Nhung hươu còn có tên là lộc nhung, thanh mai nhung, ban long châu…. Nhung hươu là sừng non chưa cốt hóa của hươu sao, hươu ngựa đực. Nhung hươu là “thượng dược” rất được xem trọng trong y học cổ truyền, bên cạnh sâm, nhung, quế, phụ vì có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người.
Nhung hươu có cấu tạo gồm bốn phần khác nhau: nhung huyết ở phần đầu, nhung lộc, nhung sương và nhung giác ở phần cuối. Tất cả các bộ phận của nhung hươu phải được dùng đầy đủ mới tốt, vì có đủ cả âm dương, khí huyết.
Tại Việt Nam, loài hươu sao, nai được nuôi nhiều trong các gia đình như ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh… và nổi tiếng nhất là nhung hươu Hương Sơn. Hươu sao từ năm thứ hai trở đi đã bắt đầu cho khai thác nhung.
Các bài thuốc từ nhung hươu
Nhung hươu có vị ngọt mặn, tính ôn vào kinh thận, can, tâm và tâm bào lạc, có tác dụng bổ thận dương ích tinh huyết (bổ thận tráng dương), cường cân kiện cốt. Nhung hươu được dùng cho các trường hợp thận dương bất túc, tinh huyết hư, sợ lạnh, tay chân lạnh, đau lưng mỏi gối, liệt dương tảo tiết, tiểu nhiều khó chủ động, da niêm mạc xanh tái, ù tai hoa mắt chóng mặt, phụ nữ vô sinh băng lậu đái hạ, gân xương teo yếu, xương gãy lâu liền, thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
Y học hiện đại đã có những nghiên cứu chứng minh nhung hươu có tác dụng bổ tinh huyết và khí nguyên dương rất nhanh, người do thận hư đi tiểu đêm nhiều, đau lưng, hai đầu gối yếu, đi lại khó khăn. Sinh hoạt tình dục kém dùng rất tốt. Nhung hươu có tác dụng làm đầy tinh, huyết một cách nhanh chóng, làm cho khí nguyên dương đầy nhưng không đi càn, nên chữa chứng di tinh rất hay, nó còn có tác dụng nhuận phế. Rất có tác dụng với người gầy yếu, người mắc chứng hư lao thường xuyên hay gai sốt. Phụ nữ mắc chứng băng huyết, rong huyết. Điều hòa thân nhiệt nên trị chứng đau nhức trong xương sinh ra chứng âm thư (viêm cơ). Là vị thuốc cốt yếu để đào thải huyết cũ sinh huyết mới.
Xem thêm: Tổng hợp đầy đủ công dụng của nhung hươu tươi
Bài thuốc nhung hươu giúp trị liệt dương, đái són, váng đầu, ù tai, đau lưng
Nguyên liệu: lộc nhung
Cách làm: lộc nhung sao với rượu, tán bột mịn. Mỗi lần uống 1g – 1,5g, chiêu bằng nước sắc dâm dương hoắc (20g sắc lấy 1 bát nước).
Bài thuốc nhung hươu giúp trị di tinh, liệt dương, đái són, váng đầu, ù tai, đau lưng
Nguyên liệu: lộc nhung 1,5g, ô tặc cốt 20g, bạch thược 12g, đương quy 12g, tang ký sinh 12g, long cốt 12g, đảng sâm 12g, tang phiêu tiêu 12g.
Cách làm: tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g – 8g, chiêu với rượu trắng hâm nóng.
Bài thuốc nhung hươu giúp trị tủy hư, xương mềm, tay chân yếu
Nguyên liệu: lộc nhung 1,2g, ngũ gia bì 12g, thục địa 16g, sơn thù 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, đơn bì 12g, xạ hương 0,1g.
Cách làm: Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4g – 12g. Dùng trong trường hợp tủy hư, xương mềm, tay chân mềm yếu, trẻ em chậm lớn.
Bài thuốc nhung hươu hỗ trợ gan và thận suy nhược
Nguyên liệu: lộc nhung 1,2g, a giao 12g, đương quy 12g, ô tặc cốt 20g, bồ hoàng 06g.
Cách làm: tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, chiêu với ít rượu trắng hâm nóng.
Các món ăn bài thuốc từ nhung hươu:
Nhung hươu ngâm rượu
Nguyên liệu: lộc nhung 15g, sơn dược 30g.
Cách làm: lộc nhung thái nhỏ, sơn dược thái lát, ngâm trong rượu 7 ngày.
Cách dùng: dùng trong 8 – 10 ngày.
Công dụng: dùng cho bệnh nhân liệt dương, di tinh, tảo tiết, tiểu nhiều khó chủ động, sắc mặt thường đen sạm.
Nhung hươu ngâm rượu mật ong
Nguyên liệu: nhung hươu 15g, mật ong 100ml, rượu 250ml
Cách làm: ngâm nhung hươu cùng rượu và mật ong trong 12 ngày.
Cách dùng: uống rượu ngâm nhung hươu mật ong trong 10 – 15 ngày.
Công dụng: dùng cho người sợ lạnh, lạnh tay chân, liệt dương, di tinh, thiếu máu, đau lưng mỏi gối.
Ai không nên sử dụng nhung hươu
Những người không nên dùng nhung hươu là:
- người thể trạng gầy, trong người nóng; người âm hư hỏa vượng cũng không dùng
- thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường;
- viêm phế quản, khạc đờm vàng;
- sốt, mắc bệnh truyền nhiễm;
- tăng huyết áp;
- đau thắt mạch vành có kèm huyết áp thấp, người có độ đông máu cao, viêm thận hoặc đang ốm, rối loạn tiêu hóa…
- phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em.
- trường hợp bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài.
- đái tháo đường, xơ cứng mạch máu, hẹp van tim, tiêu chảy, mụn nhọt, lở ngứa.
Xem thêm: Rượu thuốc cường dương – Coi chừng tác dụng ngược
Vì vậy, tốt nhất, trước khi sử dụng nhung hươu cần được sự tư vấn của bác sĩ để phù hợp với từng người bệnh, hoàn cảnh.
Theo sinhlucnam.vn