Quả nhãn giúp chữa bệnh trĩ ngoại mới mắc
Điều trị bệnh trĩ ngoại từ cây lá quanh nhà được xem là cách trị bảo tồn, không tác dụng phụ, tự nhiên, rất thích hợp cho bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ, giúp dự phòng tái phát. Bên cạnh các vị thuốc chữa trĩ ngoại quen thuộc như rau diếp cá, quả sung, hoa hòe… bài viết này xin giới thiệu đến bạn đọc những loại cây lá hay trái cây quen thuộc quanh nhà có thể dùng để chữa trĩ ngoại khi bệnh vừa mới mắc phải.
Nếu quan tâm đến các bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại từ rau diếp cá, hoặc các cách tự chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà khác, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết với nhiều thông tin chi tiết và bổ ích dưới đây
Mục lục
1. Trắc bách
Trắc bách diệp giúp chữa trĩ ngoại, máu nhỏ thành giọt
Theo GS.Đỗ Tất Lợi, cây Trắc bách còn gọi là Trắc bá. Trắc bách là cây thân mộc, có thể cao tới gần chục mét. Thân gồm nhiều cành phân thành nhóm nhỏ xu thế chủ yếu theo phương thẳng đứng hơn là đâm ngang. Lá mọc đối, dẹp hình vảy, cứng và hơi nhám. Trắc bách là loài cây thuộc loại khỏa tử noãn trần gồm các vảy cứng xếp quanh thành hình ống nhỏ hướng thiên. Hạt xếp đều trong các nang noãn, to, chắc mẩy hơn hạt vừng.
Trắc bách được trồng làm cảnh (là cây dễ tạo dáng theo thế cảnh) và được trồng làm thuốc. Trắc bá diệp có thể thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất là qua hè sang thu là lúc nhựa luyện có độ đậm cao. Bá tử nhân thu hoạch vào cuối thu sang đông là lúc hạt già và chắc mẩy.
Trắc bách cho hai vị thuốc: lá (gọi là trắc bách diệp); hạt (gọi là bá tử nhân).
Trắc bách diệp: có vị đắng, tính hơi hàn, vào ba kinh: phế, can, đại trường, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết; dùng để chữa chứng khái huyết, thổ huyết, đổ máu cam, lỵ, trĩ, đại tiện ra huyết.
Bá tử nhân: có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh: tâm và tỳ; có tác dụng bổ tâm, tỳ, an thần, định chí, cầm mồ hôi, dùng để chữa các chứng hồi hộp mất ngủ, hay quên, tâm phiền, lợi niệu, nhuận táo. Bá tử nhân còn được dùng làm vị thuốc ích khí dưỡng huyết.
Phương thuốc chữa trĩ ngoại, tiện huyết (máu nhỏ thành giọt) từ trắc bá diệp
Thành phần: thăng ma 16g, bạch thược 8g, thục địa 16g, cam thảo 4g, trắc bách diệp (sao cháy) 16g, hoàng bá 4g, đương quy 12g, táo tàu 3 quả, kinh giới (sao cháy) 16g, chi tử 4g, hoàng kỳ 8g.
Cách dùng: Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, xa bữa ăn 30 phút. Có thể uống thêm nước rau má sống, 2 ngày 1 bát.
Kiêng: rau muống, các chất cay nóng: ớt, rượu, thịt chó.
2. Cây la rừng
Lá la rừng giúp chữa trĩ ngoại mới mắc
Cây la rừng còn có tên là cây ngoi, cà hôi, phô hức, dã yên diệp, giả yên diệp… Là loại cây nhỡ, cành non tỏa rộng. Cành và lá phủ lông dày hình sao, màu vàng nhạt hoặc vàng xám. Lá mọc cách, hình thuôn, hai đầu nhọn, mép nguyên, cuống lá dài 2 – 4 cm, cả hai mặt đều có lông mịn, mặt dưới lông dày hơn, hai mặt lá có màu khác nhau. Cụm hoa hợp thành xim, phân nhiều nhánh, phủ đầy lông nhung mềm, tràng hoa màu vàng nhạt. Quả nhỏ, mọng, hình cầu, bên trong rất nhiều hạt có vân mạng, đường kính 2mm. Lá cây khi vò có mùi thơm phảng phất như mùi hồng bì. Cây mọc hoang khắp các tỉnh miền Bắc, thường gặp ở bãi hoang, nương rẫy, chỗ nhiều ánh nắng.
