Bệnh trĩ nội là dạng bệnh thường gặp nhất của bệnh trĩ. Bệnh gồm 2 giai đoạn hình thành và phát triển tương ứng với 4 cấp độ trĩ. Vì vậy, có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ nội khác nhau tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ.
Mục lục
Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội xảy ra bên trong khu vực trực tràng – hậu môn. Người bệnh bị trĩ nội chủ yếu do quá trình giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong và một số nguyên nhân bên ngoài tác động như: đặc thù công việc, lối sống, cách ăn uống sinh hoạt hàng ngày…
Bệnh trĩ nội phát triển theo 2 giai đoạn là: bệnh trĩ nội giai đoạn nhẹ và bệnh trĩ nội giai đoạn nặng.
Bệnh trĩ nội giai đoạn nhẹ: trĩ nội cấp độ 1, 2
Trĩ nội giai đoạn nhẹ hay còn gọi là bệnh trĩ nội cấp độ 1 và cấp độ 2: Ở giai đoạn này, bệnh trĩ vừa hình thành nên phát triển không nhanh, các triệu chứng bệnh không rõ ràng, xuất hiện không thường xuyên và ít làm ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như sinh hoạt của người bệnh. Một số triệu chứng bệnh thường gặp như:
Hình ảnh minh họa 4 cấp độ bệnh trĩ nội
Đi ngoài ra máu: đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ nội. Chúng xảy ra khi người bệnh đi đại tiện, máu chảy ít, không lẫn vào phân và có màu đỏ tươi (xem thêm: Đi ngoài ra máu có sao không?).
Sa búi trĩ: Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh thứ 2 và cũng là triệu chứng điển hình nhất của trĩ nội. Ở giai đoạn nhẹ, các búi trĩ nội (do sự giãn nở quá mức của các đám tĩnh mạch trĩ trong tạo thành) vẫn còn nhỏ nên chúng chỉ “lòi” ra ngoài hậu môn khi có người bệnh rặn đại tiện, nhưng sau đó lại lập tức co vào trong hậu môn.
Bệnh trĩ nội giai đoạn nặng: Trĩ nội cấp độ 3, 4
Gọi là giai đoạn nặng vì ở thời điểm này, bệnh trĩ nội bắt đầu phát triển nhanh, các dấu hiệu bệnh trĩ nội biểu hiện rất rõ ràng:
Triệu chứng đi ngoài ra máu: Ở giai đoạn này, lượng máu chảy ra mỗi lần đi đại tiện nhiều hơn, máu chảy thành giọt , thành dòng nhỏ hoặc có thể phun thành tia (ở trĩ nội độ 4) mỗi khi người bệnh đi đại tiện. Chúng khiến cơ thể bị mất máu nhanh, gây một số bệnh như: thiếu máu, suy nhược cơ thể, vàng da, người mệt mỏi, hay ốm vặt…

Sa búi trĩ: Các búi trĩ nội phát triển với kích thước to, vẫn lòi ra bên ngoài hậu môn nhưng không thể co vào bên trong. Ở trĩ cấp độ 3, búi trĩ nội chỉ co vào được khi người bệnh dùng tay nhét, ấn trực tiếp vào bên trong.
Còn ở trĩ nội độ 4 – cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ, búi trĩ nội mất hoàn toàn khả năng co và trong ống hậu môn ngay cả khi người bệnh có tác động trực tiếp khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ biến chứng như: nhiễm trùng, sa nghẹt hậu môn, tắc mạch trĩ, ung thư đại trực tràng…
Xuất hiện dịch nhầy: Vùng hậu môn xuất hiện dịch nhầy, sưng tấy phù nề, ngoài ra người bệnh còn bị cảm giác đau rát, khó chịu.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội
Mức độ bệnh trĩ nội ở mỗi giai đoạn đều khác nhau nên cách chữa trĩ nội cũng không giống nhau theo từng cấp độ. Mời các bạn cùng hanhphucgiadinh.vn tham khảo một số phương pháp điều trị trĩ nội dưới đây nhé:
Chữa bệnh trĩ nội theo cách dân gian
Phương pháp dân gian chữa trĩ hay là các mẹo dùng lá cây dân gian điều trị bệnh trĩ tại nhà là cách thức không còn xa lạ với người mắc trĩ. Tuy nhiên, phương pháp này nên áp dụng với những người mắc bệnh trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2:
Rau diếp cá – “khắc tinh” của bệnh trĩ
Chữa bệnh trĩ nội bằng rau diếp cá
Cách chữa trĩ nội bằng rau diếp cá có thể áp dụng như sau:
- Chuẩn bị: 200g Lá rau diếp cá tươi + 1/4 thìa cafe muối tinh.
