Chế độ ăn uống của bé cần đa dạng và cân bằng vì điều này sẽ giúp bé lớn lên thành một đứa trẻ và một người lớn khỏe mạnh bằng cách cung cấp đầy đủ số lượng tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhũ nhi. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho bé, mời ba mẹ cùng tham khảo.
1. Tại sao có được một hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh là quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em
Việc có hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh là điều cần thiết vì nó làm giảm cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm chiếm đường ruột, nó giúp tăng cường sự hấp thu các chất dinh dưỡng nhất định cho cá nhân và lợi ích cho hệ thống miễn dịch.
Hơn nữa, một số loài vi khuẩn có liên quan đến các rối loạn đặc biệt (chẳng hạn như bệnh tự kỷ), rối loạn tiêu hóa (bao gồm cả ung thư đại trực tràng, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn), tiêu chảy do kháng sinh và tiêu chảy cấp.
Ví dụ, có bằng chứng tốt cho thấy chủng probiotic được gọi là Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ phát triển bệnh tiêu chảy do kháng sinh và giảm thời gian tiêu chảy cấp ở trẻ em
2. Những thay đổi lớn nào xảy ra ở đường tiêu hóa trong lúc sinh ra và vài năm đầu của cuộc sống
Sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có thể được mô tả trong ba giai đoạn.
- Giai đoạn đầu tiên là quá trình sinh nở và vài giờ đầu tiên sau khi chào đời, trong thời gian đó trẻ sơ sinh tiếp xúc với các vi sinh vật của bà mẹ và vi sinh vật môi trường.
- Giai đoạn thứ hai là sự nối tiếp các vi khuẩn trong thời gian cho ăn hoàn toàn bằng sữa.
- Giai đoạn thứ ba bao gồm việc bổ sung các thực phẩm đặc vào chế độ ăn của trẻ nhũ nhi (tức là ăn dặm).
Sự biến đổi của các vi khuẩn đường ruột thường được cho là ổn định ở khoảng 2 tuổi
3. Có sự khác biệt trong vi khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ bú sữa mẹ và trẻ dùng sữa công thức không
Có sự khác biệt rõ ràng trong hệ vi sinh vật của trẻ nhũ nhi bú sữa mẹ và trẻ dùng sữa công thức. Các vi khuẩn trong ruột của trẻ nhỏ bú sữa mẹ ít đa dạng hơn so với hệ vi khuẩn của trẻ nuôi bằng sữa công thức. Loại vi khuẩn chính trong ruột của trẻ bú sữa mẹ là bifidobacteria, trong khi trẻ nhũ nhi nuôi bằng sữa công thức có hệ vi khuẩn đường ruột đa dạng hơn.
Tuy nhiên, sự phát triển trong các công thức sữa tiên tiến đưa đến việc bổ sung prebiotics. Đây là những thành phần thực phẩm không tiêu hóa có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng và hoạt động của vi khuẩn trong hệ tiêu hóa được cho là có lợi cho sức khỏe.
Những phát triển trong sữa công thức, cùng với phân tích vi sinh được cải thiện, có thể giải thích lý do tại sao các nghiên cứu được công bố nhiều hơn gần đây (trong 20 năm qua) thường cho thấy ít có khác biệt hơn giữa hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ bú sữa mẹ và trẻ dùng sữa công thức (đặc biệt là liên quan đến lượng của khuẩn bifidobacteria)
4. Khi nào các vi khuẩn đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở đường tiêu hóa
Đường ruột của trẻ chưa sinh được cho là vô trùng, các vi khuẩn bắt đầu xuất hiện trong quá trình sinh nở hoặc ngay lập tức sau sinh (tùy thuộc vào cách sinh). Vì vi khuẩn được phát hiện trong nhau thai và nước ối, ngày nay các nhà khoa học nghĩ rằng đường ruột của bào thai có thể chứa vi khuẩn
5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến số lượng và sự đa dạng của các vi khuẩn hiện diện trong đường tiêu hóa của trẻ nhũ nhi
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự khu trú sớm của vi khuẩn trong đường ruột trẻ nhũ nhi bao gồm tuổi thai, phương thức sinh, sự phơi nhiễm với vi khuẩn và sự hình thành các gien di truyền của trẻ nhũ nhi.