Theo y học cổ truyền, cánh lá cây la rừng có vị cay, tính bình. Có tác dụng sát trùng, tiêu thũng, chỉ huyết (cầm huyết). Dùng chữa ung nhọt sung thũng, thống phong (gút), phụ nữ băng huyết, đòn ngã tổn thương, đau răng, loa lịch (sưng hạch ở cổ), thấp chẩn (eczema), viêm da, tinh hoàn sưng đau… bà con vùng cao thường lấy lá cây la rừng tươi chữa trĩ ngoại, hắc lào, sán trâu bò.
Bài thuốc chữa trĩ ngoại mới mắc từ lá la rừng
Thành phần: Lá la rừng tươi.
Cách dùng: Ngắt bỏ cuống và gân, giã nát, sao nóng, đắp vào búi trĩ ngoại sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm.
Hoặc để nguyên lá, úp vào búi trĩ ngoại sau khi đã rửa sạch hậu môn bằng nước ấm.
Hoặc để nguyên lá, úp vào búi trĩ ngoại hay nướng cháy lá, vo lại cho vào hậu môn.
Đắp thuốc trong 2 tiếng, làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh vận động.
3. Sầu đâu rừng
Lá sầu đâu giúp chữa trĩ ngoại
Cây bụi nhỏ, cao tới 2m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mép có răng cưa, có lông mềm ở cả hai mặt. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm xinh. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu đen. Hạt cứng, dẹt, màu nâu đen, vỏ ngoài răn reo, nhân có dầu, vị rất đắng. Cây mọc hoang nhiều ở vùng đồi cây bụi ven biển, đảo. Hạt thu hái vào mùa thu khi quả chín. Xây xát để loại thịt quả, rửa sạch. Phơi hoặc sấy khô.
Bài thuốc chữa trĩ ngoại mới bị từ lá sầu đâu
Thành phần: lá sầu đâu
Cách dùng: Dùng lá sầu đâu nấu lấy nước ngâm rửa hàng ngày.
Thuốc có thể gây kích ứng dạ dày nên khi sử dụng cần lưu ý bệnh khỏi phải ngưng thuốc ngay, không được kéo dài. Không dùng đối với bệnh nhân mắc bệnh lý gan, thận, có tiền sử chảy máu dạ dày. Người có thể trạng tỳ vị hư nhược không dùng.
4. Cây thiên lý
Lá thiên lý thường dùng để đắp lên những vết loét, chữa trĩ ngoại (lòi dom).
Dây leo quấn có thân cành hơi có lông, mủ trắng. Lá mọc đối, phiến lá hình tim, dài 6 – 11 cm, rộng 4 – 7 cm, chóp nhọn, mép lá thường cong lên. Hoa khá to, nhiều, màu vàng lục nhạt, mùi thơm dễ chịu, mọc thành xim dạng tán ở nách lá. Quả thuộc loại quả đại, dài 6 – 10 cm, rộng 12 – 14 mm, hạt dài 1.5 cm, có mào lông dài 3cm.
Cây được trồng làm giàn cho mát và lấy hoa nấu canh ăn. Thu hái lá quanh năm, hoa vào lúc cây có hoa và quả vào mùa đông, phơi hay sấy khô để dùng dần.
Thiên lý có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng bình can, thanh mục, tiêu viêm mắt, làm tan màng mộng, làm chóng lên da non và thanh nhiệt giải độc. Hoa thiên lý còn có tác dụng giải nhiệt, an thần, gây ngủ và còn có tác dụng trị giun kim.
Ở Thái Lan, hoa và lá đều dùng ăn. Hoa và lá còn được dùng trị viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc, mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do bệnh sởi. Lá dùng ngoài giã đắp lên các mụn nhọt, vết loét, trị lòi dom và sa dạ con. Rễ cây được dùng để chế mứt và dùng chữa đái buốt có máu hoặc cặn trắng.
Bài thuốc chữa trĩ ngoại từ lá thiên lý
Lá thiên lý có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kích thước mọc da non, thường dùng để đắp lên mụn nhọt, những vết loét, chữa trĩ ngoại (lòi dom).
Thành phần: lá thiên lý (chọn lá non) 100g, muối ăn 5g.
