Đau đầu là chứng bệnh phổ biến ở nhiều người, nhưng nếu cơn đau đi kèm với cảm giác bị nén và nhạy cảm bên trong trán, mắt hoặc gò má, có lẽ bạn bị đau đầu do xoang. Xoang là các khoang trống trong hộp sọ, chứa đầy không khí đã được thanh lọc và làm ẩm. Hộp sọ có bốn cặp xoang,có thể bị viêm hoặc nghẹt và gây đau đầu. Nếu xác định được căn nguyên gây đau đầu là do áp lực ở xoang và không phải chứng đau nửa đầu, bạn có thể giảm viêm và thông xoang với các liệu pháp tại nhà, thuốc không kê toa hoặc các phương pháp điều trị chuyên khoa.
Dấu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm
Đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm xoang. Tùy thuộc vị trí xoang bị viêm mà vị trí đau thay đổi: Đau vùng trán, đau vùng má hay hàm trên, đau sau hốc mắt, đau ở đỉnh đầu. Cơn đau tăng khi bệnh nhân nghiêng người về phía trước.
Bệnh nhân cũng thường bị nghẹt mũi, chất tiết mũi trở nên đặc và đục, ho vì nước mũi chảy xuống họng gây ngứa. Tùy theo tình trạng viêm mà bị nghẹt một hay cả hai bên mũi, nghẹt từng lúc hay liên tục, có khi mất khứu giác.
Người bệnh có thể sốt, đau nhức, mệt mỏi, đau răng, ngủ không yên giấc…
Những nguy cơ khiến bạn dễ mắc bệnh viêm xoang
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Thường xuyên tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc môi trường bị ô nhiễm;
- Bị rối loạn miễn dịch như nhiễm HIV/ AIDS, xơ nang…
- Bị suyễn;
- Hút thuốc lá
Chuẩn đoán bệnh viêm xoang
- Để chẩn đoán viêm xoang, bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử, triệu chứng và thăm khám.
- Nếu người bệnh thấy đau khi bị ấn vào các điểm xoang, nhiều khả năng đã bị viêm xoang.
- Bác sĩ có thể thực hiện nội soi mũi xoang hay cho bệnh nhân
- Làm một số xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính xoang, các xét nghiệm về dị ứng.
Điều trị đau đầu do viêm xoang
Sử dụng thuốc:
Các thuốc chống nghẹt mũi (dạng viên uống hiệu quả nhanh nhưng có một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, nhịp tim, nên cần dùng theo chỉ định bác sĩ
các thuốc dạng xịt tại chỗ gồm oxymetazoline hay phenylephrine không có tác dụng phụ này nhưng nếu dùng quá thường xuyên, có thể gây nghẹt mũi bù trừ, dãn mạch và viêm mũi)
Các thuốc chống dị ứng (kháng histamin, có tác dụng trong dị ứng và khi bị sổ mũi do cảm lạnh, nhưng cần thận trọng vì làm khô mũi quá mức khiến chất nhầy không thoát ra được);
Các thuốc giảm đau (như aspirin hay acetaminophen giúp giảm đau đầu và đau do xoang); kháng sinh (bác sĩ sẽ quyết định loại nào phù hợp nhất cho bệnh nhân).
Sử dụng các liệu pháp tại nhà
1.Làm ẩm không khí.
- Dùng máy tạo ẩm hoặc máy phun sương mát để giúp giảm viêm xoang. Bạn cũng có thể hít thở không khí ẩm bằng cách đổ đầy chậu nước nóng, ghé đầu trên chậu nước (cẩn thận đừng cúi sát quá) và trùm khăn qua đầu. Hít hơi nước tỏa ra. Hoặc bạn có thể tắm vòi sen nước nóng và hít thở trong làn hơi nước. Cố gắng hít thở không khí ẩm mỗi ngày từ hai đến bốn lần, mỗi lần 10-20 phút
- Độ ẩm trong nhà cần phải ở mức 45%. Độ ẩm dưới 30% là quá thấp, và trên 50% là quá cao. Bạn có thể dùng ẩm kế để đo độ ẩm trong nhà
2.Chườm nóng lạnh.
