Tâm lý người bệnh trĩ ngoại rất ngại đi khám và điều trị, kể cả nam giới hay nữ giới. Chỉ đến khi xuất huyết nhiều hoặc búi trĩ tắc mạch gây đau tức, tiết dịch gây viêm sưng, nhiễm trùng (cấp độ 3, 4), người bệnh không thể dùng thuốc mới nhờ cậy tới bác sĩ để có sự can thiệp của phẫu thuật. Thực ra, nếu quan tâm và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ngay từ giai đoạn đầu, bạn có thể tự chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà mà vẫn hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và phục hồi sức khỏe được nhanh chóng.
Bệnh trĩ (hay còn gọi là “lòi dom” theo dân gian) được tạo thành do giãn quá mức các búi tĩnh mạch trĩ. Bệnh trĩ ngoại là khi các khoang tĩnh mạch trĩ phía ngoài hậu môn phồng to, búi trĩ được hình thành bên ngoài bao xung quanh hậu môn (ngay rìa hậu môn), bọc ngoài búi trĩ ngoại là da.
Bệnh trĩ ngoại có mấy cấp độ?
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn 1
Trĩ ngoại ở cấp độ 1, người bệnh thường có các triệu chứng sau: cộm dưới hậu môn, cảm giác ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu. Đôi khi bệnh nhân thấy máu khi đi đại tiện. Bạn có thể phát hiện ra búi trĩ ngoại bằng cách quan sát hậu môn, sẽ thấy một búi tĩnh mạch trĩ màu hồng hoặc hơi đỏ, kích thước nhỏ, có thể nhìn và sờ thấy được.
Trĩ ngoại ở cấp độ 2, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như đau đớn, khó chịu, chảy máu thường xuyên hơn khi đi đại tiện, các búi trĩ tiết dịch ẩm ướt và ngứa ngáy, rất dễ bị viêm nhiễm búi trĩ nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ. Bạn có thể dễ dàng phát hiện búi trĩ ngoại độ 2 vì nó đã to hơn, nằm thường trực bên ngoài, gây cảm giác vướng víu.
Trĩ ngoại ở cấp độ 3, búi trĩ có tình trạng tắc mạch bên trong gây cảm giác rất đau đớn. Ngoài ra búi trĩ cũng phát triển to hơn, khi đi đại tiện sẽ dễ bị cọ xát, gây ra hiện tượng chảy máu nhiều hơn và làm cho bệnh nhân rất đau đớn. Búi trĩ ngoại độ 3 có kích thước lớn, có máu đông bên trong nên cảm giác cộm cứng và căng tức, rất điển hình để cho bạn phát hiện ra nó.
Trĩ ngoại ở cấp độ 4, búi trĩ đã bị viêm, nhiễm trùng gây ngứa và đau đớn. Bệnh nhân sẽ rất sợ đi đại tiện vì có máu chảy mạnh hơn ở hậu môn. Ngoài ra bệnh có thể gây thêm các biến chứng nguy hiểm khác như viêm hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn, thiếu máu nặng, nhiễm trùng má… Bạn sẽ biết mình ở giai đoạn trĩ ngoại độ 4 khi thấy búi trĩ đã bị sưng to, viêm nhiễm, chảy dịch, có mùi hôi, hoại tử, cảm giác rất đau đớn.
Các mô tả trên đây chỉ mang tính tổng quan, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về các mô tả chi tiết cho triệu chứng bệnh trĩ ngoại, cũng như xem thêm hình ảnh trực tiếp mô tả bệnh trĩ ngoại ở từng giai đoạn, mời bạn đọc thêm các bài viết dưới đây
Xem thêm: Hình ảnh các cấp độ bệnh trĩ
Bệnh trĩ ngoại nhẹ giai đoạn đầu có thể tự chữa trị
BS Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam lưu ý: nhân viên văn phòng, phụ nữ có thai, người cao tuổi là những nhóm ít vận động, hay cơ thể đang có sự thay đổi, cộng thêm việc thường xuyên bị táo bón, chế độ ăn không hợp lý khiến nhóm người này có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Bs Hoàng Đình Lân thường tư vấn những người mới bị bệnh trĩ ở giai đoạn 1 – 2 là nên chủ động điều trị sớm, có thể dùng các thuốc đông y, hoặc kem thoa trĩ chiết xuất từ thảo dược đông y để điều trị.