Khám thai định kỳ là việc làm rất cần thiết để theo dõi quá trình mang thai và kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ. Theo quy định của Bộ Y Tế, trong một thai kỳ, bà bầu cần khám thai 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Mục lục
1. Tám bước khám thai chung
Bước 1. Trả lời các câu hỏi
-Bản thân (tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc, trình độ văn hoá, điều kiện sống)
-Gia đình, hôn nhân
-Kinh nguyệt (tiền sử kinh nguyệt, kinh cuối cùng)
– Tiền sử các bệnh toàn thân.
-Tiền sử sản, phụ khoa
-Các biện pháp tránh thai đã dùng
-Lần có thai này: thai máy, có những phàn nàn gì không
Bước 2. Khám toàn thân
Đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, khám bướu giáp, nghe tim phổi, khám da niêm mạc, phù, khám vùng thận, phản xạ gân xương…)
Bước 3. Khám sản khoa
Nắn bụng tìm đáy tử cung, các cực của thai, đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai…
Bước 4. Xét nghiệm
Thử protein niệu, công thức máu (Hb, Hct), HIV, giang mai, HbSAg, đường máu…
Bước 5. Tiêm phòng uốn ván
Tiêm vào quý II của thời kỳ thai nghén, tiêm 2 mũi cách nhau một tháng, tốt nhất là mũi tiêm nhắc lại phải trước ngày sinh dự đoán 4 tuần, nếu không cũng phải ít nhất là trên 2 tuần mới có hiệu quả.
Bước 6. Nhận thuốc
Viên sắt, Acid folic. Thuốc phòng sốt rét (nếu ở vùng có sốt rét lưu hành)
Bước 7. Nghe tư vấn vệ sinh thai nghén
Bước 8. Nghe thông báo kết quả khám
Bác sĩ sẽ báo kết quả khám, hẹn khám lại, dặn dò các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất: nhức đầu, hoa mắt, co giật, chảy máu…
2. Khám thai trong 3 tháng đầu
1. Trả lời các câu hỏi
-Kinh cuối cùng.
-Các triệu chứng nghén như buồn nôn, nôn, trào ngược, đầy bụng và các dấu hiệu về tiết niệu,…
-Tiền sử sản khoa trước đây.
-Có mổ đẻ lần nào không, có biến chứng nào trước, trong và sau đẻ, đẻ non, hành vi nguy cơ liên quan tới sức khoẻ và thai nghén, sàng lọc những trường hợp có yếu tố bạo lực gia đình.
2. Khám thực thể
-Nắn bụng xác định đáy tử cung, đo chiều cao tử cung, phát hiện các bất thường vùng tiểu khung.
-Đặt mỏ vịt xem có viêm nhiễm cổ tử cung không.
-Khám âm đạo nếu các dấu hiệu có thai chưa rõ và xác định thêm các bệnh lý khác.
3. Xét nghiệm
-Công thức máu (Hb, Hct), HIV, BW, HBsAg, đường máu,
– Siêu âm thai (xác định tuổi thai theo chiều dài đầu-mông).
-Sàng lọc sớm các trường hợp đái đường thời kỳ có thai (nếu BMI >29, hoặc có tiền sử cá nhân/ gia đình về bệnh đái đường trong hoặc trước thai nghén).
-Sinh thiết rau thai hoặc chọc màng ối qua bụng (để phát hiện có bất thường về gen của bào thai); sàng lọc Thalassemia (thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm) trong trường hợp có chỉ định.
4. Nghe tư vấn về giáo dục sức khoẻ
– Tư vấn di truyền.
-Tư vấn về dinh dưỡng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng 1/3 khẩu phần ăn so với trước khi có thai. Uống nhiều nước, ít nhất 2 l/ngày.
-Bổ sung 600 mcg acid folic mỗi ngày ít nhất tới 13 tuần thai. Dùng vitamin tổng hợp cho bà bầu hàng ngày, đặc biệt đối với trường hợp đa thai, những người theo chế độ ăn chay, người hút thuốc lá hoặc ăn uống thiếu chất.
-Không hút thuốc lá, không uống rượu.
-Dùng thuốc chữa bệnh phải theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
-Nghỉ ngơi và ngủ ít nhất 8 giờ/ ngày, lao động và làm việc nhẹ nhàng.
-Tư vấn các hành vi sinh hoạt.
3. Khám thai 3 tháng giữa
1. Trả lời các câu hỏi
Tiền sử sản khoa. Có gặp các triệu chứng: chảy máu, dịch,…
2. Khám thực thể
-Da niêm và mạc, cân nặng, huyết áp, phù, khám bướu giáp.
-Nghe tim phổi.
-Đo chiều cao tử cung, vòng bụng.
-Tim thai
3. Xét nghiệm
-Công thức máu (Hb, Hct).
-Protein niệu.
-Đường máu.
