Nướu(lợi) bị sưng, có thể bị đau và dễ chảy máu, là phổ biến trong thai kỳ. Viêm lợi khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố làm tăng lưu lượng máu đến mô nướu và khiến nướu của bạn nhạy cảm hơn, dễ bị kích thích và sưng to.
Những thay đổi nội tiết này cũng cản trở phản ứng bình thường của cơ thể đối với vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nha chu. Điều này làm cho mảng bám tích tụ trên bề mặt răng dễ dãng hơn và khiến bạn dễ dàng bị viêm lợi hơn. Mức độ nghiêm trọng của viêm lợi khi mang thai thường tăng trog tam cá nguyệt thứ 2.
Các dấu hiệu bệnh nướu răng khi mang thai
- Nướu đỏ hoặc sưng
- Nướu hoặc chảy máu nướu
- Răng nhạy cảm
- Khó khăn hoặc đau khi nhai
- Răng lung lay
Mẹ bầu có thể làm gì để hạn chế tình trạng viêm lợi
Chăm sóc răng miệng tốt là điều cần thiết trong thai kỳ. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ ngày. Bàn chải đánh răng mềm có thể gây ít kích ứng cho nướu của bạn. Bạn cũng nên giữ vệ sinh khoa học theo lịch trình của mình và chia sẻ bất kỳ vấn đề liên quan với nha sĩ.
Nếu viêm lơi không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến một dạng bệnh nướu nghiêm trọng hơn gọi là viêm nha chu. Viêm nha chu khi mang thai làm tăng cơ hội sinh non. Tuy nhiên, nếu vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách thì bạn không cần lo lắng.
Dưới đây là một số cách bạn có thể làm để kiểm soát viêm lợi và vệ sinh răng miệng tốt hơn:
- Có ít nhất một lần kiểm tra răng miệng với nha sĩ trong khi mang thai
- Sử dụng nước muối ấm hàng ngày hoặc định kỳ
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau khi nôn mửa vì ốm nghén
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt: vitamin A, C
- Nướu của bạn thường trở lại bình thường sau khi sinh em bé, tình trạng chảy máu hay răng nhạy cảm cũng sẽ giảm.
❌ Trong trường hợp bạn tiếp tục sưng hoặc kích thích xấu đi sau khi sinh cần tới ngay phòng khám chuyên khoa để kiểm tra.