Đái buốt là hiện tượng người bệnh khi đi tiểu có cảm giác bị đau buốt rất khó chịu ở bộ phận sinh dục. Đái buốt có thể tự khỏi hoặc kéo dài và chuyển biến nặng hơn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh đái buốt. Vậy khi bị đái buốt cần xử lý như thế nào để đạt hiệu quả tốt?
Mục lục
Đái buốt có những triệu chứng gì?
Đái buốt (hay còn gọi là tiểu buốt) là hiện tượng người bệnh khi đi tiểu có cảm giác bị đau buốt rất khó chịu ở bộ phận sinh dục. Cơn đau buốt thường xảy ra ở cuối bãi tiểu, nhưng cũng có nhiều trường hợp đái buốt xuất hiện ngay đầu bãi tiểu hoặc kéo dài từ đầu bãi tiểu đến cuối bãi (tùy theo nguyên nhân gây tiểu buốt khác nhau).
Khi bị đái buốt người bệnh thường có những triệu chứng như:
- Bị đau buốt, nhói đau khi đi tiểu rất khó chịu.
- Luôn muốn đi tiểu, số lần đi tiểu tăng lên nhiều hơn bình thường – tình trạng đi tiểu nhiều lần.
- Thường kèm theo chứng tiểu rắt.
- Nước tiểu có thể màu đục
- Cảm giác đau ở bụng dưới.
- Khi giao hợp cảm thấy rất đau đặc biệt là phụ nữ.
- Có nhiều dịch nhầy, khí hư xuất hiện ở bộ phận sinh dục cả nam và nữ.
Đái buốt là hiện tượng gì?
Yếu tố tác động gây chứng đái buốt (không phải bệnh lý)
Một số nguyên nhân không phải bệnh lý gây tiểu buốt có thể kể tới:
- Do căng thẳng, stress công việc kéo dài.
- Thói quen ăn nhiều thực phẩm nóng hoặc đồ ăn có tính cay nóng.
- Cơ thể bị nóng trong do phải uống kháng sinh trong thời gian dài.
Đái buốt là hiện tượng bệnh lý gì?
Ngoài các thói quen thông thường gây đái buốt thì chứng đái buốt (tiểu buốt) cũng còn là triệu chứng cảnh báo nhiều hiện tượng bệnh lý có thể xảy ra như:
Bệnh lý chung gây hiện tượng đái buốt
Viêm niệu đạo. Nếu là do viêm nhiễm khuẩn niệu đạo thì bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ cảm giác đau buốt, nóng rát thậm chí còn thấy có cả mủ khi đi tiểu tiện. Tình trạng này tiếp diễn sẽ làm người bệnh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.
Viêm thận – viêm bể thận (nhiễm trùng đường tiết niệu trên). Có thể do nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu mà gây ra chứng tiểu buốt. Cần điều trị gấp không rất dễ dẫn tới hiện tượng suy thận, trường hợp nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Tiểu buốt do viêm bể thận, người bệnh có thể sốt cao tới 40 độ C, kèm theo hiện tượng người bị run như sốt rét.
Viêm bàng quang (nhiễm trùng đường tiết niệu dưới). Người bệnh nhiễm khuẩn ở bàng quang thường xuyên buồn tiểu, tiểu không hết chỉ ra được vài giọt hoặc nước tiểu rất ít, tiểu xong không thấy thoải mái,tiểu buốt kèm theo tiểu rắt gây cảm giác đau xương mu và khó chịu. Thông thường, đi tiểu buốt do viêm bàng quang thì bệnh nhân thường bị sốt từ khoảng 38 – 38,5 độ C.
Sỏi hệ tiết niệu. Đây là tình trạng có sỏi bên trong hệ tiết niệu khiến người bệnh đi tiểu khó khăn, nước tiểu khó thoát gây đau đớn khi tiểu tiện. Ngoài ra nếu bị sỏi hệ tiết niệu thì người bệnh còn có thể gặp tình trạng tiểu ra máu.
Bệnh lý ở nam giới gây hiện tượng đái buốt
Hẹp niệu đạo. Một hoặc nhiều vị trí niệu đạo bị co hẹp lại khiến tổng đường kính ở vị trí hẹp niệu đạo nhỏ hơn bình thường. Điều này làm cản trở sự di chuyển dòng nước tiểu đồng thời gây các chứng: đi tiểu buốt, khó tiểu, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu són… cho người bệnh.
Viêm tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như tiểu lắt nhắt nhiều lần, không thành dòng mà nhỏ giọt xuống dưới ngón chân. Người bệnh có cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu kèm với hiện tượng đau vùng bụng dưới.
Phì đại tuyến tiền liệt. Đây cũng là một bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt. Kích thước tuyến tiền liệt phình to hơn bình thường làm chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, khiến cơ chế hoạt động của bàng quang và niệu đạo bị rối loạn và gây tình trạng đái buốt kèm đái rắt, đi đái nhiều lần, đái không hết, đái không thành dòng (đái ngắt quãng)…
Ung thư tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt ở nam giới. Bệnh ung thư tuyến tiền liệt hình thành từ khối u ác tính bên trong tuyến tiền liệt. Bệnh cũng có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện tương tự như phì đại tuyến tiền liệt; nhưng mức độ các triệu chứng thưa và không thường xuyên khiến người bệnh lầm tưởng là các bệnh khác, gây khó khăn hơn trong việc phát hiện và điều trị.