- Cách làm: rửa sạch rau, đem ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 20 phút sau đó vớt ra và để ráo nước. Cho rau diếp cá vào máy xay sinh tố, cho khoảng 250ml nước lọc và phần muối tinh đã bị vào máy và xay nhuyễn. Chắt ra cốc và dùng uống. Thực hiện liên tục 2 – 3 lần/ngày và chờ kết quả sau 3 tuần. Ngoài cách này, người bệnh cũng có thể dùng rau diếp cá ăn sống hàng ngày tùy theo khả năng ăn được của bản thân.
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
- Chuẩn bị: 25 lá trầu không tươi + 20g nhân hạt gấc + 5 quả bổ kết + 2 quả cau + 1 thìa cafe muối tinh.
- Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu trên, bổ cau thành 4 miếng. Cho tất cả nguyên liệu và nồi đun cùng 2 lit nước sạch và muối tinh. Khi nồi sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút sau đó bắc nồi ra và tiến hành xông hơi vùng hậu môn. Khi nước còn ấm tiến hành gạn lấy nước trong và dùng ngâm hậu môn, búi trĩ khoảng 20 – 30 phút. Kiên trì thực hiện hàng ngày và chờ kết quả.
Chữa bệnh trĩ bằng quả sung
Lá và quả sung dùng điều trị bệnh trĩ
- Chuẩn bị: 15 quả sung tươi + 200g lá sung tươi + 1 thìa cafe muối tinh
- Cách làm: Sửa sạch lá và sung tươi, bổ đôi quả sung sau đó cho vào nồi đun với 2 lit nước lọc và muối tinh. Khi nồi sôi thì đun thêm khoảng 10 phút để các tinh dầu từ sung tươi hòa ra cùng nước. Sau đó tiến hành xông hơi và ngâm hậu môn (như cách điều trị bằng lá trầu không). Ngoài ra, bạn có thể kết hợp ăn sung tươi hàng ngày với trọng lượng khoảng 25 – 30 quả/ ngày hoặc chế biến món ăn từ sung như sung muối, gỏi sung… ăn trực tiếp nhằm điều trị bệnh trĩ nội.
Điều trị nội khoa bệnh trĩ nội
Đối với người bệnh trĩ nội độ 3 hoặc người mắc trĩ độ nhẹ nhưng bận rộn công việc không có nhiều thời gian, có thể thăm khám bệnh và tham khảo các loại thuốc Tây điều trị trĩ nội như:
Thuốc điều trị bên trong: với một số thành phần thuốc kháng sinh, thành phần thuốc chống viêm, thành phần thuốc làm bền tĩnh mạch, thành phần thuốc giảm đau, thành phần thuốc nhuận tràng, tránh táo bón… (xem thêm: Bị trĩ nội uống thuốc gì?).
Thuốc điều trị tại chỗ: Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ và tìm mua các loại kem bôi trĩ, các loại thuốc bôi hoặc gel bôi điều trị bệnh trĩ nội tại chỗ như: cotripro gel…
Phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ nội
Phương pháp ngoại khoa hay còn gọi là phẫu thuật cắt trĩ điều trị bệnh trĩ nội thường áp dụng khi bệnh trĩ nội quá nặng (trĩ nội độ 4) khi các cách điều trị khác không có tác dụng và phải có sự chỉ định từ bác sĩ điều trị. Đây là phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng nhằm ngăn chặn các biến chứng bệnh trĩ nội có thể xảy ra ở giai đoạn nặng.
Tuy nhiên, hạn chế của phương thức điều trị này có thể để lại các biến chứng hậu phẫu như nhiễm trùng vết thương, ống hậu môn bị tổn thương, đau đớn sau phẫu thuật, chi phí thực hiện cao… Vì vậy, người bệnh nên chủ động điều trị bệnh trĩ nội từ các giai đoạn nhẹ để tránh áp dụng cách điều trị cuối cùng này.
Theo hanhphucgiadinh.vn