Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ nội. Việc điều trị bệnh trĩ nội ngay khi phát hiện bệnh không chỉ giúp việc điều trị bệnh nhanh, ngăn ngừa bệnh phát triển lên các cấp độ cao mà còn tránh các biến chứng có thể xảy ra. Mời bạn cùng hanhphucgiadinh.vn tham khảo một số cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà nhé.
Mục lục
Bệnh trĩ nội độ 1
Trĩ nội độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ hay nói cách khác đây là giai đoạn đầu tiên hình thành và phát triển bệnh trĩ nội.
Ở giai đoạn này, trĩ nội độ 1 hầu như không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Cũng vì lý do này mà người bệnh thường chủ quan, bỏ qua bệnh, không muốn điều trị trĩ ngay từ cấp độ nhẹ, khiến chúng có thời gian và cơ hội phát triển nên các mức cao hơn.
Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 1
Đi ngoài ra máu tươi – là dấu hiệu bệnh trĩ nội độ 1 duy nhất. Tuy nhiên ở cấp độ nhẹ của bệnh trĩ, chứng đi cầu ra máu chỉ xảy ra với lượng ít, mức độ không thường xuyên nên người bệnh phải theo dõi trong một thời gian hoặc đi khám nội soi hậu môn mới có thể phát hiện bệnh trĩ nội độ 1
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn khởi phát nên việc điều trị bệnh từ giai đoạn này gặp ít khó khăn, bệnh điều trị dễ dàng hơn và tiết kiệm tiền bạc, thời gian chữa trị cho người bệnh.
Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1
Dưới đây là một số mẹo dân gian hỗ trợ chữa bệnh trĩ nội độ 1, mời các bạn tham khảo nhé:
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Lá trầu không dùng trong ngâm rửa búi trĩ
Chuẩn bị: 7 lá trầu không + 7 hạt gấc (có thể dùng hạt gấc tươi hoặc hạt gấc đã dùng nấu xôi) + 7 quả bồ kết + 1 hạt cau
Cách làm: rửa sạch và giã nát các nguyên liệt này, sau đó cho vào miếng vải mỏng, sạch và buộc kín miệng. Sau đó cho vào nồi đun cùng với 1,5 lit nước. Đến khi nồi sôi thì đun thêm 5 phút cho ra các tinh dầu trong nguyên liệu. Sau đó người bệnh tắt bếp và tiến hành xông hậu môn. Khi nước ấm thì tiến hành ngâm rửa hậu môn.
Sau khi đã xông hơi và ngâm rửa hậu môn, người bệnh có thể tiếp tục dùng lá trầu không tươi giã nát và đắp lên vùng hậu môn khoảng 30 – 60 phút rồi tháo ra. Thực hiện đắp hậu môn mỗi ngày 2 lần sáng tối, xông hơi ngâm rửa hậu môn bằng lá trầu không 3 tuần/lần đến khi bệnh có tiến triển tốt.
Chi tiết: Ngâm lá trầu không chữa bệnh trĩ
Dùng sung chữa bệnh trĩ nội độ 1
Cách 1: Ăn sung quả tươi
- Chuẩn bị: 1kg sung quả tươi
- Cách dùng: Sau khi rửa sạch sung quả bằng nước muối thì người bệnh ăn trực tiếp sung tươi, tốt hơn khi ăn vào lúc đói. Số lượng ăn tùy theo khả năng ăn của người bệnh, nhưng người bệnh chỉ nên ăn tối đa khoảng 1kg sung/ngày.
Quả sung được dùng chữa trị trĩ nội độ 1
Cách 2: Nấu canh sung
Chuẩn bị: 150g lòng lợn non + khoảng 20 -25 trái sung tươi (có thể dùng sung phơi khô).
Cách làm:
Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho lòng non vào phi vàng với hành khô, nêm gia vị vừa vặn và tắt bếp. Cho sung quả đã chuẩn bị vào đun cùng 1,5 lit nước lọc, đồng thời cho lòng non phi hành vào đun cùng.
