“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là ưu tiên hàng đầu của rất nhiều mẹ khi nhắc đến dịch bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là khi nhà có con nhỏ thì chuyện này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Thế nhưng phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ thì phải làm như thế nào cho chính xác thì không phải mẹ nào cũng biết?
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là tình trạng sốt cấp tính do virus Dengue gây ra, được truyền cho người qua vết cắn của trung gian muỗi vằn Aedes aegypti mang virus, với đặc trung là sốt cao đột ngột, đau mỏi, phát ban xuất huyết.
Vì đây là bệnh được lan truyền thông qua vật chủ trung gian là muỗi nên nó rất dễ bùng phát thành dịch bệnh, đặc biệt là khi những con virus này có khả năng được di truyền lại cho thế hệ muỗi sau và tiếp tục lây lan trong cộng đồng. Trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất khi các bé có khuynh hướng hoạt động, tiếp xúc với các môi trường đông đúc như trường học, nhà trẻ, công viên,..mà thiếu sự phòng bị cho bản thân.
Xem chi tiết: Sốt xuất huyết là gì? Cách điều trị và phòng tránh
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở bé
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở bé khá đa dạng và phức tạp, thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn sốt
Ở giai đoạn này trẻ sốt cao đột ngột liên tục, quấy khóc nhiều. Với các trẻ lớn hơn chán ăn, buồn nôn, nhức đầu, da sung huyết, đau cơ, đau khớp. hai hố mắt đau nhức, có chấm huyết dưới da, xuất hiện chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm.
Giai đoạn nguy hiểm
Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh rơi vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh. Trẻ có dấu hiệu như:
- Trẻ có thể còn sốt hoặc giảm sốt
- Thoát huyết tương do tính thấm thành mạch kéo dài từ 24 – 48 giờ
- Có thể tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù nề mi mắt, gan to
Nếu bị thoát huyết tương nhiều có thể dẫn tới sốc với các biểu hiện như:
- Vật vã, li bì
- Lạnh đầu chi
- Da lạnh ẩm
- Mạch nhanh nhỏ
- Huyết áp kẹt, hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp
- Tiểu ít
- Xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da, các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong 2 cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc có mảng tím bầm
- Có hiện tượng xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, tiểu ra máu
Giai đoạn phục hồi
Sau giai đoạn nguy hiểm 48 – 72 giờ trẻ thường hết sốt, có cảm giác thèm ăn, huyết áp ổn định, đi tiểu nhiều. Khi xét nghiệm máu số lượng bạch cầu trong máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ ssoots, số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường.
Cha mẹ cần lưu ý, khi chăm sóc bé cần tuyệt đối tránh dùng Aspirin để hạ sốt, vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây xuất huyết sớm và nặng hơn. Không cạo gió. Cần nhập viện ngay nếu có các dấu hiệu
- Sốt quá cao
- Xuất huyết lan rộng
- Chảy máu cam
- Chảy máu chân răng
- Tay chân lạnh
- Trẻ đang tỉnh táo bỗng lừ đừ, vật vã
- Đau bụng dữ dội
- Da đổi màu
Xem chi tiết: Các dấu hiệu giúp nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ
Phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé yêu
Chính vì hiểu được cơ chế truyền bệnh của virus Dengue gây sốt xuất huyết mà các mẹ có thể phòng bị cho bé với những lưu ý sau :
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nơi đông người
Việc tiếp xúc với nhiều người khi dịch bệnh đang hoành hành tiềm ẩn nguy cơ rất lớn khả năng bị lây nhiễm, đặc biệt là khi những người mang trong mình mầm bệnh lẫn vào đám đông tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi lan truyền virus. Do vậy các mẹ cần hạn chế cho bé vui chơi, hoạt động tại các khu vực công cộng như công viên, trung tâm thương mại, thang máy,…
Tuy nhiên việc này cũng rất khó thực hiện được 100% khi bé còn phải đi học, đến trường hàng ngày.
Sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa muỗi đốt
Đây là phương án được nhiều mẹ sử dụng nhất để vừa bảo vệ sức khỏe bé yêu vừa giúp bé có thể thoải mái đến trường lớp. Các sản phẩm này trên thị trường rất đa dạng từ mẫu mã, bao bì đến cách sử dụng, dạng bào chế. Do đó mẹ cần lưu ý lựa chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín cũng như phù hợp với cơ địa của bé.
Ngoài ra các sản phẩm này chỉ phù hợp với trẻ trên 4 tuổi, không sử dụng cho các bé dưới 6 tháng tuổi cũng như hạn chế để sản phẩm tiếp xúc với các vùng da nhạy cảm như mắt hay các vết thương hở. Ưu tiên xịt lên quần áo thay vì trực tiếp lên da bé vì khả năng kích ứng luôn tiềm ẩn.
Giữ cho nhà luôn sạch sẽ, thoáng mát
Muỗi sinh sôi chủ yếu ở các khu vực ẩm thấp do vậy tuyệt đối không để cho căn nhà bị ấm mốc, nhất là vào mùa mưa. Không để ao tù nước đọng và hạn chế bụi rậm xung quanh.
Sử dụng các loại máy khuếch tán tinh dầu như tràm, xả, bạc hà,…để xua đuổi muỗi cũng như giữ cho căn nhà luôn thơm tho, sạch sẽ. Đảm bảo bé được vui chơi, tự do mà không lo sốt xuất huyết.
Bổ sung Vitamin C
Tuy hiện nay có rất nhiều sản phẩm hay tips để các mẹ sử dụng cho bé yêu nhằm phòng tránh bệnh sốt xuất huyết nhưng không phải cách nào cũng tối ưu và nguy cơ bé bị lây bệnh vẫn luôn thường trực.
Do đó cách hữu hiệu nhất đó là xây dựng cho bé một sức đề kháng khỏe mạnh, một hệ miễn dịch vững chắc cũng như bảo vệ thành mạch của bé trước các tác nhân có hại, điển hình là sốt xuất huyết. Và Vitamin C chính là “ vị anh hùng nhỏ nhưng có võ” giúp bé nâng cao thể trạng, bảo vệ con yêu khỏi dịch bệnh bùng phát.
Vitamin C bản chất là một loại vitamin dễ tan trong nước, là thành phần quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, duy trì các mô liên kết và tạo sức bền cho thành mạch, giảm nguy cơ xuất huyết nơi trẻ nhỏ. Ngoài ra Vitamin C cũng có công dụng tuyệt vời trong việc nâng cao sức đề kháng, tạo ra một hệ miễn dịch chắc khỏe cho bé.
Xem thêm: Các phương pháp điều trị sốt xuất huyết