Bệnh lý ở nữ giới gây hiện tượng đái buốt
Đái buốt ở nữ giới chủ yếu bởi một số bệnh lý như: viêm âm đạo, viêm vùng chậu (PID) gây ra.
Nguyên nhân thường do các vi khuẩn có hại – đặc biệt là vi khuẩn E.Coli xâm nhập qua ống niệu đạo hoặc âm đạo rồi gây bệnh
Bên cạnh đó, sự ma sát, kích thích trong quá trình giao hợp, tác dụng của thuốc ngừa thai, các chất thải trong tử cung… cũng là nguyên nhân gây các bệnh phụ khoa và chứng đi tiểu buốt.
Chữa trị đái buốt bằng cách nào?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau mà các phương pháp chữa trị đái buốt cũng khác nhau. Cụ thể:
Chữa đi tiểu buốt bằng cách dân gian
Dùng nguyên liệu dân gian chữa trị tiểu buốt là lựa chọn của nhiều người bệnh khi gặp phải chứng đái buốt. Tuy nhiên, phương pháp này thường phù hợp và có hiệu quả nhanh với trường hợp người bệnh mắc tiểu buốt không phải do bệnh lý gây ra.
Dùng bí xanh chữa trị tiểu buốt
Bí xanh lấy 1 miếng to bằng bát con, gọt vỏ, giã vắt lấy nước uống, cho thêm một ít muối. Cũng có thể gọt vỏ ăn sống trực tiếp.
Nếu bạn không thể ăn theo 2 cách trên có thể luộc bí xanh ăn hàng ngày và uống cả nước. Biện pháp này khá hiệu quả trị tiểu buốt, tiểu rắt đặc biệt trong giai đoạn khởi phát của bệnh.
Uống bột sắn dây điều trị đái buốt
Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái từng miếng và phơi khô sau đó đem sấy giòn. Giã nhỏ và rây thật mịn để hòa với đường uống nước hàng ngày chữa chứng đái buốt, đái rắt hiệu quả không ngờ.
Bèo cái và cách trị chứng đi tiểu buốt
Không ai nghĩ bèo cái có công dụng chữa bệnh tiểu buốt hiệu quả. Nhưng bèo cái có tác dụng hiệu quả khi chữa chứng bệnh này.
Bèo cái bỏ rễ, lá thài lài, cỏ tranh và lá mã đề mỗi thứ lấy một nắm sau đó cho vào nồi sao vàng và úp xuống chỗ đất quét sạch. Đợi nguội, cho một vốc to vào ấm để sắc uống. Nếu cảm thấy khó uống bạn có thể cho thêm chút đường.
Chữa đái buốt bằng mề gà
Lấy tầm 20 cái da vàng trong mề gà sau đó rang cho cháy và tán nhỏ mịn chia làm 4 lần để uống. Ngày uống vài lần với nước sôi để nguội. Ngòai ra, để chữa bệnh hiệu quả cần ăn thêm chanh, cam hoặc đậu xanh hoặc trứng gà tươi. Nên kiêng ăn các loại thực phẩm và gia vị cay nóng.
Uống thuốc Tây y chữa trị đái buốt
Các loại bệnh lý phụ khoa, bệnh lý nam khoa, bệnh lý về tuyến tiền liệt hoặc bệnh lý liên quan tới rối loạn hệ tiểu tiện thì người bệnh có thể thăm khám bác sĩ chuyên khoa, xin lời khuyên và đơn thuốc nhằm điều trị khỏi bệnh lý cũng như chứng đái buốt.
Đối với nữ: Nếu tìm được vi trùng trong nước tiểu khi đó được chỉ định sử dụng các kháng sinh liều cao trong vài ngày cho tới khi khỏi hẳn. Ngoài ra có thể khám phụ khoa, làm các xét nghiệm về ống tiểu để xem có bị một số bệnh như sỏi bàng quang, sỏi thận, u trong niệu đạo hoặc âm hộ có bị tổn thương không. Đặc biệt phụ nữ mang thai cần được chữa trị cẩn thận.
Đối với nam giới: Việc điều trị chứng viêm niệu đạo ở đàn ông cần phải dùng thuốc kháng sinh phù hợp với căn bệnh như: bệnh viêm niệu đạo mãn tính, chứng viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang…
Một số thói quen giúp phòng ngừa chứng tiểu buốt
Cả nam và nữ giới đều rất dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu do không giữ vệ sinh đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn… Vì vậy khi có triệu chứng tiểu buốt cần đến các trung tâm y tế để thăm khám cũng như điều trị bệnh tránh tình trạng bệnh lan lên thận gây chứng suy thận.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể, có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhiều rau xanh và hoa quả giúp lợi tiểu và tăng lượng nước tiểu giúp đẩy vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể.
Vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục
Tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng. Đồng thời làm việc và sinh họat khoa học, giảm căng thẳng và stress, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.