Bạn đang tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ và muốn tự chẩn đoán tình trạng bệnh trĩ của mình? Theo các bác sĩ, tỉ lệ nhận định sai về tình trạng bệnh trĩ ngoại của mọi người thường sai đến 50%! Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những hình ảnh bệnh trĩ ngoại thực tế để giúp bạn hiểu rõ và nhận định chính xác hơn về bệnh.
Mục lục
- 1. Bệnh trĩ ngoại là gì?
- 2. Hình ảnh bệnh trĩ ngoại qua các cấp độ
- 3. Hình ảnh bệnh trĩ ngoại huyết khối
- 4. Trĩ ngoại xuất huyết, chảy máu
- 5. Một số hình ảnh phân biệt trĩ ngoại và lớp da thừa
- 6. Bệnh trĩ ngoại trong quá trình hình thành
- 7. Bệnh trĩ ngoại điều trị bằng phương pháp bảo tồn
- 8. Bệnh trĩ ngoại khi mang thai và sinh con
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là trĩ mọc xung quanh vành hậu môn, thường trông như những cục u dưới da. Trĩ ngoại sẽ không có hiện tượng thò ra hay thụt vào như trĩ nội, vì bản thân búi trĩ đã nằm ngay rìa hậu môn. Thỉnh thoảng, khi đi đại tiện, vì tăng áp lực lên ống hậu môn nên búi trĩ sẽ phồng to hơn lúc bình thường một chút, nhưng đó không phải là do búi trĩ sa ra ngoài như trĩ nội.
Bệnh trĩ ngoại cũng không được chia thành các cấp độ như bị trĩ nội.
Tuy nhiên, bệnh nhân thường có thói quen sử dụng cấp độ trong giao tiếp và hỏi bệnh với bác sĩ, nên trong một số trường hợp, các bác sĩ cũng tạm chia bệnh trĩ ngoại thành các cấp độ để dễ dàng trò chuyện và giúp bệnh nhân dễ dàng hình dung hơn tình trạng bệnh của mình, mặc dù việc phân chia các cấp độ này không được quy định trong các tài liệu y khoa chính thống.
Trong bài viết này, chúng tôi tạm chia bệnh trĩ ngoại thành các cấp độ 1 đến 4, tương ứng với các cấp độ bệnh trĩ ngoại từ nhẹ đến nặng để giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc nhận biết. Bạn đọc lưu ý là việc phân chia các cấp độ này không hề có trong các tài liệu y khoa chính thức, nên bạn không thể dùng các thuật ngữ này để tra cứu.
Đọc thêm: Bệnh trĩ có lây không?
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại qua các cấp độ
Trĩ ngoại cấp độ nhẹ (độ 1)
Trĩ ngoại lòi ra ngoài, kích thước bằng hạt đậu hoặc hạt ngô.
Bệnh nhân sẽ có cảm giác cộm cộm dưới hậu môn. Người bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 cảm thấy hậu môn có cảm giác rất ẩm ướt, ngứa ngáy rất khó chịu.
Đôi khi bệnh nhân có thể thấy máu khi đại tiện. Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu có thể phồng lên không thường xuyên khi đi đại tiện, khi ăn cay nóng, hoặc có vấn đề gì khác búi trĩ ngoại sẽ phồng lên. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau rát hậu môn.
Nếu được điều chỉnh qua chế độ ăn uống, sinh hoạt và kết hợp sử dụng thuốc trị bệnh trĩ thì búi trĩ ngoại có thể tự khỏi. Đây là giai đoạn điều trị rất tốt, rất đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.
Trĩ ngoại cấp độ nhẹ (độ 2)
Các búi trĩ phát triển thành các đám rối ngoằn nghèo, nằm thường trực bên ngoài (hay còn gọi là bệnh lòi dom )
Mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân sẽ có cảm giác rất đau đớn, khó chịu, chảy máu thường xuyên hơn. Các búi trĩ tiết dịch ẩm ướt và ngứa ngáy.
Nếu vùng hậu môn không được giữ vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ dẫn đến viêm nhiễm tại hậu môn và các vùng xung quanh.
Trĩ ngoại cấp độ nặng (độ 3)
Các búi trĩ phát triển khá lớn làm tắc hậu môn.
Khi đi đại tiện các búi trĩ sẽ cọ xát, gây ra hiện tượng chảy máu và đau đớn cho người bệnh.
Hiện tượng tắc mạch búi trĩ gây ra đau đớn. Nếu các búi trĩ này cọ xát vào quần sẽ gây ra hiện tượng chảy máu và đau đớn.
