Thầy thuốc ưu tú – lương y Đinh Thị Phiển
Thầy thuốc ưu tú Đinh Thị Phiển hiện là Chủ tịch hội đông y tỉnh Hoà Bình. Bà đã có công đưa bài thuốc về cây xạ đen đến với y học hiện đại, nhằm giúp việc trị bệnh cứu người được dễ dàng và rộng khắp hơn.
Mục lục
Tiểu sử thầy thuốc ưu tú Đinh Thị Phiển
Lương y người Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) có tài bốc thuốc chữa bệnh tài tình với những bài thuốc từ cây xạ đen. Mỗi khi người bệnh đau ốm kèm theo các triệu chứng vàng da, viêm nhiễm, mụn nhọt hay u bướu, chỉ cần uống bát thuốc từ lá xạ đen, bệnh dần dần thuyên giảm, sức khỏe được hồi phục.
Thầy thuốc ưu tú – lương y Đinh Thị Phiển (con gái của Mế Hậu) đã kế thừa, đầu tư nghiên cứu khoa học thêm về cây xạ đen. Được sự giúp đỡ của GS.TSKH. Lê Thế Trung – nguyên giám đốc Học viện quân y làm chủ nhiệm đề tài cùng các cộng sự nghiên cứu khoa học về cây xạ đen trong bài thuốc gia truyền chữa u bướu của Mế Hậu (mẹ của lương y Phiển) để có những đánh giá khách quan về tác dụng của xạ đen nói riêng và bài thuốc UT1, UT2 nói chung.
Hình ảnh thầy thuốc ưu tú – lương y Đinh Thị Phiển
Kết quả nghiệm thu năm 1999, chất chiết xuất từ cây xạ đen dưới dạng tinh thể được ký hiệu khoa học K10 có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm trọng lượng của khối u, giảm lượng dịch ổ bụng. Bên cạnh đó, các tài liệu y học cũng đã khẳng định chất K10 còn có tác dụng làm tăng cường trí nhớ.
Lương y Đinh Thị Phiển còn đồng thời sáng chế ra các loại cao viên và trà bảo thọ xạ đen Hòa Bình, uống dự phòng để nuôi dưỡng kích thích tế bào lành, trưởng thành nhanh, hỗ trợ tăng miễn dịch, để nâng cao tuổi thọ, phòng u bướu; cao mềm và trà thanh nhiệt giải độc uống thường xuyên để thanh nhiệt giải độc cơ thể, bảo vệ tế bào gan và các bệnh dị ứng mề đay, mụn ngứa và các thuốc khác v.v…
Ghi nhận sự đóng góp của lương y Đinh Thị Phiển, Bộ Y tế, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hoà Bình đã tặng Bằng khen “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác y học cổ truyền”.
Các bằng chứng khoa học về cây xạ đen
Cây xạ đen là loại cây rất phổ biến trong y học dân tộc của người Mường. Cây xạ đen từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến.
Năm 1987, đoàn bác sĩ Học viện Quân y, do GS.TSKH Lê Thế Trung – Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu, đã phát hiện cây xạ đen trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian. Giới khoa học bắt đầu biết đến cây xạ đen và được đưa ra nghiên cứu khoa học bài bản.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng, GS.TSKH Lê Thế Trung
Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.
Cụ thể các hoạt chất quý báu trong cây xạ đen là Fanavolnoid, Quinon và Saponin Triterbenoid.
- Chất Fanavolnoid có tác dụng chống oxy hóa, phòng chống ung thư.
- Quinon với công dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng, cơ thể dễ dàng đào thải và tiêu trừ.
- Saponin Triterbenoid chống nhiễm khuẩn.
Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư.
Năm 2003, nhiều người đã biết đến bài thuốc hỗ trợ chữa trị ung thư từ cây xạ đen. Nhiều thông tin về cây xạ đen đã nhanh chóng lan đi khắp nơi. Khi ấy Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế Hoà Bình xem xét việc này là do người ta đồn thổi hay là thật.