Trẻ sinh non hoặc sinh rất nhẹ cân có xu hướng trì hoãn sự khu trú vi khuẩn đường ruột và hệ vi khuẩn ít đa dạng. Điều này có thể một phần là kết quả của sử dụng kháng sinh ở trẻ nhũ nhi sinh non. Sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng và vi khuẩn đường ruột của người mẹ cũng có thể là những yếu tố quan trọng
6. Những gì mẹ ăn trong thời gian mang thai ảnh hưởng thế nào với nguy cơ béo phì của con khi trưởng thành
Khi một bào thai phải đối mặt với lượng dinh dưỡng không đầy đủ, nó có thể tự thích ứng để đảm bảo cho các chất dinh dưỡng đáp ứng đúng nhu cầu sống còn của các cơ quan quan trọng, như não, tim, tuyến thượng thận và nhau thai.
Nhưng điều này có thể có nghĩa là các cơ quan khác, chẳng hạn như tủy xương, cơ, phổi, đường tiêu hóa và thận, không nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Mặc dù chiến lược sống còn này là thuận lợi cho bào thai khi đang ở trong bụng mẹ, người ta cho rằng trẻ có thể có một bất lợi sau này trong đời khi được cung cấp lượng dinh dưỡng dư dật.
Bà mẹ bị béo phì trong thời kỳ mang thai có nhiều khả năng có mức độ đường trong máu cao làm tăng cân nặng lúc sinh. Điều này, lần lượt, có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ khi trưởng thành. Các nghiên cứu động vật cho rằng sự gia tăng sự thèm ăn có thể được lập trình trong tử cung (trong bụng mẹ). Điều có thể tạo nên một vòng luẩn quẩn của béo phì ở bà mẹ dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ em.
7. Nếu em bé được sinh ra với một cân nặng lúc sinh thấp thì việc ‘bắt kịp’ cân nặng nhanh chóng trong năm đầu tiên có lợi cho bé không
Trẻ sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai, khi tăng cân nhanh chóng (tăng trưởng ‘ bắt kịp ‘) trong 6-12 tháng đầu đời có thể phát triển với cân nặng cơ thể gia tăng hoặc mập béo trong cuộc sống sau này. Sẽ có lợi khi việc tăng cân trong giai đoạn thơ ấu với tốc độ chậm, phù hợp với những đường cong tăng trưởng tiêu chuẩn (tức là theo dõi trên đường cong so với biểu đồ tăng trưởng).
8. Có phải cân nặng lúc sinh liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong cuộc sống sau này
Tăng trưởng kém của bào thai làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ trong cuộc sống sau này, nhưng nguy cơ trên lớn hơn nhiều trong những người thừa cân hoặc béo phì trong cuộc sống trưởng thành. Một chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất và hoạt động thể chất không đầy đủ sẽ gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
9. Có phải trẻ bú bình có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hơn so với trẻ bú sữa mẹ
Không có chứng cứ trực tiếp để hỗ trợ cho điều này. Tuy nhiên, các em bé có số cân nặng lớn trong 3 tháng đầu đời sẽ có nhiều nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa (một nhóm các yếu tố, chẳng hạn như cao huyết áp, cholesterol cao và béo phì, kết hợp với nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp2 và bệnh tim)
10. Tại sao các em bé khi sinh có cân nặng thấp, khi lớn trở thành những người bị quá cân thì có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nguy cơ bệnh tim và đột quỵ gia tăng ở những trẻ sinh thiếu cân và thừa cân khi lớn được cho là ảnh hưởng bởi gia tăng nguy cơ huyết áp cao và phát triển bất thường nồng độ lipid (chất béo) trong máu (được gọi là kiểu hình lipoprotein xơ vữa). Việc này có khả năng xảy ra ở trẻ em mà lúc sinh có cân nặng thấp nhưng sau đó tăng cân nhanh chóng trong thời kỳ đầu đời (1-5 tuổi). Tăng trưởng của bào thai kém cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thận, làm cho việc tạo nên thế hệ con cái nhạy cảm hơn với bệnh tăng huyết áp do muối.
