Cùng một ngày tôi phải đến đam tang của một cháu bé hơn 1 tuổi vì không sống nổi. Cháu yếu từ lúc lọt lòng. Thời gian sống chủ yếu trong bệnh viện.
Cùng một ngày, một bạn nhắn tin hỏi Em mới sảy thai tự nhiên, hiện em rất yếu và suy sụp
Cùng một ngày, một bạn hỏi Em có bầu mà sức khỏe em yếu quá giờ phải làm sao..
Cùng một ngày, một bạn hỏi Em muốn có bầu mà mãi chưa thấy…
Chỉ cùng một ngày thôi!
Hỡi các ông bố bà mẹ, đừng vội bầu với bí, hãy vội làm mình khỏe lên đã. Đừng quan tâm đến chuyện sao không có bầu mà hãy quan tâm đến mình có đủ sức khỏe để có bầu hay không. Nếu không điều tất yếu sẽ đến là đứa con sẽ sống yểu, bệnh tật và bố mẹ thì mệt mỏi.
Lấy khí huyết làm gốc
Ai cũng muốn con sinh ra được khỏe mạnh. Nhưng thử hỏi có mấy ai chuẩn bị cho điều này. Dường như chúng ta không có một khái niệm gì về việc chuẩn bị cho việc tạo ra một đứa trẻ – một công trình vĩ đại nhất cuộc đời một con người.
Bạn hãy xem, bạn mất bao nhiêu lâu để có một tấm bằng? Tấm bằng đó có giá trị bằng con bạn không?
Bạn mất bao nhiêu lâu để có một công ăn việc làm? Nó có ý nghĩa hơn con cái bạn chăng?
Bạn chuẩn bị bao lâu để mua được mảnh đất, xây ngôi nhà? Nó có đắt hơn đứa con bạn không?
Dường như không có việc gì thành công hay có được thứ gì mà không cần phải chuẩn bị trước đó.
Vậy bạn đã chuẩn bị những gì để cho một đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh? Thậm chí các bạn còn không biết tình trạng sức khỏe của mình thế nào mà vẫn cố sinh con cho bằng được, chỉ cốt để thỏa mãn lòng mong mỏi có con, chỉ để đẹp mặt mình, không bị gia đình bạn bè hay chồng chê cười, không bị mang tiếng là điếc. Sức khỏe của bạn như nào mà bạn còn không biết thì nói gì đến sức khỏe của con sau này.
Sức khỏe của bạn như thếnào quyết định đến sức khỏe của con sau này.
Di truyền khí huyết – Đại thiên trường bệnh
Tôi vừa gặp thầy Sơn ở Núi Xanh – Huế. Thầy có nói 30 năm chữa bệnh. Thầy kể lại rằng chưa chữa trực tiếp cho trẻ sơ sinh nào trừ trường hợp chạy đua (cấp) mà luôn chữa qua mẹ (sữa mẹ). Điều đó có nghĩa sức khỏe của người mẹ quyết định sức khỏe của bé. Khi trong bụng mẹ, môi trường (sức khỏe) của người mẹ quyết định hoàn toàn. Khi ra ngoài, môi trường bên ngoài và sữa mẹ quyết định.
Thầy nói em bé này mắt kém, mắt kém là do thận của em bé kém. Thận của em bé kém do thận của mẹ kém. Nhưng bệnh của mẹ thì nhẹ hơn, dễ chữa hơn bệnh của bé. Bệnh của mẹ do hậu thiên (do môi trường, ăn uống sau này), bệnh của con do tiên thiên.
Thầy nói, nếu thương (yêu con) thì phải thương từ khi chưa sinh con chứ không phải sinh ra mới biết thương. Thương qua hành động chứ không phải thương qua lời nói.
Nói chung hầu hết trẻ được sinh ra mà không có kế hoạch, hoặc một kế hoạch thiếu sót khi mà sức khỏe của bố và mẹ không được chuẩn bị cho việc sinh con. Chưa kể những trường hợp sinh con ngoài ý muốn. Thế nên ngay từ khi sinh ra đã rất nhiều trẻ bị bệnh.
Các bác sĩ không tìm được ra nguyên nhân và người ta nói miệng cho xong là do gen, do di truyền. Vậy người ta phải chỉ được lỗi gen nào, di truyền cái gen nào. Nào mới sinh ra đã đái đường, đái nhạt, gan thận tim hỏng… Tất cả đều qui chung vào di truyền.