Trĩ ngoại cấp độ nặng (độ 4)
Búi trĩ tiết nhiều dịch nên dễ gây viêm nhiễm, làm cho người bị bệnh bị đau rát và cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
Người bệnh rất sợ đi đại tiện, khi đi có máu chảy mạnh hơn ở hậu môn. Nếu máu chảy nhiều có thể gây ra hiện tượng thiếu máu.
Người bệnh có thể gặp các biến chứng như viêm hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn…
Phẫu thuật trĩ ngoại độ 4
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại huyết khối
Đây là hình ảnh bị trĩ ngoại của một bệnh nhân đã trải qua ba ngày táo bón với cảm giác rất đau đớn từ các cục máu đông bị tắc trong búi trĩ.
Trong trường hợp này, búi trĩ là một hình cầu, bao bên trong là huyết khối – các cục máu đông đã hình thành bên trong búi trĩ ngoại, có hình dáng như “viên ngọc trai đen”.
Các búi trĩ ngoại không có huyết khối trông giống như phần còn lại của búi trĩ, nhưng màu sắc nhạt hơn.
Các mẩu da dư thừa trên búi trĩ ngoại là kết quả của việc điều trị chứng nứt hậu môn. Các khối da thừa này cũng có thể được hình thành khi một búi trĩ ngoại biến mất, do da bị kéo dãn, phình to khi hình thành búi trĩ không thể co rút trở lại hình dạng bình thường.
Đây là hình ảnh bệnh trĩ ngoại huyết khối ở một bệnh nhân khác. Chúng ta thấy nhiều cục máu đông đã phát triển trong búi trĩ ngoại.
Trĩ huyết khối thường rất lớn. Vì cục máu đông có thể ngăn máu chảy ra khỏi màng trĩ, nhưng vẫn cho phép máu chảy thêm vào, vì vậy nó càng ngày càng căng phồng như một quả bóng.
Đây là hình ảnh búi trĩ ngoại căng lớn sau khi được điều trị bằng kem bôi trong vài ngày, đã bắt đầu co lại.
Các sản phẩm bôi tại chỗ như kem bôi trĩ là lựa chọn rất tốt cho người bệnh, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Do các sản phẩm này tác dụng ngay tại vị trí tổn thương nên thường cho hiệu quả nhanh, lại rất an toàn do không hấp thu toàn thân, giúp bệnh nhân trĩ ngoại phục hồi tổn thương, làm giảm chảy máu, săn se và làm mát búi trĩ, giúp co trĩ hiệu quả.
Bệnh nhân thường cảm thấy hết đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng; nếu dùng đủ liệu trình từ 3-5 tuýp thuốc sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt giúp trĩ co dần lên.
Hầu hết các búi trĩ ngoại huyết khối đều co lại do co cục máu đông vỡ ra và sẽ có hình dạng như trên.
Trĩ ngoại xuất huyết, chảy máu
Hình bên trái được chụp sớm hơn vài ngày so với hình bên phải.
Chỉ sau một thời gian ngắn, búi trĩ ngoại đã chảy máu nhiều hơn, xuất hiện một khoang lõm hình thành do nhiễm khuẩn.
Đối với việc điều trị các loại trĩ ngoại như thế này, các bác sĩ thường ưu tiên sử dụng các loại kem bôi giúp làm dịu mát, săn se và co búi trĩ.
Hình bên trái là một búi trĩ ngoại đã tắc mạch sưng to, đang xuất hiện chảy máu, trầy xước do bị cọ sát nhiều, gây rất nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Các sản phẩm bôi tại chỗ này thường là lựa chọn rất tốt cho người bệnh, đặc biệt là ở giai đoạn đầu.
Do các sản phẩm này tác dụng ngay tại vị trí tổn thương nên thường cho hiệu quả nhanh, lại rất an toàn do không hấp thu toàn thân.
Để chống viêm cho búi trĩ, các bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân ngâm mông trong chậu nước ấm, hoặc đắp một miếng vải ấm pha ít muối lên búi trĩ ít nhất 5 phút, hai lần mỗi ngày. Thuốc chống viêm, kem bôi trĩ kết hợp việc vệ sinh nhẹ nhàng, ngâm mông trong nước ấm là những phương cách tốt để giảm đau hiệu quả.
Đọc thêm: Khi nào búi trĩ vỡ?
Một số hình ảnh phân biệt trĩ ngoại và lớp da thừa
Bức ảnh bên trên bạn có thể phân biệt được đây là trĩ ngoại hay chỉ là các mẩu da thừa hậu môn không?