Sau đó, Sở Y tế đã chọn ngẫu nhiên các bệnh nhân để khảo sát và cho kết quả rất khả quan, sức khoẻ của người bệnh tiến triển tốt, được kéo dài sự sống. Vì vậy, các nghiên cứu về cây xạ đen đã được cơ quan chức năng hỗ trợ và phát triển như hiện nay.
Theo lương y Đinh Thị Phiển, bài thuốc hỗ trợ điều trị u bướu, ung thư có thành phần chính là cây xạ đen, có tác dụng nuôi dưỡng kích thích tế bào lành, tăng hệ thống miễn dịch cơ thể, ức chế sự phát triển của tế bào u hạch…
Từ tiền đề đó, cây xạ đen đã được nghiên cứu rộng khắp. Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học Công nghệ đã cấp 4 bằng sáng chế cho các sản phẩm cây xạ đen dạng cao và trà hòa tan chứa xạ đen, trà túi lọc chứa xạ đen.
Ngày 18.05.2015, Bộ Khoa học Công nghệ đã tôn vinh 63 người có bằng sáng chế không chuyên trong đó có các bằng sáng chế về cây xạ đen.
Cây xạ đen Hòa Bình có dược tính cao nhất
Lương y Đinh Thị Phiển cho biết, hiện nay cây xạ giả quá nhiều, hoặc là giống cây xạ đen nhưng được trồng ở nơi khác không phải Hòa Bình. Thổ nhưỡng từng vùng sẽ ảnh hưởng hàm lượng hoạt chất trong cây xạ đen.
Theo các kết quả nghiên cứu từ Học viên Quân y, thổ nhưỡng ở Hoà Bình mang lại cho cây xạ đen nhiều hoạt chất nhất. Nếu không đúng thổ nhưỡng, có nơi, cây thậm chí không có hoạt chất để hỗ trợ ức chế gì cả, chỉ còn lớp vỏ bên ngoài. Thế nên, hoạt chất trong cây xạ đen được trồng ở vùng núi cao, núi đá sẽ hoàn toàn khác với những cây xạ đen được trồng ở vùng đất trồng và trồng dưới ruộng.
Cây xạ đen có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư
Hình ảnh cây xạ đen Hòa Bình
Theo kinh nghiệm thực tế điều trị bệnh hàng chục năm trời trong nghề, lương y Phiển đã thật sự có kiểm chứng những tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư từ cây xạ đen. Tuy có người giờ vẫn còn sống, có người không được như thế, nhưng dù sự sống của người bệnh được kéo dài một ngày cũng là niềm vui với bà.
Lương y Phiển luôn khẳng định, cây xạ đen là loại cây thuốc chỉ hỗ trợ điều trị ung thư. Bà bảo: “Làm việc là phải có cái tâm. Đông hay tây y làm gì cũng phải đạo đức nghề nghiệp. Người bệnh nên nghe cho thấu đáo, nghe cho hết, đề cao quá, ca ngợi quá cũng là không được. Cây xạ đen chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Mình phải có đạo đức nghề nghiệp của mình, không để người ta tưởng nọ tưởng kia”.
Lương y Phiển đã kể về nhiều trường hợp may mắn thoát án tử như chị Lê Thị Tình (Đông Sơn, Thanh Hoá) bị ung thư gan, bệnh viện trả về năm 2003. Chị uống bài thuốc hỗ trợ điều trị u bướu từ cây xạ đen, tới nay vẫn khoẻ mạnh. Ca ung thư lưỡi của ông Đoàn Kim Tự (Đồng Nai) có hạch nên kết hợp hoá trị, đến nay vẫn khoẻ mạnh. Ca ung thư phổi của ông Đỗ Công Đoan (ở Bình Lục, Nam Hà) vẫn còn sống sau khi uống 100 thang thuốc…
Nhiều bệnh nhân có thể đã điều trị nhiều nơi, nên khi khỏi cũng không biết do đâu. Nhưng người bệnh kéo dài được sự sống, sức khỏe được tăng cường là niềm vui chung của tất cả mọi người thầy thuốc.
Lương y Phiển cũng cho biết, tại Việt Nam ta, đa số các trường hợp ung thư đều phát hiện muộn do điều kiện người dân còn khó khăn, kiến thức về bệnh hạn chế, nên khi điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn khi bệnh được phát hiện sớm.
