Đi đái nhiều (hay còn gọi là đi tiểu nhiều lần) là một chứng bệnh dễ gặp trong cuộc sống. Đi đái nhiều có thể là biểu hiện của bệnh lý hoặc không tùy thuộc vào từng triệu chứng bệnh. Mời bạn cùng hanhphucgiadinh.vn tìm hiểu đi đái nhiều là bệnh gì và làm sao để điều trị hiệu quả?
Mục lục
Hiện tượng đi đái (đi tiểu) nhiều
Đi đái nhiều (hay còn có tên gọi khác là đi tiểu nhiều lần) là hiện tượng người bệnh có số lần đi tiểu nhiều hơn ngày bình thường.
Thông thường, một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 – 8 lần/ngày và 0 – 1 lần/đêm khi uống khoảng từ 1,5 – 2 lit nước lọc/ngày. Nhưng nếu người bệnh có tình trạng đi tiểu nhiều lần hơn và kéo dài trong thời gian nhất định không tự hết thì rất có thể người đó đang bị mắc chứng đi tiểu nhiều lần.
Đi đái nhiều là bệnh gì?
Đi đái nhiều là một triệu chứng rối loạn hệ tiết niệu. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu, bệnh lý tuyến tiền liệt (ở nam giới), các bệnh lý nam khoa hoặc bệnh lý phụ khoa. Cụ thể:
Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính
Nhiễm trùng đường tiểu mãn tính là tình trạng đường tiểu tiện bị nhiễm trùng, viêm sưng tái đi tái lại trong nhiều lần không khỏi dứt điểm. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu mãn tính có thể do người bệnh chủ quan không điều trị triệt để, hoặc do dùng giấy vệ sinh công cộng, do môi trường làm việc có nấm, vi khuẩn xâm nhập gây hại (đặc biệt là vi khuẩn E.Coli).
Nhiễm trùng đường tiểu thường xảy ra ở 2 dạng:
- Nhiễm trùng đường tiểu trên (bệnh nhiễm trùng thận, viêm bể thận).
- Nhiễm trùng đường tiểu dưới (bệnh viêm, nhiễm trùng bàng quang).
Đây là chứng bệnh dễ tiểu gặp ở cả nam giới và phụ nữ và có các triệu chứng thường gặp:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Đi tiểu bị cảm giác đau buốt khó chịu
- Nước tiểu có màu đỏ, đục và đôi khi rất khai
- Xuất hiện cả tình trạng sốt, đau cục bộ và buốt, áp lực cao
Có sỏi trong hệ tiết niệu
Sỏi hệ tiết niệu là tình trạng người bệnh bị hình thành sỏi ở một hoặc nhiều vị trí trong hệ tiết niệu. Cụ thể, có 4 loại sỏi hệ tiết niệu thường gặp là: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
Khi xuất hiện sỏi hệ tiết niệu, kích thước các viên sỏi sẽ chắn ngang dòng vận chuyển nước tiểu, trương lực dòng nước tiểu suy giảm gây một loạt tình trạng rối loạn tiểu tiện như: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu són, tiểu rắt, tiểu không thành dòng, tiểu ra máu….
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
Lượng đường trong máu tăng cao bất thường do cơ thể bị thiếu hụt hormone insullin (do tuyến tụy tiết ra) là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường.
Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh có xu hướng luôn khát nước, uống nhiều nước khiến số lần đi tiểu trong một ngày tăng cao hơn so với bình thường. Ngoài ra, lượng nước tiểu đi được trong mỗi lần cũng nhiều hơn bình thường.
Bệnh đái tháo đường là căn bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm đến các bộ phận khác như: tim, gan, thận, chân, răng… nên nếu gặp hiện tượng khát nước, uống rất nhiều nước và đi tiểu nhiều lần thì người bệnh nên xếp thời gian đi khám bệnh sớm đồng thời thay đổi lối sống, chế độ ăn uống cân bằng khoa học giúp việc điều trị bệnh tốt hơn.
Bệnh tuyến tiền liệt
Đi tiểu nhiều lần cũng là dấu hiệu thường gặp của bệnh lý tuyến tiền liệt. Có 2 loại bệnh lý tuyến tiền liệt thường gặp nhất là: viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt.Bên cạnh đó, ung thư tuyến tiền liệt cũng là một bệnh liên quan gây đi tiểu nhiều lần (tần suất ít gặp hơn so với các bệnh khác).
Bệnh về tuyến tiền liệt khiến tổng kích thước tuyến tiền liệt phình to hơn bình thường. Điều này gây chèn ép vào niệu đạo, bàng quang và nhiều bộ phận khác xung quanh tuyến tiền liệt, làm rối loạn chu trình hoạt động của bàng quang, niệu đạo nói riêng và hệ tiết niệu nói chung.
Một số triệu chứng chung khi mắc các bệnh về tuyến tiền liệt:
- Tiểu buốt
- Tiểu rắt
- Bí tiểu (bí tiểu cấp tính, bí tiểu mãn tính)
- Đi tiểu nhiều lần
- Tiểu nhỏ giọt
- Tiểu không hết
- Tiểu són
- Lượng nước tiểu đi được trong mỗi lần rất ít (thường nhỏ hơn 100ml/lần).
- Đi tiểu ra máu (thường là triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt).
Suy giáp
Suy giáp cũng biểu hiện với chứng đi đái nhiều lần. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp và gây ra nhiều biến chứng trong đó có loại bệnh về bàng quang.
