Tiểu buốt là một vấn đề cực kỳ phổ biến và có thể ảnh hưởng đến cả hai giới ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, nam giới càng có nguy cơ mắc cao hơn nữ giới. Vậy vấn đề này có nguy hiểm không và nên làm gì nếu gặp phải?
Mục lục
Cảm giác đi vệ sinh buốt là thế nào?
Thuật ngữ đi vệ sinh buốt hay tiểu buốt, đái buốt dùng để mô tả tình trạng tiểu đau, khó chịu, thậm chí là bỏng rát, châm chích hoặc ngứa khi đi tiểu. Ở nhiều người, tiểu buốt thường là triệu chứng duy nhất mà họ gặp phải. Nhưng với một số người, nó có thể xảy ra kèm với các triệu chứng khác.
Cảm giác tiểu buốt có thể xảy ra khi bắt đầu đi tiểu, trong khi tiểu hoặc sau khi đi tiểu. Tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện cơn đau buốt mà có thể dự đoán nguyên nhân gây bệnh, ví dụ: đau khi bắt đầu hoặc trong khi đi tiểu có thể gợi ý bệnh lý ở niệu đạo, còn đau sau khi đi tiểu có thể ám chỉ bệnh lý trong bàng quang hoặc khuy vực tuyến tiền liệt (ở nam giới).
Về vị trí buốt, ở nam giới xảy ra nhiều nhất ở đầu dương vật (bất kể vị trí của rối loạn là ở niệu đạo hay bàng quang); ở nữ giới, cảm giác có thể xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài âm đạo.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến một người bị đi vệ sinh buốt. Tuy nhiên về cơ bản, chúng được phân loại thành các nhóm như sau:
Nguyên nhân nhiễm trùng
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- Các bệnh lây truyền qua đường tinh dục như lậu, mụn rộp sinh dục, chlamydia
- Nhiễm trùng không qua đường tình dục nhưng ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, như nấm candida (ở cả hai giới) hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn (ở nữ giới)
- Bệnh viêm vùng chậu (một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở nữ giới)
Nguyên nhân kích thích
- Phản ứng với các hóa chất trong sản phẩm chăm sóc cá nhân, như: xà phòng thơm, chất bôi trơn, bao cao su, các loại dung dịch vệ sinh vùng kín của nữ giới,…
- Dụng cụ tránh thai không vừa vặn với cơ thể
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Nguyên nhân viêm
- Viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quang)
- Viêm tuyến tiền liệt (ở nam giới)
Các nguyên nhân khác
- Thay đổi nội tiết tố khi mãn kinh khiến phụ nữ bị teo âm đạo, dẫn tới cảm giác châm chích hoặc nóng rát khi đi tiểu
- Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới cao tuổi
- Sỏi đường tiết niệu (bàng quang, niệu đạo, thận)
- Các bệnh ung thư đường tiết niệu, như ung thư bàng quang, ung thư niệu đạo.
Mức độ nguy hiểm
Như ta đã thấy, đi vệ sinh buốt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, từ nhẹ đến nặng. Trong đó:
– Các nguyên nhân do kích thích thường là các nguyên nhân không đáng lo ngại.
– Các nguyên nhân do bệnh lý như nhiễm trùng, viêm, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi đường tiết niệu mặc dù không phải là các bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng ngay tới tính mạng nhưng cũng cần phải được chẩn đoán và điều trị. Nếu không chúng có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc cũng như khả năng sinh sản của người bệnh. Chẳng hạn:
- Phì đại tuyến tiền liệt nếu không được theo dõi điều trị, bệnh có thể tiến triển và gây ra bí tiểu cấp tính (là một tình trạng y tế khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân), suy thận, suy giảm chức năng bàng quang,…
- Viêm âm đạo nếu không điều trị có thể gây viêm vùng chậu, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo có thể gây ra các biến chứng thai kì như sinh non, con nhẹ cân, thai chết lưu và nhiều biến chứng khác.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể biến chứng gây tổn thương thận vĩnh viễn, chít hẹp niệu đạo, nhiễm trùng huyết (một biến chứng có thể de dọa tính mạng bệnh nhân), tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc sinh non ở phụ nữ mang thai,…
- .v.v.
– Nếu đi tiểu buốt là do bệnh ung thư, đây là một trong những loại bệnh hiểm nghèo và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của y học cùng khoa học kỹ thuật, việc tầm soát và điều trị với nhiều loại ung thư đã có những bước tiến lớn, từ đó nâng cao tỉ lệ sống sót cho bệnh nhân. Chẳng hạn: Ung thư tuyến tiền liệt nếu được phát hiện sớm khi chưa di căn thì tỉ lệ khỏi bệnh và sống sót >5 năm gần như là 100%.
– Nếu tiểu buốt ở phụ nữ là do sự thay đổi nội tiết tố khi mãn kinh thì đây cũng là một hiện tượng hết sức bình thường. Bởi mãn kinh là giai đoạn mà bất kì người phụ nữ nào cũng phải trả qua, họ có thể còn gặp phải nhiều triệu chứng khác nữa khi bước vào giai đoạn này. Có nhiều lựa chọn điều trị dành cho phụ nữ mãn kinh bị tiểu buốt.
Nên làm gì nếu đi vệ sinh buốt?
Tiểu buốt do các nguyên nhân vô hại gây ra và chúng có thể tự đến và hết mà không cần điều trị gì.