11. Trẻ em hiện nay cao hơn so với thế hệ trước, điều này có ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh tim mạch
Người lớn có chiều cao thấp có liên quan với nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn 55% trong cuộc sống sau này so với người có chiều cao cao hơn. Chiều cao phần lớn được quyết định bởi sự tăng trưởng trong 2 năm đầu đời. Chiều cao gia tăng cũng liên quan với huyết áp thấp hơn trong cuộc sống trưởng thành
12. Dinh dưỡng dẫn đến tăng nguy cơ ung thư như thế nào
Dinh dưỡng đầu đời có thể ảnh hưởng nguy cơ ung thư bằng cách chọn lọc đối với phôi có gien đặc trưng có khả năng mắc ung thư. Chế độ ăn của mẹ dưới điều kiện tốt nhất có thể thay đổi mã ngoại di truyền. Mã ngoại di truyền được cho là thêm một lớp bên ngoài trên đầu của gien (ADN) mà nó có thể kiểm soát được nút tắt hoặc mở của gien. Sự thay đổi đối với mã ngoại di truyền không làm thay đổi cấu trúc cơ bản của ADN, một gien đã có những thay đổi ngoại di truyền sẽ vẫn tạo ra các protein tương tự, nhưng những thay đổi này có thể ảnh hưởng khi gien được bật nút mở ra, và số lượng protein gien làm ra. Dinh dưỡng đầu đời có thể ảnh hưởng nguy cơ ung thư trong cuộc sống sau này bằng cách tác động trên khối mỡ của cơ thể và nhiễm tiếp xúc với hoóc môn.
13. Các khía cạnh nào của dinh dưỡng và lối sống trẻ em có thể ảnh hưởng lên sức khỏe xương của trẻ
Có chứng cứ tin cậy cho thấy rằng canxi và vitamin D cần thiết cho sự phát triển xương đầy đủ trong thời thơ ấu và niên thiếu. Chứng cứ cho thấy trẻ em với lượng canxi hoặc nồng độ vitamin D lớn hơn có xương rắn chắc hơn (mật độ xương cao hơn). Chứng cứ cho thấy hoạt động thể lực ở trẻ nhũ nhi và trẻ em ảnh hưởng có lợi cho khối lượng xương ở cuối thời thơ ấu. Trẻ em vận động thể chất thường xuyên có xu hướng có xương cứng cáp hơn (khoáng hóa xương nhiều hơn).
14. Có chứng cứ nào cho thấy trẻ nuôi bằng sữa mẹ ít có khả năng mắc bệnh loãng xương hơn trẻ dùng sữa công thức
Nghiên cứu cho thấy sự phát triển xương có thể được ảnh hưởng bởi mô hình khác nhau của viêc cho ăn ở trẻ nhũ nhi trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, không có sự khác biệt trong sức mạnh của xương ở trẻ đã bú sữa mẹ so với trẻ đã nuôi bằng sữa công thức. Việc so sánh giữa trẻ bú mẹ và bú bình cũng có thể phụ thuộc vào hàm lượng canxi trong sữa công thức. Tất cả các sữa công thức dành cho trẻ nhỏ ở Anh chứa hàm lượng canxi ấn định do Hướng dẫn của Châu Âu (từ 50 đến140 mg canxi mỗi 100 kcal [419 kJ]) (xem sữa công thức cho trẻ nhỏ và sữa công thức tiếp theo (Anh quốc) quy định 2007. (www.legislation.gov.uk/uksi/2007/ 3521/contents/made)
15. Có nên cho trẻ làm quen với thực phẩm có khả năng gây dị ứng bị trì hoãn trong giai đoạn ăn dặm
Các dị ứng phổ biến nhất là protein sữa bò, trứng, đậu nành, lúa mì, các loại hạt và tôm cua. Không có chứng cứ thuyết phục cho thấy việc trì hoãn giới thiệu các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng sẽ làm giảm khả năng của dị ứng thực phẩm và bệnh dị ứng. Tại Anh, lời khuyên của Bộ Y tế là sữa bò nguyên kem thì không thích hợp dùng như thức uống chính cho trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi.
