U xơ tuyến tiền liệt : hay còn gọi là bệnh phì đại tuyến tiền liệt là sự phát triển phình to của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính làm cho kích thước tuyến tiền liệt lớn bất thường. Chúng đè nén vào ống niệu đạo, bàng quang và bộ phận xung quanh gây rối loạn tiểu tiện.
Ung thư tuyến tiền liệt: cũng là sự hình thành các khối u trong tuyến tiền liệt. Nhưng khác với u xơ tuyến tiền liệt, bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển từ các tế bào tuyến tiền liệt bị đột biến gen và hình thành các khối ung thư ác tính theo thời gian.
☛ Chi tiết: Đi đái nhiều là bệnh gì?
Nguyên tắc ăn uống khi bị mắc tiểu liên tục
Nền Y học Cổ truyền cho rằng:
Đối với những người gặp chứng mắc tiểu liên tục, bị đau mỗi khi đi tiểu, mỗi lần đi tiểu lượng nước ít, nhưng một ngày lượng tiểu tiện bình thường thì thuộc lâm chứng, tức là chứng bệnh đi tiểu không thông thoát, phải rặn nhiều và đau buốt.
Còn mắc tiểu liên tục kèm theo lượng nước tiểu tăng nhiều thuộc tiêu khát. Trường hợp trước do bàng quang bị thấp nhiệt, can uất khí trệ, tì thận lưỡng hư làm bàng quang khí hóa bất lợi gây ra.
Vậy nên, để cải thiện chứng mắc tiểu liên tục thông qua chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm tự nhiên có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần như:
- Cần phải thanh lương thông lợi là chính, vì vậy nên ăn các thức ăn như bí xanh, dưa hấu, đỗ đỏ, đỗ xanh, tể thái, măng tre…
- Người bệnh lâm chứng cần kiêng ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, các thức ăn có tính kích thích, cay.
- Người bệnh lâm chứng thuộc tì thận lưỡng hư, có thể ăn một số thức ăn thanh bổ như hạt sen, sơn trà, khoai tây, quả nhãn, thịt gà, cá, các loại quả, trứng,…
- Ngày thường, người bệnh còn cần uống nhiều nước sôi để nguội hoặc nước trà.
Người bệnh tiêu khát, lượng nước tiểu mỗi lần nhiều, cần khống chế ăn uống nhưng cần lưu ý chế độ ăn:
- Ăn ít những thức ăn nhiệt lượng cao, nhiều đường, nhiều mỡ, loại tinh bột như gạo, bột mì,… cũng cần khống chế thích đáng.
- Thường ngày người bệnh thuộc thể này có thể ăn nhiều một số thức ăn thuộc protein thực vật, protein động vật, các loại rau quả củ như đậu, chế phẩm của đậu, ngô, trứng, thịt nạc, cá, thịt gà, các loại rau có màu xanh…
- Cần kiêng hút thuốc lá và uống rượu
Bên cạnh đó, nếu thấy hiện tượng mắc tiểu liên tục có những dấu hiệu lạ như:
- Mắc tiểu liên tục tái đi tái lại nhiều lần không khỏi dứt điểm.
- Tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
- Có xuất hiện kèm theo các dấu hiệu lạ khác như: tiểu bị đau, đi tiểu ra máu, người mệt mỏi, đau đớn bất thường ở các vị trí quanh hệ tiết niệu, hệ nội tiết…
Thì người bệnh cần thu xếp thời gian đến thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín nhằm xác định chính xác có phải các bệnh lý gây mắc tiểu liên tục hay không? Nếu đúng, cần lắng nghe tư vấn và xin hướng điều trị cụ thể các bệnh lý, để từ đó điều trị kịp thời tránh sự phát triển bệnh nặng cũng như chữa trị tận gốc chứng mắc tiểu liên tục.
Lối sống tốt giúp phòng ngừa chứng mắc tiểu liên tục
Một số lối sống tốt giúp nâng cao sức khỏe cũng như phòng ngừa chứng mắc tiểu liên tục tái phát như:
- Điều chỉnh lại lối sống, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Tránh căng thẳng và stress trong cuộc sống vì chúng sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn
- Uống đầy đủ nước và đều đặn mỗi ngày, nếu uống quá ít hoặc quá nhiều cũng đều không tốt.
- Hạn chế đồ uống có cồn vì nó làm tăng lượng nước tiểu, kèm theo đó bạn sẽ phải đi tiểu khá nhiều lần
- Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày với các bài vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ, thệp thể dục, tập yoga…
- Hỏi bác sĩ về việc sử dụng một loại thuốc nào đó để tránh gây tác dụng phụ do thuốc gây nên như tiểu nhiều…
- Giảm cân ở người thừa cân, tăng cường tập luyện thể dục.