Hiện tượng suy giáp chỉ là hội chứng thứ 2 của bệnh về bàng quang, hội chứng thứ nhất là mệt bã người, tăng cân, da khô và rụng tóc. Nếu xuất hiện tình trạng suy giáp nên can thiệp ngay để hạn chế bệnh tiểu tiện nhiều.
Viêm bàng quang kẽ
Đây gọi là hội chứng đau bàng quang có ảnh hưởng trực tiếp đến tình dục của người phụ nữ. Nó đi kèm với hội chứng rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, trầm cảm và các chứng đau khác, gây mệt mỏi kinh niên. Dấu hiệu dễ nhận thấy là:
- Đi tiểu nhiều lần
- Đau vùng chậu hông, tiểu tiện trên 7 lần/ngày
- Ngoài ra nó còn gây đau khi có kinh, đau khi hoạt động tình dục, khi sức khỏe cơ thể suy giảm…
Hiện nay chưa có thuốc điều trị vì vậy bác sĩ khuyến cáo bạn nên thay đổi lối sống, duy trì cuộc sống khoa học và hạn chế các thực phẩm gây kích thích bàng quang.
Sa bàng quang
Sa bàng quang là căn bệnh thường gặp ở nhóm phụ nữ sau khi sinh, thường xuất hiện do cơ sàn chậu hông và dây chằng đỡ bàng quang bị suy yếu vì stress. Nếu mắc bệnh ho mạn tính như ở nhóm hút thuốc, nâng vật nặng béo phì, mãn kinh thì bệnh tình lại thêm trầm trọng. Biểu hiện thường thấy là:
- Đi tiểu liên tục
- Tiểu xong vẫn chưa thấy dễ chịu
- Đau bộ phận sinh dục, đau âm đạo và đau lưng.
Nếu ở thể nhẹ nên áp dụng liệu pháp luyện tập, ở thể nặng phải dùng liệu pháp thay thế estrogen, thậm chí cả phẫu thuật.
Một số bệnh ung thư hệ tiết niệu
Một số bệnh ung thư có triệu chứng đi tiểu nhiều lần thường gặp như: ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư niệu đạo…
Các bệnh về ung thư hệ tiết niệu thường đều có triệu chứng chung là:
- Gây đi tiểu nhiều bất thường
- Đi tiểu kèm theo máu trong nước tiểu
- Đau khi đi tiểu
- Cần đi tiểu gấp nhưng lại không có nước.
Tuy nhiên, phần lớn ở giai đoạn đầu các bệnh ung thư hệ tiết niệu thường chỉ có triệu chứng nhẹ, xuất hiện không thường xuyên. Chỉ tới khi khối ung thư phát triển to gây tắc đường nước tiểu thì người bệnh mới đến thăm khám khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Cách chữa trị đi đái nhiều lần do bệnh lý
Do có nhiều bệnh lý gây chứng đi đái nhiều lần. Bởi vậy để việc chữa trị đi đái nhiều lần hiệu quả thì trước tiên, người bệnh cần tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh. Để từ đó có hướng điều trị bệnh lý phù hợp và kịp thời giúp chữa trị bệnh lý cũng như điều trị tận gốc chứng đi đái nhiều.
Một số phương pháp chữa đi đái nhiều lần do bệnh lý gây ra thường được áp dụng như:
Chữa trị đi đái nhiều lần do bệnh lý bằng thuốc Tây y
Uống thuốc Tây y điều trị đi đái nhiều lần do bệnh lý là lựa chọn của khá nhiều bệnh nhân. Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý khác nhau, mức độ bệnh hiện tại mà người bệnh có thể được kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
Một số nhóm thuốc thường dùng trong điều trị đi đái nhiều lần do bệnh lý như:
- Nhóm thuốc kháng sinh Quinolone
- Nhóm thuốc kháng sinh Aminoglycoside
- Nhóm thuốc kháng sinh Macrolide
- Nhóm Thuốc chẹn Alpha 1
- Nhóm thuốc Trimethoprim-sulfamethoxazole
- …
Lưu ý: Người bệnh không tự ý dùng uống thuốc Tây y điều trị đi đái nhiều do bệnh lý. Các loại thuốc uống, hướng dẫn uống thuốc cần làm theo chỉ định của bác sĩ điều trị nhằm đạt hiệu quả trị bệnh cũng như đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị khác
Một số phương pháp điều trị khác cũng được dùng điều trị đái nhiều lần do bệnh lý:
- Phẫu thuật: thường dùng trong mở rộng ống niệu đạo, cắt bỏ khối u xơ tuyến tiền liệt hoặc điều trị các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu – thời điểm bệnh còn nhẹ, khối ung thư nhỏ và chưa di căn.
- Hóa trị, xạ trị: dùng trong điều trị các bệnh ung ở giai đoạn nặng.
Thói quen tốt giúp hỗ trợ điều trị đi tiểu nhiều lần do bệnh lý
Người bệnh có thể kết hợp các thói quen tốt hàng ngày giúp làm giảm tình trạng tiểu nhiều lần như:
- Hạn chế uống nước vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ và các loại canh rau như canh rau cải, hoa quả chứa nhiều nước như dưa hấu…
- Luôn giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ
- Trước khi đi ngủ nên đi tiểu để tránh trường hợp về đêm phải thức giấc