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Quỹ, Phó Chủ tịch hội Tiêu hóa Hà Nội, Trưởng ban kiểm tra Hội Tiêu hóa Việt Nam để chữa bệnh trĩ còn tùy thuộc vào thể bệnh và giai đoạn bệnh, cần nhất là người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa, hoặc được sự tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia y tế để được chữa trị đúng. Chữa bệnh trĩ không khó, có thể tự chữa trị ở giai đoạn nhẹ là khẳng định của các chuyên gia, tuy nhiên, phải biết điều trị đúng cách, và để duy trì kết quả điều trị lâu bền thì không phải người bệnh nào cũng tuân thủ đúng, người bệnh chính là người chủ động phát hiện, và áp dụng các biện pháp dự phòng cho bản thân để tránh tái phát. Sau phẫu thuật hoặc điều trị, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh không tái phát. Nếu phẫu thuật thành công thế nào đi chăng nữa mà không có một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện vệ sinh đúng hoặc ngay bản thân người bệnh chủ quan không phòng chống tái phát, bệnh dễ quay trở lại. Có thể dùng thuốc đông y hoặc kem thoa trĩ có nguồn gốc đông y vì không có tác dụng phụ và có thể dùng kéo dài.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho rằng chế độ ăn uống góp phần lớn trong sinh ra bệnh trĩ cũng như cả trong quá trình điều trị hay sau điều trị bệnh trĩ. Nói chung, với bệnh trĩ, người bệnh không nên để mắc táo bón. Cần tránh ăn các thực phẩm có nhiều chất tannin như ổi, hồng xiêm, nhất là hồng xiêm còn xanh, hay quả sung, chất cay, nóng như ớt, hạt tiêu …. Nên tăng cường rau xanh trong chế độ ăn như các loại rau mềm có nhiều chất xơ hòa tan như mồng tơi, rau đay, mướp, hoa thiên lý, rau khoai lang, củ khoai…., các quả chín như quả đu đủ, chuối, hay quả thanh long có nhiều chất xơ giảm tình trạng táo bón. Với bệnh này, người bệnh cần uống đủ nước, đặc biệt là với trẻ em, ăn sữa chua cũng làm giảm tình trạng táo bón.
TS Trần Thái Hà, Phó Chủ tịch hội Tiêu hóa Hà Nội, Trưởng ban kiểm tra Hội Tiêu hóa Việt Nam, tư vấn một số cách phòng bệnh trĩ hiệu quả như tập yoga, bởi có một số động tác yoga có thể giúp co búi trĩ lên. Những người làm công việc văn phòng, ít vận động TS Hà khuyên, không nên ngồi 1 chỗ, nếu vì tính chất công việc phải ngồi lâu, cứ 30 phút, người bệnh có thể đứng dậy đi lại vận động tại chỗ hoặc có kế hoạch tập luyện thể dục thể thao để phòng tránh mắc bệnh.
Chữa bệnh trĩ ngoại từ gốc bằng việc phòng tránh các nguyên nhân gây bệnh
-Uống nhiều nước: 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh mất nước, đào thải chất cặn bã ra ngoài.
– Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau lang, rau đay, mồng tơi, rau diếp cá, thanh long, đu đủ, ổi bỏ vỏ bỏ hạt, khoai lang, chuối..
– Nên tập đi đại tiện hàng ngày vào đúng giờ nhất định, không nên cố rặn hoặc ngồi quá lâu khi đi đại tiện.
– Giữ vệ sinh vùng hậu môn: ngâm hậu môn vào nước muối ấm 0,9% 15 phút, ngày 2 lần.
– Tăng cường tập luyện thể dục: vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, yoga, tâp thu – co hậu môn. Khi làm việc không ngồi nhiều.
Ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ nhỏ, chưa bị chảy máu nhiều, chưa trong giai đoạn cấp tính gây đau đớn, viêm nhiễm, bạn có thể tự điều trị bằng việc điều chỉnh ăn uống, thói quen sinh hoạt, kết hợp dùng kem thoa trĩ.
Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, các loại dược liệu chữa bệnh trĩ lâu đời trong dân gian như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, nghệ đã được bào chế thành kem bôi tiện dụng.
Ưu điểm của kem bôi trĩ:
– Giúp các mô trong búi trĩ co lại, nhờ vậy mà hiện tượng viêm, sưng đau ở búi trĩ giảm đi nhanh chóng.
– Làm giảm nhanh tình trạng nóng rát, ngứa ngáy và khó chịu ở khu vực hậu môn do bệnh trĩ gây ra.
– Tạm thời làm tê liệt các đầu dây thần kinh ở khu vực hậu môn, ngăn không cho tín hiệu đau, nhức truyền lên hệ thần kinh trung ương.
– Tăng cường tuần hoàn máu xuống búi trĩ giúp cho quá trình tuần hoàn diễn ra nhẹ nhàng và làm giảm các triệu chứng đau, nhức.
Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ sẽ được cải thiện dễ dàng bằng các phương pháp điều trị tại nhà mà không cần phải đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng bệnh trĩ của bạn không cải thiện sau một tuần tự điều trị. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tư vấn phương pháp điều trị nội khoa hay phẫu thuật phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn. Ngoài ra, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu cơn đau do trĩ mang lại quá nghiêm trọng.