Đi ngoài ra máu thường được xem là một dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ, tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý khác như áp xe, rò hậu môn, nứt hậu môn… Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải được chẩn đoán sớm để xác định đúng bệnh lý.
Đi ngoài ra máu tươi do trĩ có biểu hiện gì?
Máu đỏ tươi thường là dấu hiệu của bệnh trĩ. Trong khi đó, máu sẫm màu hơn có nghĩa là đã xuất phát từ trên ống hậu môn và thường không phải từ bệnh trĩ. Chảy máu do trĩ bao gồm trĩ nội hoặc ngoại. Chảy máu do trĩ sẽ dẫn đến tình trạng có máu tươi trong phân, trong bồn cầu và trên giấy vệ sinh. Nhiều bệnh nhân còn bị giật mình khi thấy tia máu tươi bắn ra khi đi tiêu.
Có hai loại dây thần kinh riêng biệt ở hậu môn: dây thần kinh nội tạng truyền cảm giác áp lực, và dây thần kinh soma dẫn truyền các cơn đau. Đây là lý do tại sao bệnh trĩ nội, bị ảnh hưởng bởi các dây thần kinh nội tạng, bệnh nhân sẽ thấy đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau. Trong khi bệnh trĩ ngoại, bị ảnh hưởng bởi các dây thần kinh soma nên thường rất đau đớn.
Nếu đi ngoài ra máu do trĩ không được điều trị, bệnh nhân có thể sẽ bị ngứa, nóng rát và có thể bị đau trực tràng trong quá trình đi tiêu.
Ngoài ra, chảy máu lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng mất máu, bệnh nhân trĩ có thể bị thiếu máu và thiếu sắt. Đối với một số người, chảy máu do bệnh trĩ có thể cực kỳ nghiêm trọng đến nỗi bồn cầu bị ngập trong máu sau mỗi lần đại tiện. Nhưng đối với hầu hết những người mắc bệnh trĩ, chảy máu do bệnh trĩ thường rất ít, nếu có.
Nói chung, bệnh nhân trĩ sẽ trải qua tình trạng đau đớn khi các tĩnh mạch ở khu vực trực tràng và hậu môn bị sưng lên. Một số người đã ví tình trạng này với chứng giãn tĩnh mạch xảy ra theo tuổi tác. Trong khi một số loại bệnh trĩ có thể tự khỏi sau khi điều trị tại nhà, một số trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
Tình trạng chảy máu sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn bị táo bón, hoặc kích thước phân quá lớn hoặc quá cứng. Chảy máu trĩ có thể gây ra sự bất tiện lớn, chưa kể đến sự bối rối, đối với nhiều người mắc bệnh.
Phản ứng ban đầu của bệnh nhân thường là hoảng loạn, suy nghĩ về một căn bệnh khủng khiếp nào đó. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ nói rằng bạn đang bị chảy máu do trĩ và bạn có thể thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đang mắc các loại bệnh lý khác. Vì vậy tốt hơn hết là khi gặp bất kỳ loại chảy máu trực tràng nào, bạn đều nên đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán thích hợp.
Nguyên nhân chảy máu khi đi tiêu do trĩ
Rặn mạnh khi đi tiêu do táo bón thường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Vì vậy việc ngăn chặn táo bón sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Các búi tĩnh mạch bị chùn dãn ở ống hậu môn và trực tràng cũng là yếu tố góp phần gây ra chảy máu trĩ. Tất cả các vấn đề trên chủ yếu là do phân cứng đi qua trực tràng. Cuối cùng, tất cả các triệu chứng này đều xuất phát từ nguyên nhân căn bản là có chế độ ăn uống không phù hợp.
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ là chảy máu đỏ tươi bao phủ phân, trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể nhô ra khỏi hậu môn gây ra tình trạng sa búi trĩ. Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại bao gồm sưng đau hoặc vón cục quanh hậu môn.
Một số yếu tố khác có thể dẫn đến sự hình thành bệnh trĩ bao gồm thói quen đi cầu không đều (táo bón hoặc tiêu chảy ), tập thể dục, dinh dưỡng không đúng cách (chế độ ăn ít chất xơ), áp lực trong bụng quá mức (rặn mạnh kéo dài), mang thai, lão hóa…. Các yếu tố khác làm tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng dẫn đến bệnh trĩ bao gồm béo phì và ngồi trong thời gian dài.
Khi mang thai, áp lực từ thai nhi lên bụng và thay đổi nội tiết tố khiến các mạch máu trĩ to lên. Sinh con cũng dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng. Điều trị phẫu thuật hiếm khi cần thiết, vì các triệu chứng thường giải quyết sau khi sinh
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng góp phần gây ra tình trạng chảy máu khi đi tiêu bao gồm:
- Van hoặc tĩnh mạch hậu môn và trực tràng cực kỳ yếu
- Táo bón nặng
- Rặn mạnh khi đi tiêu
- Tiêu thụ quá nhiều caffeine hoặc đồ uống có cồn
- Tăng huyết áp
- Tăng áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng do trương lực cơ không đúng
- Tư thế cơ bắp không đúng cách như ngồi lâu trên bệ xí
Điều trị đi ngoài ra máu do trĩ như thế nào
☛Bắt đầu uống nhiều nước hàng ngày – ít nhất sáu đến tám ly. Phân cứng trong trực tràng kích thích tĩnh mạch trực tràng và nước giúp làm mềm phân.
☛Ăn nhiều chất xơ. Chất xơ hoạt động như một miếng bọt biển hấp thụ nhiều chất lỏng hơn cho phân và giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.
☛Chia nhỏ các bữa ăn và chọn thực phẩm lành mạnh, đặc biệt vào rau và trái cây. Hạn chế các bữa ăn nhanh với nhiều dầu mỡ và calo.
☛Hãy bổ sung thực phẩm có chứa các loại thảo mộc giúp tăng cường sức khỏe mạch máu và cải thiện tiêu hóa.
☛Thường xuyên làm sạch trực tràng bằng dung dịch thuốc xổ đóng gói sẵn để loại bỏ tạp chất và độc tố.
☛Ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau và giảm chảy máu.
☛Dùng kem thoa giúp co búi trĩ, giúp ngăn ngừa chảy máu hậu môn. Hiện nay loại kem bôi trĩ thế hệ mới có chiết xuất từ ngải cứu, cúc tần, lá lốt, lá sung, nghệ… là những tinh chất đã được chứng minh là co trĩ hiệu quả, giúp chấm dứt đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Loại kem bôi này có chiết xuất từ thiên nhiên nên khắc phục được nhược điểm của các loại kem khác là không gây mỏng da nếu dùng lâu ngày, nếu quá lạm dụng thuốc có thể gây phản tác dụng khiến cho tình trạng viêm nhiễm ở búi trĩ thêm nặng.
Phẫu thuật được dành riêng cho những trường hợp nặng hơn, không cải thiện tình trạng khi thực hiện theo các biện pháp này.
➤ Xem thêm: Review 4 loại thuốc bôi trĩ tốt nhất hiện nay
Theo hanhphucgiadinh.vn