Khi nồi sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 10 phút, nêm gia vị vừa vặn sau đó tắt bếp và ăn trực tiếp. Món canh sung lòng lợn cũng có thể làm món canh bổ dưỡng trong thực đơn ăn hàng ngày của người mắc trĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa
Dầu dừa ở dạng lỏng nên việc bôi dầu dừa bên ngoài hậu môn ít có tác dụng điều trị trĩ nội. Vì vậy người bệnh có thể tham khảo cách làm viên dầu dừa đặt hậu môn điều trị bệnh trĩ.
Chuẩn bị: Khay đá có dạng viên thuốc và có vách ngăn + dầu dừa dạng lỏng
Cách làm: Rửa sạch khay đá và để khô. Dùng dầu dừa dạng lỏng đổ đầy vào các ô để làm dầu dừa dạng viên sau đó để vào ngăn đá để dầu dừa đông cứng lại.
Dầu dừa và mẹo đặt hậu môn điều trị trĩ nội
Cách dùng: Vệ sinh sạch hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng, dùng dầu dừa dạng viên đặt vào hậu môn, đặt được càng sâu càng tốt. Sau đó tiến hành nằm ngửa khoảng 60 – 90 phút để dầu dừa ngấm và hỗ trợ tiêu diệt các búi trĩ nội khu trú bên trong đường lược, trực tràng. Có thể kê một chiếc gối dưới mông để dầu dừa không bị chảy ra ngoài. Kiên trì thực hiện và theo dõi kết quả thu được.
Tìm hiểu: Chữa trĩ nội bằng rau diếp cá
Dùng lá ổi chữa bệnh trĩ nội độ 1
Cách 1: Ăn lá ổi non
Lá ổi non có vị chát, có khả năng sát trùng và làm co mạch các đám rối trĩ nên cũng được dân gian sử dụng điều trị bệnh trĩ
Cách dùng: chuẩn bị một nắm lá ổi non (hay còn được gọi là búp ổi), rửa sạch sau đó ngâm cùng nước muối loãng khoảng 20 phút. Vớt ra để ráo nước, sau đó người mắc trĩ có thể ăn trực tiếp. Cách này còn được áp dụng điều trị tại chỗ cho người bị đi ngoài, người bị rối loạn tiêu hóa thông thường.
Cách 2: Ngâm rửa hậu môn bằng lá ổi
Chuẩn bị: 200g lá ổi non + 1 thìa cafe muối trắng
Cách làm: Rửa sạch búp ổi. Cho búp ổi vào đun cùng 2lit nước sạch đồng thời cho muối trắng vào. Đun đến khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm 5 phút.
Cách dùng: Người bệnh bắc nồi nước lá ổi ra và tiến hành xông hơi hậu môn. Khi nước chỉ còn ấm thì tiến hành ngâm rửa vùng hậu môn với nước lá ổi.
Lá ổi non được áp dụng chữa bệnh trĩ nội độ 1
Lưu ý: Đây là các phương pháp dân gian nên khi thực hiện sẽ không thu được kết quả tức thì. Người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian nhất định thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thói quen tốt cho người bệnh mắc trĩ nội
Bên cạnh việc điều trị bệnh, thói quen sinh hoạt và cách tự chăm sóc hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh. Một số thói quen người bệnh trĩ nội cần lưu ý như:
- Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và đặc biệt cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các loại chất xơ.
- Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tránh stress, áp lực công việc, căng thẳng hay mệt mỏi.
- Vận động nhẹ nhàng hàng ngày như: đi bộ, tập thể dục hoặc chạy bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng hoặc cuối giờ chiều.
- Uống đủ nước hàng ngày với liều lượng tối thiểu 1,5 lit nước/ngày.
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sớm.
- Không sử dụng các loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, cholesteron, các loại thức uống chứa nồng độ cồn, chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe…
Điều trị bệnh trĩ nội ngay từ cấp độ 1 không gặp nhiều khó khăn như trĩ nội độ 2, 3, 4, tỉ lệ bệnh tái phát không cao. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cũng như giúp việc điều trị nhanh chóng, hiệu quả, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bệnh.
Theo hanhphucgiadinh.vn