Đúng! Đúng là di truyền nhưng không phải di truyền do gen lỗi mà do khí huyết suy, sức không đủ nên con không bình thường. Hiểu đơn giản là tinh trùng và trứng chính là khí và huyết của bố mẹ, chính là hạt giống mà yếu thì cây ắt sẽ oặt ẹo. Đây chính là yếu tô tiên thiên mà đứa bé được thừa hưởng và hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ.
Có một đôi vợ chồng trẻ lấy nhau lâu lắm mà vẫn chưa có bầu. Hai bạn muốn thầy Sơn chữa để sao cho có con. Thầy nói về vấn đề sức khỏe của hai bạn và nói rằng tại sao lại chưa có con. Thấy nói thầy chữa để hai bạn khỏe lên. Nhưng hai bạn lại không cần khỏe mà chỉ cần có con. Thầy thì hướng bệnh nhân đến chỗ khỏe từ gốc để từ đó có gì thì có, còn bệnh nhân thì chỉ nhăm nhăm cái trước mắt để thỏa mãn mình. Thầy bảo ở đây thầy không chữa để có con, nếu muốn có con thì đi nơi khác chữa vì thầy không muốn làm một việc hại người khác.
Hai bạn về và hôm sau lại đến. Và dường như hai bạn vẫn không hiểu vấn đề, thầy lại mắng cho trận nữa. Thầy bảo là CẤM CÓ CON, khi nào thầy cho phép có mới được có. Bạn nữ khóc tu tu. Thầy bảo nếu có con thì đơn giản lắm, về làm những điều thầy hướng dẫn trên nhóm là được, ăn ngủ nghỉ điều độ, tập luyện và không cần phải đến đây. Nhưng có con để làm gì khi đứa trẻ sinh ra đã bệnh từ trong bụng, thậm chí còn nguy hiểm cho người mẹ. Không chỉ con bạn khổ, mà còn cháu bạn khổ chỉ vì chúng ta chỉ quan tâm đến ý muốn của mình mà thôi.
Hậu sản sau sinh
Không có một đứa con khỏe khi bà mẹ yếu. Tôi lại muốn nhắc lại với các bạn rằng sức khỏe của bà mẹ trước khi mang bầu là rất quan trọng. Có nhiều người không biết lượng sức mình hoặc biết sức mình nhưng trước sức ép của mọi người, trước nghĩa vụ làm vợ mà họ vẫn phải dấn thân vào một sứ mạng rất nguy hiểm. Có rất nhiều bà mẹ sinh xong thì sức khỏe cũng từ đó đi xuống nghiêm trọng mà người ta gọi là hậu sản, sản mòn, sản rốc… Sau sinh rất nhiều các bệnh tật bắt đầu xuất hiện bởi vì sau sinh sức khỏe sa sút kinh khủng.
Sau sinh rất nhiều các bệnh tật bắt đầu xuất hiện bởi vì sau sinh sức khỏe sa sút kinh khủng
Đồng ý rằng việc sinh con dường như là không thể không sinh, nhưng nếu các bà mẹ ý thức được vấn đề sức khỏe của mình và chuẩn bị trước đó thì các hiện tượng về hậu sản sẽ đỡ hơn, em bé sẽ khỏe hơn, bà mẹ sẽ đỡ vất vả hơn và quan trọng em bé sẽ có một cuộc đời khác.
Ăn uống – tập luyện, thay đổi thói quen, dùng thêm thuốc thang, thuốc bổ cho bà bầu, đi chữa bệnh trước khi có bầu là điều nên làm.
Tiện thể cũng nhắc các bà bầu, tẩm bổ quá trong thai kỳ rất có hại bởi gan thận không thể tải nổi lượng thức ăn như thế, lại thêm có em bé nên lục phủ ngũ tạng đã quá sức của nó rồi.
Ngày nay không hiếm những trường hợp trẻ sinh ra đã gắn bó với bệnh viện như là nhà. Trong dưỡng sinh người ta quy định bố mẹ cần ăn dưỡng sinh, sống dưỡng sinh ba năm hãy sinh con. Nếu sức khỏe không tốt, thầy Sơn thường nhắc nhở rằng đừng sinh con vội vì bây giờ rất nguy hiểm.
Tổng hợp từ Facebook Vũ Minh Việt(Bí mật thực dưỡng)
Xem thêm: Những thời điểm bạn không nên mang thai