Nhưng nếu tiểu buốt là dấu hiệu của một vấn đề, nó thường kèm theo một số triệu chứng bất thường khác, tùy thuộc vào nguyên nhân. Chính vì bạn nên sắp xếp lịch đi khám sớm nếu có một hoặc nhiều các triệu chứng kèm theo dưới đây:
- Tiểu buốt trên 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm
- Có dịch tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo
- Có máu trong nước tiểu (tiểu ra máu)
- Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi khó chịu
- Đau lưng hoặc đau hạ sườn
Cũng nên gọi cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai và đi tiểu buốt.
Nếu tiểu buốt là một vấn đề y tế khẩn cấp, nó có thể kèm theo các triệu chứng dưới đây. Lúc này, bạn cần tới bệnh viện ngay lập tức:
- Đau dữ dội khi đi tiểu
- Sốt/ớn lạnh, mệt mỏi, nôn hoặc buồn nôn,
- Đau dạ dày, bên hông hoặc lưng
Khi đi khám tiểu buốt, bạn nên trả lời đúng và càng chi tiết càng tốt các câu hỏi của bác sĩ. Họ có thể hỏi bạn một số vấn đề như:
- Các triệu chứng của bạn và bạn đã mắc chúng bao lâu.
- Độ tuổi của bạn
- Các vấn đề y tế mà bạn đang gặp phải, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường hay AIDS. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể bạn đối với nhiễm trùng.
- Các bất thường ở đường tiết niệu mà bạn đã biết
- Việc bạn đang có thai hoặc có thể mang thai (nếu là nữ giới)
- Về việc bạn đã thực hiện bất kỳ thủ thuật hay phẫu thuật nào ở đường tiết niệu
- Việc bạn đã thử loại thuốc không kê đơn nào để giảm đau.
- Việc bạn có quan hệ tình dục không an toàn
- .v.v.
Sau khi bạn trả lời các câu hỏi, họ có thể nghi ngờ một số nguyên nhân và đề nghị bạn làm một số xét nghiệm kiểm tra. Hãy làm theo các yêu cầu này.
Một số xét nghiệm họ có thể yêu cầu là:
- Chụp X-quang
- Siêu âm
- Phân tích nước tiểu
- Phết tế bào âm đạo
- Kiểm tra trực tràng kỹ thuật số
- .v.v.
Điều trị tiểu buốt
Để điều trị tiểu buốt hiệu quả, cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Về cơ bản như sau:
– Đối với các nguyên nhân do kích thích, bạn chỉ cần tránh sử dụng các sản phẩm mà nghi ngờ rằng nó gây kích thích cho hệ tiết niệu. Nếu tiểu buốt do tác dụng phụ của thuốc hoặc do sử dụng dụng cụ tránh thai không vừa vặn với cơ thể, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để đổi loại thuốc khác hoặc thay thế một chiếc vòng tránh thai khác phù hợp hơn.
– Đối với tiểu buốt do nhiễm trùng, việc điều trị thường là uống thuốc kháng sinh. Nếu bị nhiễm trùng nặng, có thể cần phải dùng kháng sinh tiêm đường tĩnh mạch.
– Đối với viêm tuyến tiền liệt, việc điều trị cũng là dùng kháng sinh hoặc một số phương pháp điều trị khác như: thuốc chống viêm không kê đơn (OTC), xoa bóp tuyến tiền liệt, tắm nước nóng, sử dụng thuốc chẹn alpha để giúp thư giãn các cơ xung quanh tuyến tiền liệt.
– Đối với phì đại tuyến tiền liệt, điều trị ban đầu thường là thận trọng chờ đợi. Nếu các triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống, bệnh nhân có thể được kê một số loại thuốc như thuốc chẹn alpha, thuốc ức chế men khử 5-alpha, chất ức chế Phosphodiesterase loại 5, thuốc kết hợp,… Phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc khi khối u xơ đã lớn, hoặc khi bệnh nhân không có điều kiện điều trị nội khoa.
Song song với đó, người dùng có thể sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo, là một sản phẩm rất tốt dành cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt. Với thành phần chính là cây Náng hoa trắng cùng các loại cao Rau tàu bay, Hải trung kim, Nam sài hồ, Vương Bảo hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của khối u phì đại, đồng thời cải thiện các rối loạn tiểu tiện. Ngoài ra, sản phẩm cũng có thể sử dụng cho nam giới sau khi đã phẫu thuật khối u, giúp ngăn ngừa tái phát bệnh.
– Đối với bệnh ung thư, tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh cũng như tuổi tác, tình hình sức khỏe và nguyện vọng của người bệnh, họ có thể lựa chọn một trong các phương pháp điều trị như: thận trọng chờ đợi, sử dụng thuốc hóa trị, xạ trị, phẫu thuật.
Với các nguyên nhân nói chung, khi bị tiểu buốt, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân uống nhiều chất lỏng hơn, xây dựng lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe nói chung, từ đó đối phó với bệnh tật tốt hơn. Họ cũng có thể hướng dẫn bạn sử dụng g thuốc chống viêm không kê đơn trong các trường hợp cần thiết, nghỉ ngơi và dùng đơn thuốc theo đúng chỉ định.
Tổng kết
Đi vệ sinh đau buốt là một triệu chứng thường xảy ra và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, có thể là nguyên nhân vô hại nhưng cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số vấn đề ở hệ tiết niệu hay ngoài tiết niệu.
Những người cảm thấy tình trạng không thuyên giảm nên đến gặp bác sĩ trước khi bệnh có thời gian trở nên tồi tệ hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Nguồn bài viết:
- https://vuongbao.vn/di-ve-sinh-buot-21259/
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15176-dysuria-painful-urination/management-and-treatment
- https://www.healthline.com/health/urination-painful
- https://www.webmd.com/women/dysuria-causes-symptoms#1