Chìa khóa để xác định một búi trĩ ngoại là nhìn xem có máu bên trong không? Nó có sưng phồng, giống như một quả bóng chứa đầy chất lỏng bên trong không?
Những mẫu da nhỏ trong hình không bị sưng lên và do đó không phải là búi trĩ ngoại, nhưng khối da lớn chắc chắn là búi trĩ ngoại đang sưng lên.
Hình ảnh ghi nhận một búi trĩ ngoại và lớp da thừa vô hại bên cạnh nó.
Bệnh trĩ ngoại trong quá trình hình thành
Những hình ảnh này cho thấy búi trĩ ngoại xuất hiện tùy theo cấp độ khác nhau của bệnh.
Bức tranh đầu tiên là một hậu môn bình thường, thoải mái, không có áp lực trĩ.
Hình ảnh thứ hai cho thấy búi trĩ ngoại đã hình thành.
Và ngay lập tức bạn có thể thấy các tĩnh mạch bắt đầu phồng lên như thế nào.
Hình ảnh cuối cùng cho thấy bệnh trĩ đã bước qua giai đoạn nặng hơn. Hậu môn bị tắc nghẽn và các búi trĩ ép chặt lại với nhau.
Bệnh trĩ ngoại điều trị bằng phương pháp bảo tồn
Tất cả sáu bức ảnh được chụp từ cùng một bệnh nhân trĩ ngoại được điều trị bằng phương pháp bảo tồn.
A) Ngày 0: Bên phải của hậu môn xuất hiện đám rối tĩnh mạch đang xuất thuyết ngoài. Bên trái có mô phù nề với một đốm đen (trĩ ngoại huyết khối) với một cục máu đông dưới da.
B) Ngày 3: Búi trĩ bị chảy máu ở giữa. Búi trĩ bên phải được thấy rõ rệt hơn. Búi bên trái đang ửng đỏ và phù da viêm hậu môn bị thủng, thấy rõ hai cục máu đen.
C) Ngày 6: Các phần bên phải của đám rối trĩ ngoại không thay đổi. Các cục máu bên trái vẫn ở cùng một vị trí.
D) Ngày 6: Cả hai cục máu đông đã được lấy ra. Vết thương hở vẫn còn ở vị trí thủng cũ.
E) Ngày 9: Vết thương đã lành 244 mm. Ở bên phải, các búi trĩ ngoại vẫn không thay đổi.
F) Ngày 32: Theo dõi bốn tuần sau đó, vết thủng bên trái đã hoàn toàn lành. Ở bên phải, búi trĩ ngoại vẫn xuất hiện không thay đổi.
Bệnh trĩ ngoại khi mang thai và sinh con
Đây là một hình ảnh của một búi trĩ ngoại nhỏ, xuất hiện sau khi mang thai và sinh con. Mặc dù kích thước nhỏ, nhưng đôi khi nó có thể gây ra cảm giác vô cùng đau đớn và phiền hà. Nó cũng có thể phát triển lớn hơn nữa nếu áp lực lên búi trĩ ngày càng tăng.
Sau khi điều trị trĩ ngoại, có thể sẽ có những mẩu da thừa còn sót lại. Đây là hiện tượng rất phổ biến. Điều đó có thể làm cho bạn nghĩ rằng bạn vẫn còn đang bị trĩ ngoại, trong khi thực ra vấn đề đã được giải quyết. Miễn là nó không đau và không làm phiền bạn, bạn không cần bận tâm hay tìm đến bác sĩ vì nó.
Các sản phẩm bôi tại chỗ là lựa chọn rất tốt cho người bệnh, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Do các sản phẩm này tác dụng ngay tại vị trí tổn thương nên thường cho hiệu quả nhanh, lại rất an toàn do không hấp thu toàn thân. Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm kem thoa trĩ, các bà bầu cần cân nhắc cẩn thận và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên viên y tế để tránh gây tác dụng phụ lên thai nhi.
Ở mức độ nhẹ, bệnh trĩ ngoại có thể được cải thiện khá tốt bằng chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp kết hợp với sản phẩm bôi tại chỗ. Các sản phẩm bôi tại chỗ là lựa chọn rất tốt cho người bệnh, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Do các sản phẩm này tác dụng ngay tại vị trí tổn thương nên thường cho hiệu quả nhanh, lại rất an toàn do không hấp thu toàn thân. Các bác sĩ luôn ưu tiên phương pháp bảo tồn hơn phẫu thuật, trừ khi phẫu thuật là lựa chọn bắt buộc cuối cùng.