Những dấu hiệu của trĩ nội chính là “tín hiệu” thông báo cơ thể bạn có thể bị bệnh trĩ “tấn công”. Cần làm gì để nhận biết triệu chứng bệnh trĩ nội sớm, từ đó có biện pháp chữa trị nhằm “chặn cửa” bệnh trĩ nội?
Mục lục
Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom, là căn bệnh xảy ra tại vùng hậu môn – trực tràng. Bệnh trĩ phân ra làm 4 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng. Trong đó, trĩ nội và trĩ ngoại là 2 loại bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam.
Trĩ nội thường xảy ra ở bên trong hậu môn trực tràng, phía trên đường lược. Trĩ nội hình thành do một số nguyên nhân bên ngoài tác động vào các đám rối tĩnh mạch trĩ trong một thời gian dài, khiến cho các tĩnh mạch giãn nở quá mức tạo thành búi trĩ.
Trĩ ngoại do các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài (nằm ở phía dưới đường lược) giãn nở quá mức tạo thành các búi trĩ li ti ở bên ngoài hậu môn dưới lớp da mỏng. Các búi trĩ này sẽ phình to dần theo thời gian và người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Hình ảnh minh họa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại ở vùng trực tràng – hậu môn
Những dấu hiệu bệnh trĩ nội không thể bỏ qua
Dấu hiệu trĩ nội giai đoạn nhẹ
Bệnh trĩ nội ở giai đoạn nhẹ thường được biểu hiện qua hai cấp độ là: trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2. Vì ở giai đoạn mới hình thành, bệnh còn nhẹ nên các dấu hiệu trĩ nội biểu hiện không rõ ràng, mức độ xuất hiện ít và không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.
Đây cũng là lý do chính làm người bệnh chủ quan, bỏ qua không điều trị làm bệnh có cơ hội phát triển lên các cấp độ nặng. Một số dấu hiệu trĩ nội ở giai đoạn nhẹ như:
Đi ngoài ra máu: là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở người bệnh trĩ nội. Máu chảy rất ít hoặc chảy nhỏ giọt (thường xảy ra ở trĩ nội cấp độ 2) và không xảy ra thường xuyên. Người bệnh chỉ phát hiện được thông qua giấy vệ sinh hoặc vô tình nhìn thấy khi máu dính vào phân (xem thêm: Đi cầu ra máu tươi là bị bệnh gì?)
Sa búi trĩ: Búi trĩ (hay còn gọi là búi rom) hình thành và phát triển bên trong khu vực hậu môn – trực tràng. Ở trĩ nội độ 1, các búi trĩ vừa hình thành nên không gây ảnh hưởng gì đến người bệnh.
Nhưng khi bệnh phát triển lên cấp độ 2, búi trĩ phát triển to và “lòi” ra bên ngoài hậu môn mỗi khi người bệnh đi đại tiện gây ra triệu chứng sa búi trĩ – dấu hiệu thứ hai ở người bệnh trĩ nội. Tuy nhiên, do kích thước búi trĩ chưa quá lớn nên sau khi sa ra bên ngoài, chúng tự có khả năng tự co lại vào bên trong hậu môn.
Cảm giác đau và có dich nhầy: người bệnh có cảm giác hơi nhói đau khi rặn đại tiện. Đồng thời quanh vùng hậu môn xuất hiện các dịch nhầy với số lượng ít.
Dấu hiệu trĩ nội giai đoạn nặng
Bệnh trĩ nội độ 2 nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng phát triển sang giai đoạn nặng – trĩ nội cấp độ 3 và cấp độ 4. Khác với giai đoạn nhẹ , ở giai đoạn nặng, các triệu chứng bệnh trĩ nội biểu hiện rõ ràng với tần suất liên tục làm ảnh hưởng nặng nề tới công việc, sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Cụ thể như:
Triệu chứng đi ngoài ra máu: mỗi khi người bệnh đi đại tiện, máu chảy với lượng nhiều, có thể chảy thành dòng hoặc phun thành tia đối với các trường hợp quá nặng. Việc mất lượng máu nhiều trong thời gian ngắn khiến người bệnh phải đối mặt với một số bệnh như: thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hay ốm vặt… gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe bệnh nhân.
Sa búi trĩ: Khi chuyển sang giai đoạn 3, kích thước búi trĩ phát triển lớn nên sau khi lòi ra ngoài, búi trĩ không thể co lại vào bên trong hậu môn. Nhiều người bệnh thường tác động ấn, đẩy búi trĩ để chúng co vào bên trong.
Không chỉ vậy, sa búi trĩ xảy ra với mật độ nhiều, người bệnh không chỉ khi đi đại tiện mà ngay cả khi người bệnh ngồi nhiều, lao động quá sức hoặc bị stress, căng thẳng cũng có thể gây ra chứng sa búi trĩ
Xem chi tiết: Sa búi trĩ là gì?