- Chườm nóng và lạnh luân phiên nhau. Chườm gạc nóng lên các xoang trong ba phút, sau đó chườm lạnh trong 30 giây. Bạn có thể lặp lại động tác này ba lần cho một lần chườm nóng lạnh, mỗi ngày hai đến sáu lần
- Bạn có thể thay thế gạc bằng cách nhúng khăn vào nước nóng hoặc lạnh, vắt bớt nước và đắp lên mặt, cũng có hiệu quả tương tự.
3.Uống đủ nước.
- Bạn cần uống nhiều chất lỏng để làm loãng dịch nhầy trong các xoang, giúp dịch nhầy thoát ra dễ dàng hơn, đồng thời giữ đủ nước cho toàn bộ cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới nên uống 13 ly, nữ giới nên uống 9 ly nước mỗi ngày.
- Nhiều người thấy rằng uống chất lỏng nóng cũng có ích. Bạn hãy thưởng thức tách trà nóng yêu thích hoặc uống nước luộc thịt để làm loãng dịch nhầy
4.Sử dụng nước muối xịt mũi.
- Dùng theo hướng dẫn trên vỏ hộp thuốc, tối đa 6 lần mỗi ngày.Nước muối xịt mũi giúp lông mũi khỏe mạnh, giảm viêm trong mũi và chữa các xoang bị viêm. Nó cũng làm ẩm hốc mũi khiến dịch tiết khô được loại bỏ và giúp dịch nhầy thoát ra dễ dàng hơn. Nước muối xịt mũi cũng có thể giúp loại bỏ phấn hoa, giúp giảm tình trạng dị ứng, một nguyên nhân gây đau đầu xoang.
- Bạn có thể tự pha dung dịch muối bằng cách hòa 2-3 thìa cà phê muối với 240ml nước cất, nước vô trùng hoặc nước sôi để nguội. Hòa tan và thêm vào một thìa cà phê muối nở (baking soda). Dùng ống bơm cao su hoặc ống nhỏ giọt để bơm vào hốc mũi, có thể thực hiện đến 6 lần mỗi ngày.
5. Dùng bình rửa mũi.
Pha dung dịch nước muối và rót vào bình rửa mũi. Đứng trước bồn rửa và ngả về phía trước. Nghiêng đầu sang một bên và rót dung dịch thẳng vào một bên lỗ mũi, chú ý sao cho dòng nước muối chảy về phía sau đầu. Dung dịch muối sẽ chảy vào khoang mũi và xuống cuống họng. Nhẹ nhàng xì mũi và nhổ nước muối ra. Lặp lại với lỗ mũi bên kia. Việc rửa mũi có thể giúp giảm viêm xoang và thoát dịch nhầy. Nó cũng giúp loại bỏ các chất kích ứng và dị ứng ra khỏi xoang.
- Dung dịch trong bình rửa mũi phải được tiệt trùng bằng cách đun sôi hoặc dùng nước cất.
Kiêng cữ khi bị viêm xoang
Kiêng uống rượu và hút thuốc khi bị viêm xoang. Vì rượu có thể làm những chỗ sưng trong xoang tồi tệ hơn. Riêng thuốc lá, chỉ cần hít phải khói thuốc do người khác hút cũng gây kích thích không tốt cho các đường lưu thông khí trong mũi.
Viêm xoang là tình trạng sưng viêm trong xoang (là các khoang chứa không khí xung quanh mũi và các đường dẫn bên trong mũi). Triệu chứng của viêm xoang là đau và có cảm giác bị nén ở trán, hai má và vùng quanh mắt; sung huyết và chảy mủ trong mũi; đau tai và giảm khả năng vị giác và khứu giác.
Viêm xoang thường phát sinh khi thời tiết lạnh, căn bệnh này do vi rút gây ra, làm viêm nhiễm phần bên trong xoang, có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày. Những nguyên nhân khác gây viêm xoang như dị ứng, có khối u nhỏ trong mũi…
Một số bài thuốc chữa viêm xoang
Bài thuốc chữa viêm xoang từ cây giao
Chuẩn bị:
- Một chén (bát) nước
- 70gr cây.
- Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng.
Cách làm như sau:
- Cắt nhỏ các đốt cây giao thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấm lên bếp.
- Thời gian xông 2 lần/ngày (nên sử dụng vào sáng và tối).
- Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới.
- Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút. Từ ngày thứ 3 – 5 mỗi lần 25 phút. Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn.
- Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp.
Bài thuốc chữa viêm xoang từ hạt gấc
Với bệnh viêm xoang mà bạn đang mắc phải thì hạt gấc sẽ là liệu pháp mà bạn đang tìm kiếm. Hạt gấc đã chữa khỏi viêm xoang cho rất nhiều người và làm thuyên giảm hơn 70% khi sử dụng lần đầu.
Chuẩn bị:
20 – 25 hạt gấc
Cách làm:
- Đem nướng sém đen phần vỏ toàn bộ số hạt gấc trên
- Đem giã nhỏ ra các hạt trên (Lưu ý lấy hết không bỏ vỏ).
- Phần giã nhỏ đó đem ngâm với rượu ngon theo lượng vừa đủ dùng.
- Ngâm trong 2 ngày liên tục để hạt gấc phát huy hết công dụng.
Cách dùng:
Bạn dùng tăm bông thấm dung dịch và bôi lên sống mũi. Đợi trong 3 phút để thuốc tác dụng và ngấm vào. Sau đó bạn sẽ thấy dịch viêm chảy ra thì xì nhẹ và cố gắng xì mũi nhiều lần để dịch viêm ra hết.
Chú ý, dùng hạt gấc chữa viêm xoang nên chú ý chỉ bôi ở sống mũi không được thấm dung dịch vào trực tiếp niêm mạc mũi.
Bài thuốc chữa viêm xoang bằng gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa
Chuẩn bị 3 vị thuốc
- Gừng tươi
- Ngó sen
- Hạt ké đầu ngựa và 1 vị thuốc bắc (tân di).
Cách làm sạch mủ:
- Gừng tươi 6 g- Ngó sen 30 g
- Giã nát cả 2 thứ, đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt) sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ.
- Mỗi ngày tiến hành 2 lần như trên (vào sáng và tối, nhớ phải dùng tươi) cho đến khi hết mủ.
Chú ý: Trường hợp viêm xoang không có mủ thì không ra mủ. Có thể áp dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi.
Cách uống chống viêm, tiêu xưng, hỗ trợ trị viêm xong triệt để sau khi làm sạch mủ:
- Lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột.
- Tân di (trọng lượng bằng phân nửa hạt ké) sao khô,tán thành bột.
- Trộn lẫn hai thứ cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 2 thìa cà phê, chiêu với nước ấm. Dùng khoảng 2 tháng.
Sau khi chữa trị có kết quả lên giữ gìn vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để khỏi tái phát.
Thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế tình trạng bệnh viêm xoang
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh viêm xoang:
- Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy trong mũi.
- Không uống rượu hoặc các chất có cồn.
- Không hút thuốc lá.
- Sử dụng gạc ấm để lên vùng xoang 4 lần một ngày, trong vòng từ 1 đến 2 giờ.
- Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
- Không sử dụng các loại thuốc xịt mũi không được chỉ định. Những thuốc này có thể chứa chất không phù hợp với bạn và làm bệnh xấu đi.
- Kê cao đầu vừa phải khi ngủ sẽ hạn chế tình trạng nghẹt mũi.
Những đợt cấp của bệnh viêm xoang sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn. Những thói quen xấu không tốt cho bệnh nên thay đổi đồng thời sử dụng các thuốc điều trị hỗ trợ của bác sĩ sẽ làm bệnh thuyên giảm nhanh hơn. Chỉ một số ít trường hợp viêm xoang mạn không đáp ứng với điều trị thuốc, viêm xoang do tắc nghẽn hoặc viêm xoang có biến chứng nhiễm trùng lan rộng vào vùng hốc mắt, sọ não sẽ được chỉ định điều trị phẫu thuật. Chính vì vậy bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tham vấn thêm về phương pháp điều trị thích hợp.