Mẹ lo vì dạo này bé rất hay chảy máu chân răng, mặc dù vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng không khiến tình trạng khá lên. Vậy rốt cuộc bệnh chảy máu chân răng của bé là như thế nào? Mẹ có thể làm gì để giúp bé nhanh khỏi bệnh? Bài viết sau sẽ giải đáp những nỗi lo của mẹ.
Bệnh chảy máu chân răng là gì ?
Chảy máu chân răng là hiện tượng do vi khuẩn trong khoang miệng kết hợp với các mảng bám thức ăn hình thành vôi răng tạo ra viêm nhiễm xâm chiếm vào nướu, và chảy máu chân răng là một trong những dấu hiệu đầu tiên.
Và nếu không có sự can thiệt kịp thời thì bệnh sẽ chuyển biến xấu dễ dẫn đến viêm nhiễm, chảy mủ nơi chân răng, lâu dần nướu sẽ bị tuột làm lộ chân răng và ảnh hưởng tới răng sữa, làm nó dễ rụng sớm gây mất thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng nướu sau này của bé.
Nguyên nhân của bệnh chảy máu chân răng ở bé
Theo các chuyên gia răng hàm mặt thì có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến việc bé yêu bị chảy máu chân răng trong đó có thể kể đến:
Vệ sinh răng miệng sai cách
Có rất nhiều bé khi đánh răng không để ý đến việc phải thực hiện đúng thao tác và thời gian mà thường chỉ muốn làm nhanh chóng để có thời gian vui chơi. Chính điều này đã khiến các mảng bám hình thành do lượng thức ăn dư thừa trong khoang miêng, từ đấy gây ra bệnh chảy máu chân răng.
Vì thế mẹ phải lưu ý và nhắc nhở bé vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng nơi trẻ.
Bệnh lý về răng miệng
Đối với một số bé bị bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng,…thì việc bị chảy máu chân răng vốn là điều dễ hiểu. Do đó mẹ phải cho bé đến các trung tâm y tế hay các bệnh viện gần nhất đề khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bé yêu.
Thiếu Vitamin C
Vitamin C luôn được biết đến là “chìa khóa vàng” bảo vệ thành mạch bé yêu khi tham gia tổng hợp collagen, duy trì các mô liên kết, chỗng vỡ mao mạch cũng như hạn chế tình trạng xuất huyết.
Và việc thiếu Vitamin C ở trẻ nhỏ chính nguyên do hàng đầu khiến chân răng của bé chảy máu, thế nên mẹ phải lưu ý bổ sung cho bé những thực phẩm chứa hàm lượng Vitamin C cao cho con yêu.
Làm thế nào để chữa chảy máu chân răng cho bé yêu?
Chảy máu cahan răng nếu không được khắc phục có thể ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này, do đó bạn không nên coi thường vấn đề này. Với những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để bảo tồn răng tối đa. Dưới đây là một số biện pháp điều trị chảy máu chân răng:
Bổ sung vitamin C
Một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến việc bé bị chảy máu chân răng đến từ chuyện thiếu Vitamin C. Bổ sung vitamin C cho trẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch chống nhiễm trùng. Do vậy để bổ sung Vitamin C người ta thường có rất nhiều cách, tiêu biểu là sử dụng hoa quả giàu Vitamin C như cam, quýt, bưởi,…Tuy nhiên những loại quả này lại không phải sự lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ khi điều trị cho trẻ mà lại là Acerola Cherry- Nữ hoàng Vitamin C tự nhiên.
Sử dụng thuốc
Cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc có thể gây ra những tác hại với sức khỏe của bé yêu. Trong thời gian bị chảy máu răng bạn nên dùng gạc sơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn, làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Cần vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải mềm, chải răng nhẹ nhàng tránh gây chảy máu nặng hơn. Trẻ từ 3 – 6 tuổi cần được tập dần cho trẻ đánh răng ngày 1 – 2 lần nhất sau sau khi ăn và trước khi ngủ.
Lấy cao răng
Để khắc phục chảy máu chân răng ở bé việc lấy cao răng nên làm giúp phòng và điều trị viêm nhiễm nướu răng. Lấy cao răng giúp lấy đi những mảng bám và vi khuẩn trên răng từ đó loại bỏ nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng đồng thời tiêu diệt nơi trú ẩn và sinh sôi của vi khuẩn ở trong khoang miệng.
Phòng ngừa chảy máu chân răng như thế nào?
Để phòng ngừa chảy máu chân răng việc đầu tiên cần chú ý tới việc chăm sóc răng miệng. Cần thay thế các bàn chải đánh răng có phần lông cứng và to gây tổn thương lợi bằng các bàn chải có đầu lông mềm mại. Bên cạnh đó, bàn chải đã sử dụng lâu ngày và có dấu hiệu hư hại phần lông chải bị chẻ hoặc uốn cong cần phải thay thế bàn chải khác ngay lập tức.
Đánh răng đúng cách để bảo vệ răng miệng:
- Chải răng ít nhất 3 phút để đảm bảo đã làm sạch răng hoàn toàn
- Sử dụng lực vừa phải để chải răng tránh làm tổn thương nướu răng
- Chải răng theo chiều dọc, hàm dưới thì chải từ dưới lên trên, hàm trên thì chải từ trên xuống
- Cuối cùng xúc sạch với nước
Bên cạnh đó, tới nha sĩ để lấy cao răng và mảng bám 6 tháng một lần để đảm bảo vệ sinh răng lợi toàn diện.