-Làm 3 xét nghiệm sàng lọc để phát hiện những bất thường nhiễm sắc thể (AFP, beta-hCG, Estriol ở giai đoạn giữa 15 và 20 tuần thai);
-Siêu âm đánh giá giải phẫu thai nhi trong giai đoạn 18-20 tuần thai, đồng thời để xác định chắc chắn tuổi thai và số bào thai, vị trí nhau thai v.v.
4. Trong trường hợp có chỉ định
Nghe tư vấn di truyền/ chọc buồng ối qua bụng;
Bắt đầu bổ sung sắt trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt.
5. Nghe tư vấn và giáo dục sức khoẻ
Nghe tư vấn các kết quả xét nghiệm; các hành vi sinh hoạt; cử động của thai; sinh lý của quá trình mang thai; nuôi con bằng sữa mẹ; vận động cơ thể (cân bằng, tăng sự linh hoạt của các khớp nối, v.v.).
6. Tiêm chủng và phòng bệnh
-Vaccin phòng uốn ván.
-Tiêm vaccin phòng cúm (trong mùa cúm).
4. Khám thai 3 tháng cuối
1. Trả lời các câu hỏi
-Cử động của thai nhi.
-Có chảy máu, dịch bất thường âm đạo hay không?
-Cơn co tử cung.
-Các dấu hiệu cơ năng của tiền sản giật (nhức đầu, hoa mắt,…)
-Các dấu hiệu của dọa sinh non hoặc dấu hiệu chuyển dạ, tìm hiểu vấn đề bạo hành gia đình.
2. Khám thực thể
-Cân nặng, huyết áp, tim thai, chiều cao tử cung, vòng bụng, ngôi thai.
-Khám cổ tử cung khi có dấu hiệu nghi ngờ chuyển dạ hoặc ra nước ối.
-Đánh giá khung chậu để sơ bộ tiên lượng cuộc đẻ.
3. Xét nghiệm
-Công thức máu (Hb, Hct).
-Protein niệu.
-Siêu âm thai để đánh giá sự phát triển của thai, ngôi thai, rau, ối.
-Sàng lọc đái đường trong thời kỳ có thai.
-Bổ sung các xét nghiệm khác nếu thấy cần thiết.
4. Trong trường hợp có chỉ định
Bác sĩ sẽ sàng lọc lần hai để phát hiện đái tháo đường trong thời kỳ có thai ở tuần thai thứ 24, nếu có những yếu tố nguy cơ như đã nêu (béo phì, tiền sử gia đình); trong trường hợp Rh (-), làm test kháng thể kháng D và kháng thể kháng Rh trong lần thăm khám tiếp theo.
5. Tư vấn và giáo dục sức khoẻ
Nghe tư vấn về các dấu hiệu và triệu chứng đe doạ chuyển dạ sớm; các vấn đề liên quan tới gia đình/ hỗ trợ xã hội/ hỗ trợ của người chồng, bạn đời.
6. Tiêm chủng và phòng bệnh
Tiêm vắc-xin phòng cúm (trong mùa cúm), uốn ván.
7. Nghe tư vấn và giáo dục sức khoẻ
-Kế hoạch hoá gia đình sau khi sinh, tư vấn triệt sản; đếm cử động của thai nhi (ít nhất 5 lần trong một giờ, nếu cử động thai yếu cần đi khám); các vấn đề liên quan tới công việc; sự phát triển của thai nhi.
-Đi lại (nên tránh di chuyển, đi lại bằng đường hàng không/ đi lại khoảng cách xa sau 32 tuần thai);
-Các vấn đề liên quan tới lao động và sinh nở, sự sợ hãi; các dấu hiệu đe doạ của tiền sản giật (đau đầu, nhìn mờ, đau vùng thượng vị – trường hợp này cần có các thăm khám y tế phù hợp, kịp thời).
-Các vấn đề sau đẻ; các vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh, các triệu chứng trong giai đoạn sau của thai kỳ; tránh thai sau đẻ; đến cơ sở y tế khi xuất hiện các dấu hiệu/ triệu chứng chuyển dạ, v.v…
-Tiêm phòng sau sinh; biết cách hồi sức cho trẻ; quản lý sau sinh, các vấn đề liên quan tới chuyển dạ và sinh đẻ.
8. Tiêm chủng và phòng bệnh
-Tiêm mũi nhắc lại uốn ván rốn (nếu chưa tiêm đủ 2 mũi).
– Tiêm vắc-xin phòng cúm (trong mùa cúm).
-Bổ sung sắt nếu có thiếu máu thiếu sắt
Theo hanhphucgiadinh.vn
Sự phát triển của Y học ngày càng chứng minh sự cần thiết của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ trong quá trình mang thai, cho con bú để giúp em bé được phát triển toàn diện nhất từ những năm tháng đầu đời. Lựa chọn đúng các loại viên uống bổ sung cho bà bầu là biện pháp giúp chống lại tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai và giúp cho bà bầu và thai nhi có được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống.