Ngoài những nguyên nhân làm tăng huyết áp thường thấy như ăn mặn, béo phì, một vài nghiên cứu mới đây còn phát hiện một số nguyên nhân khác từ thói quen hàng ngày của bạn có thể ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp.
Mục lục
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp được định nghĩa là tình trạng áp lực mà máu tác động lên thành động mạch của bạn quá cao. Theo thời gian, huyết áp cao có thể gây tổn thương mạch máu dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, bệnh thận, đột quỵ và các vấn đề khác. Tăng huyết áp còn được ví như kẻ giết người thầm lặng bởi bệnh phát triển mà không xuất hiện triệu chứng rõ ràng.
Ở người bình thường, chỉ số huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Đối với trường hợp tiền huyết áp, huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89 mmHg.
Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu cao hơn 135 mmHg và tâm trương cao hơn 85 mmHg.
Nhiều yếu tố nguy cơ tăng huyết áp không thể thay đổi được như: di truyền, tuổi tác, chủng tộc, giới tính
Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt khiến cho huyết áp của bạn tăng cao được liệt kê ngay dưới đây.
4 nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao bạn không ngờ tới
1. Sử dụng nhiều caffeine và cồn
Nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng quá mức lượng caffeine và cồn dễ khiến cho chỉ số huyết áp của bạn tăng cao. Bởi vậy, bạn hãy hạn chế lượng caffeine mình tiêu thụ mỗi ngày dưới 30mg (tương đương với 2 – 3 tách cà phê) để tránh huyết áp cao đến mức nguy hiểm. Bên cạnh đó, rượu cũng cần hạn chế tới mức thấp nhất. Nghiên cứu mới nhất chỉ ra không có bất kỳ định lượng an toàn nào cho việc hấp thụ rượu vào cơ thể.
Ngoài bia rượu và cà phê thì các sản phẩm liên quan đến caffeine khác cũng có nguy cơ làm tăng lượng adrenalin và ảnh hưởng tới huyết áp. Vậy nên, bạn hãy hạn chế tiêu thụ những thức uống này nếu đang có vấn đề về huyết áp.
2. Dùng thực phẩm không lành mạnh
Một số người có thói quen bổ sung dinh dưỡng hoặc lạm dụng quá nhiều thực phẩm chức năng, điều này cũng có thể dẫn tới sự thay đổi huyết áp của bạn.
Nhất là với những thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc và không có sự công nhận của Bộ Y tế. Bạn nên cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn sử dụng.
Thực phẩm đông lạnh, thịt ướp muối hoặc các sản phẩm từ đậu nành được nghiên cứu là có thể chứa hàm lượng tyramine cao. Hoạt chất này có thể tương tác với các loại thuốc chống trầm cảm và gây ra tình trạng tăng huyết áp.
3. Uống thuốc không kê toa
Khi bạn sử dụng một số loại thuốc không kê toa nhằm điều trị một số trường hợp đau nhức nhẹ, huyết áp có bạn có thể sẽ tăng cao hơn bình thường. Chúng có thể là các loại thuốc chống viêm như naproxen, ibuprofen hoặc các thuốc chữa bệnh về mũi.
Bên cạnh đó, một số thuốc kê toa cũng có thể khiến huyết áp thay đổi lên cao hơn. Có thể là thuốc điều trị tâm thần, thuốc tránh thai, thuốc trị ung thư, thuốc ức chế miễn dịch,… Bạn cần tham khảo thêm với bác sĩ chuyên môn về những tác dụng phụ của các loại thuốc này, không nên tự ý sử dụng không đúng liều hoặc ngưng thuốc.
4. Chỉ số huyết áp bị sai
Bạn có để ý rằng chỉ số huyết áp của mình tăng cao khi đi khám bệnh nhưng khi về nhà đo lại thấy bình thường. Trường hợp này được định nghĩa là chứng tăng huyết áp áo choàng trắng, hiện tượng huyết áp tăng cao do tâm lý hồi hộp, lo lắng khi phải đến phòng khám và gặp bác sĩ.
Chỉ số huyết áp cao được đo khi tâm lý quá căng thẳng, dẫn tới trường hợp bạn phải dùng thuốc huyết áp không cần thiết. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn có thể đo huyết áp tại nhà, ghi chép hàng ngày vào sổ tay và đem kết quả so sánh với kết quả đo ở phòng khám.
Để có được số đo huyết áp chính xác nhất tại nhà, bạn hãy dùng thiết bị đo huyết áp ổn định. Trước khi đo huyết áp, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:
- Đi vệ sinh trước khi đo. Nên đo trước khi ăn
- Không hút thuốc lá hoặc sử dụng caffeine trong 30 phút.
- Không nói chuyện hoặc cười đùa trong lúc đo.
- Tư thế đo: ngồi trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay nằm ngang mức tim.
Tìm hiểu: Những điều cần biết khi đo huyết áp tại nhà
Khi đã đo được chỉ số huyết áp của mình, bạn có thể tham khảo các mức huyết áp sau để biết chỉ số đó thuộc phạm vi nào:
- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu khoảng 120 và áp lực tâm trương khoảng 80.
- Tăng huyết áp giai đoạn I: Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 130 – 139 và tâm trương từ 80 – 89.
- Tăng huyết áp giai đoạn II: Huyết áp tâm thu lớn hơn 140 và tâm trương lớn hơn 90.
Nếu bạn có huyết áp tâm thu lớn hơn 180 và tâm trương lớn hơn 120 kèm theo các triệu chứng đau ngực, chóng mặt hoặc khó thở thì đây là trường hợp cấp cứu y tế. Đây là tình trạng cấp cứu sức khỏe vì nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim là rất cao.
Huyết áp cao kéo theo nhiều vấn đề tim mạch rất nguy hiểm nên bạn cần chú ý tránh những tác nhân gây tăng huyết áp. Giải quyết được các nguyên nhân gây ra tăng huyết áp có thể giúp bạn duy trì huyết áp ổn định hơn.
Cao huyết áp đi kèm nhiều vấn đề tim mạch nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, bạn có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Chính bởi vậy, hãy chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu.
Có thể bạn quan tâm: Cách ngăn ngừa biến chứng huyết áp cao