Vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột là lúc mọi người rất dễ mắc bệnh viêm họng đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Khi trẻ bị viêm họng mà không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe. Vì vậy ba mẹ cần có đủ kiến thức chăm sóc trẻ em khi bị viêm họng để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và nhanh khỏi bệnh.
Mục lục
Vì sao trẻ bị bệnh viêm họng?
Trẻ bị viêm họng thường do nhiều nguyên nhân gây ra những chủ yếu là do một số nguyên nhận phổ biến như:
- Trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm gây ra viêm họng.
- Có thể do bé bị bệnh tay chân miệng.
- Nhiễm các loại vi khuẩn hoặc virus.
- Những trẻ có bệnh lý về răng lợi thường dễ bị viêm họng.
- Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, chứa nhiều khói và bụi bẩn hoặc nguồn nước bị nhiễm bẩn.
- Do cha mẹ không có thói quen vệ sinh không gian sống cho trẻ khiến chăn, ga, gối và rèm cửa bẩn chứa nhiều mạt bụi hoặc bụi bông.
- Mùa hè sử dụng điều hòa quá lạnh dễ gây viêm họng.
- Trẻ bị dị ứng lông chó hoặc mèo.
- Do thời tiết thay đổi đột ngột.
- Trẻ có tiền sử bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.
Ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm họng ở trẻ để có cách điều trị phù hợp nhất giúp trẻ mau khỏi bệnh.
Triệu chứng khi trẻ bị viêm họng
Trẻ bị viêm họng thường gặp những triệu chứng như:
- Ho khan hoặc ho có đờm.
- Hắt hơi, sổ mũi.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
- Trẻ bị khan tiếng.
- Trẻ biếng ăn, người mệt lả.
- Đau rát cổ họng, gặp khó khăn trong khi nhai nuốt thức ăn.
- Trẻ có dấu hiệu nôn chớ sau khi ăn.
Trẻ thường sốt nhẹ hoặc sốt cao khi bị viêm họng
Bé bị viêm họng ho nhiều phải làm sao?
Trẻ bị viêm họng thường kèm theo ho. Khi trẻ có dấu hiệu ho ba mẹ nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt hoặc cho con đi khám bác sĩ sau một vài ngày áp dụng những phương pháp tự nhiên mà không khỏi. một số cách điều trị tại nhà giúp bé giảm viêm họng hết ho.
- Nếu bé trên 1 tuổi có thể cho bé ngậm một chút siro chanh đào mật ong.
- Sử dụng nước muối sinh lí nhỏ mắt, mũi và làm ấm lên rồi cho trẻ súc miệng từ 2-3 lần mỗi ngày.
- Cho trẻ ngậm kẹo bạc hà loại có vị nhẹ.
- Bé cần uống nhiều nước ấm mỗi ngày giúp làm dịu nhanh vùng niêm mạc họng và làm loãng dịch đờm nhầy.
- Thêm vài giọt dầu tràm vào nước tắm cho trẻ, lúc này ba mẹ cần tắm nhanh cho trẻ, sau đó sấy khô khăn tắm, quần áo và tóc của trẻ.
- Dùng dầu tràm bôi một chút vào vùng cổ họng và lòng bàn chân cho trẻ.
- Lúc này ba mẹ cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ đảm bảo trẻ ăn đủ chất giúp tăng hệ miễn dịch. Bên cạnh đó nên cho bé ăn những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt.
- Giữ không gian yên tĩnh để bé có thêm thời gian nghỉ ngơi cũng như ngủ đủ giấc.
- Hạ sốt cho trẻ ngay khi trẻ có triệu chứng sốt và cho trẻ uống nhiều nước lọc kết hợp với nước điện giải giúp bù nước cho cơ thể của bé nhanh chóng.
- Ngâm chân cho bé vào nước ấm kèm theo một chút gừng được giã nhuyễn.
Phòng ngừa và điều trị bệnh bằng cách nào?
- Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ ở nhiệt độ phù hợp.
- Chăm sóc vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt.
- Tập cho bé thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
- Rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước và sau khi ăn, đặc biệt là sau khi trẻ đi vệ sinh.
- Ba mẹ tuyệt đối không để ai ôm hôn trẻ khi họ có dấu hiệu bệnh về hô hấp.
- Tường xuyên vệ sinh sạch sẽ không gia sống cho trẻ và sử dụng thêm máy tạo ẩm không khí.
- Cho trẻ bú mẹ giúp tăng cường miễn dịch cho bé hiệu quả.
- Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể trẻ.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi đặc biệt là những trẻ có tiền sử dị ứng.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá từ người lớn.
- Ba mẹ nên lưu ý không để trẻ ngủ há miệng.
Chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt
Trẻ bị viêm họng – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Sau khi đã áp dụng những phương pháp trên đây mà trẻ không có hiện tượng suy giảm triệu chứng thì ba mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp hơn với con. Nếu ba mẹ nhận thấy con mình có những dấu hiệu dưới đây cần đưa con đi khám ngay lập tức:
- Trẻ ho thường xuyên kéo dài hoặc ho ra máu.
- Sốt cao và không có dâu hiệu thuyên giảm.
- Bé bị nôn chớ quá nhiều, bỏ bữa, sút cân nhanh.
- Trẻ bị khó thở, người tím tái.
- Trẻ kêu đau tai kèm theo đau đầu.
- Khi dùng tay đặt vào lưng trẻ ba mẹ thấy tiếng thở của con khò khè.
Nên cho bé đi khám ngay khi có những dấu hiệu nêu trên
Trẻ bị viêm họng là điều dễ gặp vì vậy ba mẹ đừng nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh áp dụng những phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà, sau vài ngày nếu trẻ không khỏi thì nên cho con đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn, tránh để trẻ mắc bệnh quá lâu mà không có sự can thiệp y tế sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Mong ba mẹ áp dụng thành công những phương pháp mà chúng tôi nêu trên giúp trẻ mau khỏi bệnh.