Thế nên, bà con nên đi kiểm tra tầm soát ung thư sớm, nếu có thể mổ được thì mổ cắt đi, hoặc tia xạ, truyền hoá chất, kết hợp uống xạ đen. Hoá chất sẽ có tác dụng phụ của nó nhưng uống xạ đen có thể giúp nuôi dưỡng tế bào lành, tăng miễn dịch kéo dài sự sống và giảm tác dụng phụ của hoá chất và tia xạ.
Lương y Đinh Thị Phiển kết luận, khi có bệnh ung thư, người bệnh tốt nhất là đến bệnh viện có trang thiết bị hiện đại, để có kết luận rõ ràng, rồi căn cứ vào đó cắt thuốc phù hợp. Bà cũng mong rằng, những người bệnh nghèo không may mắn mắc bệnh này cũng có thêm nhiều sự lựa chọn điều trị bệnh từ cây thuốc quý cây xạ đen.
Bà bảo, ung thu tốt nhất là đến bệnh viện có trang thiết bị hiện đại, để có kết luận rõ ràng, rồi căn cứ vào đó cắt thuốc. Có nhiều người cứ nghĩ là phải gặp được thầy để khám, để sờ mạch…, song tôi luôn tư vấn cho họ, nếu có kết luận của bệnh viện, chỉ cần người nhà cầm kết luận tới để lấy thuốc phù hợp chứ không nên để người bệnh đi lại, tốn kém tiền tàu xe, ảnh hưởng sức khoẻ… Và bà mong rằng, những người bệnh nghèo không may mắn mắc bệnh hiểm nghèo cũng có thể sử dụng loại thuốc này.
Cẩn thận với xạ đen giả
Từ khi được nhiều người biết đến, xạ đen trở thành đối tượng chính của dân săn dược liệu. Xạ đen thật ngày càng khan hiếm hơn. Lương y Đinh Thị Phiển cho biết, có đến 3/4 số cây bà được hỏi không phải là xạ đen; phần lớn là cây thuỷ bồ (hoặc thạch xương bồ, nếu mọc trên đá). Những loài cây này cũng có lá xanh và chát gần giống lá chè nhưng không lớn hoặc sẫm bằng xạ đen. Đặc biệt, không chuyển màu đen mực ngay sau khi bị băm nhỏ như loài dược thảo quý này. Bà Phiển dự đoán, những thứ xạ đen giả nói trên sẽ được tải về các kho thuốc đông y và cắt cho bệnh nhân nhiều tỉnh.
Địa chỉ bán cây xạ đen tin cậy
Như hầu hết các loại dược liệu khác trên thị trường, sử dụng và bảo quản dược liệu khô sẽ thuận tiện cho việc sử dụng hơn rất nhiều cho người muốn sử dụng bất cứ khi nào. Bởi muốn sử dụng trong thời gian dài hoặc tích trữ lâu ngày thì chỉ có dùng khô là đơn giản nhất. Địa chỉ cung cấp cây xạ đen khô được rất nhiều người lựa chọn đó là: Phòng chẩn trị y học cổ truyền Phú Vân.
Video Quy trình thu hái và chế biến cây xạ đen
Tại đây cây xạ đen được gieo trồng và thu mua ở vùng dược liệu chuyên canh tại Hòa Bình. Sau khi thu hái về sẽ mang rửa sạch, phân loại thân và lá riêng biệt đồng thời làm sạch, loại bỏ các cành lá khô, mục ruỗng. Cuối cùng mới sơ chế bằng cách phơi khô hoặc sấy theo công nghệ cao đảm bảo vẫn giữ được nguyên hương vị và công dụng.
Ngoài ra nếu có nhu cầu, các bạn có thể liên hệ với Bác sĩ Vũ Công Phú- Đông Y Phú Vân để được bắt mạch, thăm khám và tư vấn điều trị hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Đông Y Phú Vân sẽ tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.
Giấy chứng chỉ hành nghề khám bệnh của BS Vũ Công Phú
Giấy phép hoạt động khám bệnh của Phòng chẩn trị Y học Cổ truyền Phú Vân