Tuy nhiên, có thể được sử dụng trong thức ăn chế biến sẵn cho các em bé trên 6 tháng tuổi. Khi hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ, không nên cho bé ăn lúa mì (bao gồm cả các loại thực phẩm như bánh mì, mì ống và ngũ cốc ăn sáng), trứng, cá và tôm cua, và pho mát mềm và chưa được tiệt trùng trước 6 tháng tuổi. Thực phẩm có chứa lúa mì, trứng nấu chín, cá (trừ cá mập, cá cờ và cá kiếm) và pho mát mềm làm bằng sữa tiệt trùng có thể dùng được từ 6 tháng tuổi. Đậu phộng hoặc các loại đậu hoặc hạt khác (hoặc các loại thực phẩm khác có chứa các loại này) thì không nên cho bé ăn cho đến khi 6 tháng tuổi.
16. Những chất dinh dưỡng nào quan trọng đối với phụ nữ đang cho con bú
Nếu cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, trong 6 tháng đầu tiên cho con bú, phụ nữ cần thêm 330 calo mỗi ngày. Lượng năng lượng này nhiều hơn một ít so với lượng 200 calo mà phụ nữ cần trong ba tháng cuối của thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú còn cần nhiều chất dinh dưỡng hơn cả khi mang thai. Khi cho con bú, phụ nữ cần gia tăng ăn vào vitamin A, vitamin D, vitamin B 2, vitamin B 12, canxi, magiê và kẽm. Có thể đạt được đầy đủ các chất dinh dưỡng này bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống đa dạng lành mạnh, ngoại trừ vitamin D. Phụ nữ cho con bú nên tiếp tục uống bổ sung hàng ngày 10 microgram vitamin D.
Folate là một trong những chất dinh dưỡng thường được tìm thấy có lượng thấp trong chế độ ăn của phụ nữ cho con bú. Bằng chứng cho thấy rằng mức độ folat trong sữa mẹ được duy trì bởi việc tiêu hao lượng folat dự trữ của người mẹ. Khi phụ nữ không có bổ sung axit folic trong thai kỳ, có khả năng mức độ folat của họ sẽ thấp khi cho con bú.
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng cao nên rất khó để bổ sung đầy đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, mẹ cho con bú được khuyên dùng thêm thuốc bổ chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú (như Procare) mỗi ngày.
17. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần bao nhiêu nước
“Chất lỏng” không chỉ bao gồm nước từ vòi nước hoặc nước đóng chai, mà còn từ các đồ uống khác có chứa nước như chè (trà), cà phê, sữa, nước trái cây và nước giải khát.
Phụ nữ mang thai được khuyên không nên uống quá 200 mg caffein mỗi ngày. Điều này tương đương với khoảng hai cốc cà phê hòa tan hoặc khoảng hai cốc rưỡi chè (trà).
Các loại thực phẩm cũng có thể cung cấp nước – trung bình thực phẩm cung cấp khoảng 20% tổng lượng chất lỏng. Số lượng nước cần thiết cho người lớn phụ thuộc vào nhiều thứ trong đó có mức độ hoạt động thể chất và thời tiết, nhưng nói chung người lớn nên uống khoảng 1,2 lít (6-8 ly) nước mỗi ngày.