Cách dùng: lá thiên lý rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông, đắp lên búi trĩ ngoại (sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím), sau đó băng lại như đóng khố. Ngày làm 1 – 2 lần, thường sau 3 – 4 ngày thì khỏi.
5. Bèo cái
Bèo cái giúp chữa bệnh trĩ ngoại
Bèo cái còn gọi là bèo ván, bèo tai tượng… Trong đông y, bèo cái là một vị thuốc rất thông dụng, nó được xếp vào loại thuốc “tân hương giải biểu”, cùng nhóm với các vị thuốc như bạc hà, lá dâu tằm, hoa cúc, sắn dây, mạn kinh tử… Đây là những vị thuốc có vị cay, tính mát, dùng để chữa sốt, kèm theo ghê gió lạnh, họng khô, miệng khát, do cảm phải ngoại tà phong nhiệt. Ngoài ra còn dùng để chữa các chứng mắt đỏ chảy nhiều nước mắt, họng sưng đau, ban sởi không mọc được ra ngoài và các chứng ho do phong nhiệt.
Theo đông y, bèo cái vị cay, tính lạnh, vào các kinh phếvà bàng quang, có tác dụng phát hãn giải biểu (làm ra mồ hôi để giải cảm), thấu chần chỉ dương (làm cho ban chẩn mọc ra ngoài và chống ngứa), lợi thủy tiêu thũng.
Kiêng kỵ: những người cơ thể suy yếu, mồ hôi tự tiết ra (tự hãn) cần cẩn thận khi sử dụng.
Để dùng làm thuốc, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, lúc cây có hoa. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Bài thuốc chữa trĩ ngoại từ bèo cái
Thành phần: bèo cái một nắm vừa đủ dùng.
Cách dùng: Bèo cái nấu nước xông, rửa. Đồng thời giã lá bèo cái đắp vào đau.
6. Quả nhãn
Quả nhãn giúp chữa trĩ nội, trĩ ngoại thời kỳ đầu
Bài thuốc chữa trĩ nội, trĩ ngoại thời kỳ đầu từ quả nhãn
Thành phần: Cùi nhãn 500gam, mật vị một ít vừa đủ dùng.
Cách dùng: lấy cùi nhãn bọc mật vịt thành dạng viên nhỏ. Mỗi ngày nuốt 7 viên, liền trong 1 tháng.
7. Quả sung
Quả sung giúp chữa trĩ ngoại sưng đau
Bài thuốc chữa trĩ ngoại sưng đau từ quả sung
Thành phần: sung tươi 10 quả.
Cách chế: Rửa sạch cho vào nồi đất, đổ 2 lít nước ninh nhỏ lửa, khi còn 1.5 lít đổ ra chậu sạch, vớt sung để ra bát.
Công hiệu: Chữa trĩ ngoại sưng đau.
Cách dùng: Lấy băng gạc sạch thấm nước luộc sung đắp vào trĩ, mỗi lần 20 phút đồng thời ăn sung luộc. Chia dùng mỗi ngày 2 lần.
8. Táo tàu
Táo tàu giúp chữa trĩ ngoại, sa trực tràng
Bài thuốc chữa trĩ ngoại, sa trực tràng từ táo tàu
Thành phần: táo tàu 10 quả, sơn dược 15 gam, chỉ xác 15 gam.
Cách dùng: Đem sắc kỹ, chia uống mỗi ngày 2 lần.
9. Chuối tiêu
Chuối tiêu giúp chữa trĩ ngoại chảy máu
Bài thuốc chữa trĩ ngoại chảy máu từ chuối tiêu
Thành phần: Chiếu tiêu vài quả.
Cách dùng: bóc bỏ vỏ, ăn mỗi ngày 1 – 2 quả vào sáng sớm lúc bụng đói.
Lưu ý khi cần chữa bệnh trĩ ngoại cần đến cơ sở y tế hoặc nhà thuốc đông y có uy tín để được khám và cắt thuốc điều chỉnh đơn cho phù hợp.
Ngọc Tuyết tổng hợp
Nếu quan tâm đến việc chữa bệnh trĩ ngoại theo tây y, mời bạn tham khảo bài viết về các loại thuốc dùng để chữa trĩ ngoại đang được dùng phổ biến hiện nay