Hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau và không hiếm gặp. Trẻ em thường ít chảy máu chân răng hơn người lớn, tuy nhiên nếu các mẹ không chú ý có thể dẫn đến các bệnh răng miệng của con. Mẹ hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chảy máu chân răng ở trẻ để có cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Mục lục
Nguyên nhân chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thông thường là do 3 nguyên nhân chính: Viêm nướu, vệ sinh răng miệng không đúng cách và cơ thể bị thiếu Vitamin C. Để con có sức khỏe răng miệng tốt nhất các mẹ các mẹ cần nắm rõ nguyên nhân để có biện pháp điều trị hiệu quả
Viêm nướu răng
Một trong những nguyên nhân gây ra chứng chảy máu chân răng ở trẻ thường do viêm nướu. Việc vệ sinh không tốt đã tạo điều kiện cho vi khuẩn trên răng phát triển gây tình trạng viêm. Các vi khuẩn này gây viêm và sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu.
Khi viêm nướu, trẻ sẽ gặp tình trạng chảy máu, đau nhức chân răng. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng bị lung lay.
Chảy máu chân răng là nguy cơ lớn ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này đối với trẻ nhỏ chưa mọc đủ răng.
Do cơ thể thiếu hụt Vitamin C
Vitamin C là một trong những chất thiết yếu của cơ thể, có tác dụng quan trọng đối với xương, cơ và mạch máu. Sự thiếu hụt Vitamin C là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ vì trẻ sẽ không thể sẽ không thể chuyển hóa prolin và lysin sang hydroxyprolin và hydroxylysin trong quá trình tổng hợp được collagen .
Đặc biệt, việc thiếu hụt vitamin C ở trẻ sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết ở 1 số vị trí trên cơ thể như nướu, răng, bong tróc biểu bì và khiến vết thương mau lành. Việc chảy máu chân răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt của trẻ, khiến trẻ biếng ăn, đau nhức và khó ngủ.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Do lười hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách mà sức khỏe răng miệng của nhiều người bị xuống cấp trầm trọng. Ngoài hiện tượng sâu răng, các bệnh ở lợi cũng thường gặp với biểu hiện ban đầu là đau, chảy máu vùng lợi.
Bất kỳ một tác động nào từ bên ngoài như đánh răng, xỉa răng, ăn đồ ăn cứng, hoa quả… cũng có thể khiến vùng lợi quanh răng bị tổn thương.
Nếu không được chữa trị, bệnh viêm lợi sẽ trở thành viêm nha chu, một dạng tiêu cực của bệnh về lợi.Người bị viêm nha chu thường đi kèm với các triệu chứng khác như hôi miệng, răng yếu, lung lay.
Làm gì khi bị chảy máu chân răng?
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ
Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày, dùng bàn chải có lông mềm và chải nhẹ nhàng tránh làm tổn thương nướu của trẻ. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng thêm nước muối sinh lý để tiệt khuẩn nơi bị chảy máu.
Cho trẻ khám răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.
Bổ sung thêm các chất thiết yếu
Canxi, magie và các chất chống viêm có trong dầu cá cũng đều giúp ích cho sức khỏe răng miệng. Bạn nên ăn nhiều rau xanh nữa vì chất xơ trong rau củ có thể giúp loại bỏ mảng bám trên răng và bề mặt lợi tương tự như khi bạn sử dụng bàn chải đánh răng
Mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại vitamin như vitamin C để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa xuất huyết để hạn chế gây chảy máu chân răng. Mẹ có thể bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như cam, bưởi, chanh.
Cảnh giác với chảy máu chân răng ở trẻ do bệnh lý
Trong trường hợp mẹ thấy bé bị chảy máu chân răng trong khi nướu răng không bị viêm, trẻ vẫn được bổ sung đầy đủ các vitamin thì rất có thể triệu chứng chảy máu chân răng là dấu hiệu của một số bệnh lý phải kể tới như:
Bệnh lý về máu
Một số bệnh lý về máu như giảm tiểu cầu, thiếu canxi, trong đó một dạng ung thư trong máu hoặc tủy xương có biểu hiện là thiếu thành phần đông máu dẫn tới xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau.
Bệnh lý về gan
Gây ra rối loạn đông máu, nguyên nhân do gan tham gia vào quá trình tổng hợp các chất đông máu từ vitamin K. Khi gan có vấn đề chức năng của nó bị suy giảm gây ảnh hưởng tới quá trình đông máu biểu hiện bằng chảy máu chân răng.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có liên quan tới mức độ sản xuất và hấp thụ đường và insulin ở trong máu. Trong trường hợp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe.
Bệnh tim mạch
Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhồi máu cơ tim có dấu hiệu bệnh lý ở răng, nó xuất phát từ tình trạng chảy máu chân răng. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu này cha mẹ cần quan tâm và theo dõi cụ thể triệu chứng của trẻ.
Khi trẻ có dấu hiệu chảy máu chân răng tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám, tùy từng nguyên nhân có biện pháp điều trị cụ thể. Phần lớn các trường hợp chảy máu chân răng không quá nghiêm trọng, cha mẹ hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách giảm thiểu tình trạng này hiệu quả.