Khi mang thai, phụ nữ cần nhiều nước hơn một chút, và khi cho con bú sẽ cần nhiều hơn đáng kể. Các yêu cầu bổ sung được ước lượng là 0,3 lít nước mỗi ngày (khoảng 2 ly) trong khi mang thai và từ 0,7 đến 1,1 lít nước mỗi ngày (khoảng 6 ly) trong thời gian cho con bú.
18. Thời gian nào là tốt nhất để cho trẻ nhũ nhi tuổi ăn dặm chuyển sang thức ăn đặc
Bộ Y tế Vương Quốc Anh hiện đang khuyến cáo rằng ăn dặm nên bắt đầu từ khoảng 6 tháng. Cho con bú (và / hoặc thức ăn thay thế sữa mẹ, nếu được sử dụng) nên tiếp tục sau 6 tháng đầu, cùng với các loại và số lượng thức ăn đặc thích hợp. Mặc dù có đề nghị này, nhưng trong báo cáo của Vương quốc Anh hầu như tất cả các bà mẹ (hơn 99%) thường bắt đầu cho con ăn các loại thực phẩm khác trước 6 tháng, thường bởi vì họ cho rằng con của họ bị đói và không no khi chỉ bú sữa mẹ.
19. Các chất dinh dưỡng nào quan trọng nhất để đưa vào chế độ ăn dặm và chế độ ăn uống cho trẻ nhũ nhi
Các axit béo chuỗi dài nên được bao gồm trong chế độ ăn dặm vì đây là những chất quan trọng cho sự phát triển não bộ. Sự phát triển não bộ nhanh chóng xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ và năm đầu tiên sau khi sinh. Cá béo là nguồn chứa rất nhiều các axit béo chuỗi dài.
Bé trai có thể cần đến bốn khẩu phần cá béo (như cá thu, cá hồi và cá mòi) mỗi tuần, nhưng bé gái không nên ăn nhiều hơn hai khẩu phần một tuần. Điều này là do cá béo có thể chứa hàm lượng thấp các chất ô nhiễm có thể tích tụ trong cơ thể và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tiềm tàng trong tương lai của con cái của bé gái, điều này đã được hình thành sẵn như trứng trong hệ thống sinh sản của bé gái.
Vitamin D cũng được tìm thấy trong cá béo. Tuy nhiên, hầu hết vitamin D chúng ta thu được là từ ánh sáng mặt trời phản ứng trên da, vì vậy chơi đùa ngoài trời cần được khuyến khích. Bộ Y tế cũng khuyến cáo vitamin dạng giọt cho trẻ nhũ nhi từ 1 tháng đến 5 tuổi. Trẻ em được cho ăn sữa công thức dành cho trẻ nhũ nhi hơn 500 ml mỗi ngày không cần phải uống các vitamin nầy cho đến lúc bé ăn dặm và không dùng sữa công thức nữa.
Các chất dinh dưỡng khác như sắt và kẽm rất quan trọng cho sự phát triển trẻ nhũ nhi. Thiếu sắt có thể làm chậm trễ sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Cơ thể con người có thể hấp thụ dễ dàng sắt có trong thịt và cá hơn là sắt được tìm thấy trong thức ăn thực vật. Trẻ không ăn thịt hoặc cá nên được cho ăn thường xuyên thức ăn chứa sắt khác (ví dụ như rau màu xanh đậm, bánh mì, đậu, đậu lăng, và trái cây sấy khô như mơ, vả, mận).
Kẽm rất quan trọng để tạo các tế bào mới và men, chữa lành vết thương và giúp cơ thể chuyển hoá carbohydrate, chất béo và protein trong thực phẩm. Trẻ nhũ nhi có nguy cơ cao thiếu sắt và kẽm nếu ăn dặm các loại thực phẩm thiếu thịt.
Theo Viện Dinh dưỡng Anh Quốc
Nguồn: https://www.nestlenutrition-institute.org/country/vn/