Ở cấp độ 4, các búi trĩ sa ra ngoài và mất khả năng tự co vào bên trong hậu môn do có kích thước quá lớn. Lúc này mọi tác động của người bệnh hoặc các phương pháp điều trị nội khoa đều không có tác dụng điều trị. Người bệnh cần lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt trĩ để điều trị bệnh nhanh chóng, dứt điểm, tránh gây biến chứng bệnh trĩ cũng như chấm dứt đau đớn do chứng sa búi trĩ gây ra.
Cảm giác đau và có dich nhầy: Đây là dấu hiệu bệnh trĩ nội xuất hiện cuối cùng nhưng lại có vai trò như chất xúc tác khiến bệnh trĩ nặng hơn và nhanh gây biến chứng.
Dịch nhầy xuất hiện nhiều khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây cũng là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương, nhiễm trùng hoặc có thể là hoại tử búi trĩ. Cảm giác đau đớn dai dẳng khiến người bị trĩ nội rất khó chịu, mệt mỏi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Một số cách chữa bệnh trĩ nội
Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng mẹo dân gian. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé:
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Chuẩn bị: rau diếp cá non (đã loại bỏ hết cọng sâu, lá già, úa) và một thìa muối trắng
Cách làm:
- Rửa sạch rau diếp cá, sau đó dùng muối trắng hòa vào nước sạch và ngâm rau diếp cá trong khoảng 20 – 30 phút để rau được đảm bảo sạch sẽ.
- Dùng rau diếp cá giã nát (hoặc có thể cho vào máy xay sinh tố), sau đó đắp rau diếp cá nhuyễn vào phần búi trĩ và hậu môn.
- Dùng băng gạc cố định lại, cần đảm bảo rau diếp cá được tiếp xúc trực tiếp vào búi trĩ. Sau khoảng 40 – 60 phút, có thể thay lần 2.
Lưu ý, trước khi đắp rau diếp cá, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ búi trĩ bằng nước ấm pha muối loãng để có tác dụng tốt hơn. Kiên trì thực hiện hai lần sáng, tối cho tới khi bệnh có biến chuyển tốt.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể ăn sống trực tiếp rau diếp cá hoặc xay sinh tố rau diếp cá uống hàng ngày.
Xem đầy đủ bài viết: Chữa trĩ nội bằng rau diếp cá
Chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu là loại cây cỏ “rẻ tiền” có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi cánh đồng trên dải đất hình chữ S. Nhưng bản thân nó cũng chính là vị thuốc nam “quý nhưng không hiếm” có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh thường gặp như: tiểu buốt, tiểu rắt, bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, viêm gan, vàng da… Dưới đây là mẹo làm nước uống từ cỏ mần trầu chữa trĩ, mời các bạn tham khảo thêm:
Hình ảnh cây cỏ mần trầu
Chuẩn bị: Cỏ mần trầu, cỏ nhọ nồi, rau vỉ ốc, rau lấp, lá thầu dầu tía: mỗi loại 100g; giấm thanh (20ml) và muối tinh
Cách làm:
- Rửa sạch các loại rau trên, sau đó cho vào ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 30 phút, sau đó vớt rau ra và để ráo nước.
- Cho các loại rau trên vào giã nát hoặc xay nhuyễn. Dùng dây lọc và lọc lấy nước cốt của các loại rau trên. Uống khoảng 100 ml nước cốt và buổi sáng và buổi tối sau khi ăn xong.
- Bảo quản nước cốt trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý chỉ nên làm nước cốt và uống trong vòng 2 ngày, không nên để quá lâu.
Ngoài ra, có thể dùng cỏ mần trầu tươi (hoặc khô) đun nước uống hàng ngày, uống thay nước lọc cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Tham khảo: Cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ
Những thói quen sinh hoạt tốt cho người bệnh trĩ nội
Để cải thiện sức khỏe cũng như hỗ trợ trong quá trình điều trị trĩ nội, người bệnh nên chú ý những thói quen sinh hoạt như:
Người bệnh trĩ nội tránh ngồi làm việc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ
Bổ sung nhiều chất sơ ngăn ngừa và phòng chống bệnh táo bón như: các loại rau xanh, hoa quả, các loại hạt ngũ cốc,… Thói quen này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh mà nó còn giúp
Tập thói quen uống nhiều nước: nước lọc hay nước ép hoa quả, sữa tươi không đường… là những loại thức uống rất tốt cho cơ thể, giúp bổ sung các vitamin khoáng chất đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, làm mềm phân giúp loại bỏ nguy cơ bệnh táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ nội
Hạn chế tối đa dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, cafe…, các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo…
Hoạt động thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, ngồi thiền, tập các bài tập nhẹ nhàng, không lao động quá sức.
➤ Xem thêm:
Bệnh trĩ nội nói riêng và bệnh trĩ nói chung là căn bệnh có thể điều trị khỏi và việc chữa trị từ giai đoạn đầu không gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ nội từ giai đoạn sớm giúp việc điều trị bệnh dễ dàng hơn và gây ít tốn kém cả về thời gian và tiền bạc.
Theo hanhphucgiadinh.vn